Hóa đơn trên 20tr có tt bằng tm đưuọc k năm 2024

– Hóa đơn trên 20 triệu nếu doanh nghiệp do không để ý hoặc hoặc có hiểu biết văn bản pháp luật đã thanh toán bằng tiền mặt thì xử lý như thế nào?

– Những hệ lụy nếu doanh nghiệp lỡ thanh toán bằng tiền mặt cho những hóa đơn trên 20 triệu?

1. Hóa đơn trên 20tr bằng tiền mặt có được khấu trừ thuế GTGT không?

Theo khoản 10 điều 1 thông tư 26/2015/TT-BTC, điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là:

– Có hóa đơn GTGT hợp pháp hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.

– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với HHDV từ 20 triệu đồng trở lên (trừ nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài)

Như vậy:

Nếu hóa đơn đầu vào trên 20tr, bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt (thường là chuyển khoản) thì mới được khấu trừ thuế GTGT.

Nếu hóa đơn đầu vào là hóa đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT dù thanh toán theo hình thức nào.

2. Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu đồng không chuyển khoản có bị ảnh hưởng gì không?

Các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh sẽ căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản; hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để thực hiện việc kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Nếu bên mua thực hiện thanh toán bằng tiền mặt đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì sẽ xảy ra 03 trường hợp:

+ Bên mua thanh toán bằng tiền mặt cho bên bán và bên bán xuất hóa đơn giá trị gia tăng từ 20 triệu đồng trở lên cho người mua. Đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì sẽ không được khấu trừ và bên bán sẽ bị phạt.

+ Bên mua dùng tài khoản của cá nhân chuyển khoản vào tài khoản công ty của bên bán. Bên bán xuất lại hóa đơn giá trị gia tăng cho bên mua thì trường hợp này bên bán đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng hợp lệ. Nhưng bên mua sử dụng hóa đơn này thì không được khấu trừ và bị loại chi phí.

+ Bên mua thanh toán giá trị ghi trên hóa đơn một nửa tiền mặt thì bên mua sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trên số tiền chuyển khoản và được tính vào chi phí tương ứng với số tiền chuyển khoản. Như vậy, chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phần không chuyển khoản tiền không được khấu trừ bao gồm cả tiền hàng và tiền thuế giá trị gia tăng.

Có một số trường hợp hóa đơn trên 20 triệu đồng không chuyển khoản nhưng vẫn được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

(1) Khoản chi cho việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS tại nơi làm việc: chi phí đào tạo cán bộ phòng chống HIV/ AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng chống HIV/ AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn khám và xét nghiệm HIV/ AIDS, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

(2) Khoản chi cho việc hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp.

(3) Khoản chi cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê như mua sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sản,…của người dân bán ra.

Nhiều hoá đơn xuất cùng ngày mỗi hoá đơn < 20tr, nhưng tổng cộng có giá trị > 20tr có được khấu trừ thuế GTGT và cho vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không? Trường hợp ngày hôm đó gồm cả hoá đơn thu hồi xuất hoá đơn mới?

Câu hỏi: - Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

  1. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. - Ví dụ như ngày 20/12/2014 Buổi sáng công ty A xuất bán và viết hóa đơn cho công ty B 15 triệu đồng Buổi chiều công ty A tiếp tục xuất bán và viết hóa đơn cho công ty B 10 triệu đồng. Vậy tổng cộng trong ngày 20/12 công ty B đã mua của A 25 triệu đồng lớn hơn 20triệu, thì phải chuyển khoản. - Nhưng theo quy định tại điểm C như trên, thì là hóa đơn mua "từng lần" có giá trị trên 20 triệu đồng, chữ “từng lần” ở đây có thể hiểu thế nào cho đúng. có thể hiểu là trong một ngày ta mua nhiều lần của 1 công ty, miễn sao mỗi lần dưới 20 triệu là không cần chuyển khoản, xin nhận được thư trả lời của bộ tài chính về vấn đề này.

Cục thuế TP Hà Nội trả lời: - Cục thuế TP Hà Nội nhận được phiếu chuyển số 112/PC-TCT ngày 22/01/2015 của Tổng cục Thuế chuyển thư hỏi của độc giả Đỗ Thị Phương Chi do Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính chuyển đến, về việc giải đáp chính sách thuế giá trị gia tăng. Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

1. Căn cứ Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

"2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. - Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này...

5. Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ

của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT."

2. Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính, quy định như sau:

"1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  3. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.

Ví dụ 7: Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này. Sang năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015).

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế."

Kết luận: - Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty của độc giả mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì công ty chỉ được khấu trừ thuế GTGT và được tính là chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

VD: Ngày 06/5/2018 Công ty kế toán Thiên Ưng mua hàng của Công ty A như sau: - Buổi sáng mua hàng với giá trị 15tr, thuế GTGT: 1,5tr, hoá đơn số 01 - Buổi chiều mua thêm hàng với giá trị 10tr, tiền thuế GTGT: 1tr, hoá đơn số 02

-> Ngày 10/5/2018 thanh toán bằng chuyển khoản số tiền: 16,5tr (Chuyển từ Tài khoản Công ty kế toán Thiên Ưng sang Tài khoản Công ty A) -> Ngày 11/5/2018 thanh toán bằng Tiền mặt số tiền: 11tr

\=> Như vậy: Công ty kế toán Thiên Ưng chỉ được khấu trừ: 1,5tr tiền thuế GTGT và đưa vào chi phí được trừ: 15 tr - Không được khấu trừ thuế GTGT: 1 tr và KHÔNG được đưa vào chi phí được trừ: 10tr.

---------

Trường hợp hoá đơn viết sai phải thu hồi -> Xuất hoá đơn mới -> Nhưng hoá đơn mới lại cùng ngày với hoá đơn khác -> Có Tổng giá trị > 20tr.:

- Trường hợp,

ngày 30/08/2017 Công ty của Độc giả mua hàng hóa, dịch vụ của Công ty A có giá trị 18.500.000 đồng đã có thuế GTGT và đã thanh toán bằng tiền mặt theo hóa đơn GTGT số 592. Ngày 31/8/2017 Công ty phát hiện hóa đơn số 592 bị sai dòng số tiền viết bằng chữ. Hai bên đã lập biên bản thu hồi lại số hóa đơn viết sai và lập hóa đơn số 594 thay thế cho hóa đơn số 592 theo quy định. -> Tuy nhiên ngày 31/08/2017, Công ty cũng phát sinh mua hàng của công ty A và nhận hóa đơn mua hàng số 593, tổng giá trị mua hàng trên 20 triệu đồng.

Đối với hóa đơn số 594 thay thế cho hóa đơn số 592 được xác định ngày mua hàng của công ty A là ngày 30/08/2017, công ty thanh toán bằng tiền mặt dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT thì vẫn đáp ứng điều kiện khấu trừ theo quy định.

- Nhưng cần phải cung cấp hồ sơ, tài liệu để chứng minh như: Hợp đồng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận hàng hoá, biên bản thu hồi hoá đơn ...