Làm thế nào để không phải đi nghĩa vụ năm 2024

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc về việc đang học tập ở nước ngoài có được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?

Làm thế nào để không phải đi nghĩa vụ năm 2024
Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi (Ảnh minh họa: doanthanhnien.vn)

Cụ thể bạn đọc Hà Thị Vân Anh (Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: “Con trai tôi năm nay 18 tuổi nhưng cháu đã nhận được học bổng học tập ở một trường đại học tại Đức. Vậy trong trường hợp này, con trai tôi có được miễn việc thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?”. Cũng liên quan đến nội dung này, bạn đọc Nguyễn Xuân Linh (Nam Đàn, Nghệ An) hỏi: “Do điều kiện công tác của bố mẹ, tôi sang học THPT và đại học tại nước ngoài. Vậy khi tốt nghiệp về nước nếu vẫn trong độ tuổi từ 18 - 25 tôi có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?”

Liên quan đến vấn đề trên, luật sư Hà Thị Khuyên - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phân tích, tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi.

Trường hợp nếu đủ 18 tuổi sẽ đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Ngoài điều kiện độ tuổi, người tham gia nghĩa vụ quân sự còn phải đáp ứng 04 điều kiện như: Có lý lịch rõ ràng; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ; Có trình độ văn hóa phù hợp. Trong đó, tiêu chuẩn về sức khỏe và trình độ văn hóa được quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP. Nếu đáp ứng ứng đủ cả những điều kiện trên sẽ đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, trường hợp con bạn được cấp học bổng du học tại Đức, vì vậy sẽ thuộc trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ theo điểm g, khoản 1, Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015), đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Công dân đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, đang được đào tạo trình độ đại học hoặc trình độ cao đẳng hệ chính quy thì có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mà không phân biệt cơ sở đào tạo trong nước hay ở nước ngoài.

Làm thế nào để không phải đi nghĩa vụ năm 2024
Luật sư Hà Thị Khuyên - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Công dân đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo, được tính từ ngày công dân đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại trường. Trường hợp công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Như vậy, nếu con bạn có giấy báo nhập học trước khi có giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì con bạn phải làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại trường thì con bạn mới được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Nếu hai thời điểm này xảy ra cùng một thời điểm hoặc con bạn bị gọi nhập ngũ trước khi nhập học thì con bạn không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra, để có căn cứ xem xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự con bạn cần có đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự gửi cho UBND và Ban chỉ huy quân sự quận/huyện để xem xét.

Đối với câu hỏi của bạn đọc Nguyễn Xuân Linh, luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, đối chiếu Theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự không quy định đối tượng miễn nghĩa vụ quân sự là học sinh đã tốt nghiệp trong độ tuổi nhưng đang ở nước ngoài. Nên theo quy định bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi về nước./.

Dù pháp luật đã quy định chặt chẽ nhưng tình trạng trốn tránh NVQS vẫn diễn ra phức tạp. Cũng phải nói thêm rằng, có những sai phạm nhất định của một số cá nhân ở cơ sở khiến cho tình trạng trốn tránh NVQS có chỗ bị tiếp tay.

Nhiều mánh khóe để trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự

Thủ đoạn được các thanh niên sử dụng để trốn tránh NVQS nhiều nhất là tìm cách làm sai lệch tình trạng sức khỏe của mình, lợi dụng tiểu xảo để không đủ tiêu chí nhập ngũ. Trước khi vào khám sức khỏe, có những thanh niên đã sử dụng thuốc tăng huyết áp, tăng mạch, khi khám thì nôn mửa. Có người mắt bình thường, nhưng khi đọc chữ số thì vờ như không thấy, cố tình đọc sai. Thậm chí nhiều thanh niên đã uống cà phê liên tục rồi thức trắng nhiều ngày đêm, nhịn ăn, chơi game online để tìm cách giảm thị lực mắt, tăng huyết áp, không đủ trọng lượng trước ngày khám tuyển. Một tiểu xảo khác từng được truyền tai nhau, đó là chuẩn bị sẵn một lượng nước đường vừa đủ để khi lấy nước tiểu sẽ đưa vào ống xét nghiệm nhằm làm sai lệch tỷ lệ đường trong nước tiểu...

Thượng tá Phạm Thanh Cương, Chỉ huy trưởng Ban CHQS quận Tây Hồ (Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội) dẫn chứng: “Quá trình khám sức khỏe, quận Tây Hồ đã gặp nhiều trường hợp công dân sử dụng ma túy để làm sai lệch tình trạng sức khỏe của mình”. Trước thực trạng có những công dân sử dụng cần sa, ma túy, đã có 4/6 tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 1 thực hiện test bằng que test 4 chân để phát hiện các loại chất gây nghiện, nhất là đối với các loại ma túy mới mà công dân sử dụng. Đại tá Vũ Văn Hải, Trưởng phòng Quân lực, Bộ Tham mưu Quân khu 1, cho biết: “Để ngăn chặn việc cố tình làm sai lệch tình trạng sức khỏe của công dân, những trường hợp khám lần đầu phát hiện có bất thường như chất gây nghiện, huyết áp, mạch... chúng tôi sẽ đột xuất cho khám lại vào những ngày khác”.

Trong việc này, vẫn có trường hợp cán bộ có chức năng, nhiệm vụ trong công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ đã tiếp tay cho sai phạm. Vài năm trước, tại huyện Gia Viễn (Ninh Bình) xảy ra trường hợp ông NQT, bác sĩ trong hội đồng khám tuyển NVQS có hành vi tiêu cực là làm sai lệch kết quả khám sức khỏe. Ông T đã bán thuốc có chứa thành phần Terpin codein cho công dân đến khám tuyển NVQS sử dụng, khi kiểm tra sẽ cho kết quả dương tính với chất ma túy, không đạt tiêu chí tuyển chọn thực hiện NVQS. Tuy nhiên, nhờ quản lý, nắm bắt tốt nguồn nhập ngũ, cơ quan quân sự huyện đã nghi ngờ kết quả khám, đề xuất tổ chức khám lại đột xuất thì cho kết quả hoàn toàn ngược lại. Cơ quan chức năng sau đó đã vào cuộc điều tra làm rõ sai phạm. Năm 2020, Tòa án Nhân dân huyện Gia Viễn đã đưa vụ việc này ra xét xử công khai và tuyên phạt bị cáo NQT một năm cải tạo không giam giữ.

Trên thực tế, bên cạnh việc thực hiện tốt thì quá trình tổ chức khám sức khỏe NVQS cũng bộc lộ những hạn chế, thậm chí là tiêu cực. Ở một số địa phương, công tác khám tuyển NVQS chưa được quan tâm đúng mức, còn để công dân không đủ điều kiện, không đủ tiêu chuẩn sức khỏe nhập ngũ như: Di chứng chấn thương để lại, có sẹo bỏng lớn; chấn thương sọ não chưa phục hồi..., sau phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ mới, đơn vị phát hiện và loại trả, địa phương phải bù đổi. Thượng tá Phạm Thanh Cương cho biết: “Để tránh tình trạng lợi dụng khâu khám sức khỏe nhằm trốn NVQS, chúng tôi đã kiến nghị để Hội đồng NVQS địa phương thực hiện chọn các y, bác sĩ không phải người địa phương làm nhiệm vụ. Tất cả thành viên khi làm nhiệm vụ không được mang theo điện thoại để tránh tình trạng nhờ vả, tiêu cực. Danh sách công dân khám cũng được thay đổi số thứ tự...”. Cũng về nội dung này, Đại tá Vũ Văn Hải nêu kinh nghiệm: “Một số địa phương trên địa bàn Quân khu 1 tổ chức khám chéo, trong đó tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khám chéo ở tất cả các huyện để phòng tiêu cực. Các y, bác sĩ ở huyện này sẽ làm nhiệm vụ ở huyện khác”. Còn Thượng tá Trần Vương Long, Phó tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Ninh Bình cho biết cách làm của địa phương mình: “Chúng tôi có nhiều biện pháp. Đơn cử ở cấp xã, phường, có thể vì nể nang, thân quen mà bỏ qua trường hợp này, trường hợp kia, chúng tôi tổ chức khám chéo. Chỉ trừ những trường hợp thấy rõ các biểu hiện bên ngoài như mất ngón chân, ngón tay... thì mới loại, còn lại chúng tôi đưa toàn bộ lên huyện để tổ chức khám”.

Khoảng trống trong nhận thức pháp luật

Lợi dụng các chính sách của Nhà nước, nhiều công dân tìm nhiều cách lách luật để rời khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian gọi khám tuyển NVQS; cố tình không phản hồi thông tin khi cơ quan chức năng xác minh tình trạng. Thượng tá Phạm Thanh Cương cho biết: “Có những kẽ hở để một số công dân lợi dụng, quận Tây Hồ gặp nhiều tình trạng này. Đó là công dân lợi dụng việc quản lý nhân khẩu diện KT2 để trốn tránh NVQS (diện tạm trú của công dân có hộ khẩu thường trú ở quận, huyện nhưng tạm trú ở quận, huyện khác trong cùng tỉnh). Họ thay đổi KT2 trong khoảng thời gian cơ quan chức năng thực hiện gọi công dân nhập ngũ để lách luật”. Cũng về vấn đề này, Đại tá Vũ Văn Hải đề nghị: “Cần nghiên cứu để quản lý công dân bằng số hóa, bởi việc này giúp cho công tác quản lý nguồn nhập ngũ được chính xác. Ví dụ, công dân rời khỏi địa phương A (chuyển khẩu, tạm trú, tạm vắng...) đến địa phương B thì trên hệ thống quản lý báo vắng ở địa phương A và báo có ở địa phương B”.

Không chỉ sử dụng các mánh khóe, tình trạng công dân trốn NVQS diễn ra ở nhiều địa phương. Ngay trong đợt tuyển quân năm 2023, đã có nhiều trường hợp trốn NVQS bị xử lý ở các mức độ. Điển hình như tháng 2-2023, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của NLHN, 23 tuổi, trú tại phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi số tiền 62,5 triệu đồng, buộc phải chấp hành và thực hiện NVQS theo quy định. Cũng thời gian trên, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 thanh niên ở huyện Tứ Kỳ vì vắng mặt không có lý do chính đáng tại lễ giao nhận quân, tổng số tiền xử phạt là 375 triệu đồng, đồng thời buộc phải chấp hành thực hiện Luật NVQS theo quy định. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành 2 quyết định xử phạt hành chính đối với CMH (20 tuổi, trú tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) và NVC (21 tuổi, trú tại phường 6, TP Đà Lạt) mỗi người 62,5 triệu đồng vì không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, đồng thời buộc chấp hành NVQS theo quy định...

Đại tá Nguyễn Quốc Hải, Trưởng phòng Quân số Chính sách, Cục Quân lực, cho biết: “Khó khăn lớn nhất nhưng cũng là mục tiêu, yêu cầu đặt ra đối với các địa phương là tuyển quân đủ chỉ tiêu, chất lượng và an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, thực tế số đông thanh niên trong độ tuổi gọi nhập ngũ là lao động chính trong gia đình; đi làm xa nhà, dài ngày. Các gia đình hiện chỉ có 1-2 con, nguyện vọng được học tập, có việc làm ổn định, sống gần nhà... Điều này dẫn đến tình trạng công dân tìm cách trốn tránh NVQS có dấu hiệu gia tăng”.

Việc tuyển quân ngày càng được quan tâm và chỉ đạo thực hiện chặt chẽ. Quá trình thực hiện các khâu đều có sự giám sát nhưng vẫn có kẽ hở vì phụ thuộc nhiều vào ý thức, trách nhiệm của người thực hiện nên dễ phát sinh tiêu cực. Nhiều địa phương thừa nhận, nếu không thường xuyên giám sát chặt chẽ, việc này cũng dễ phát sinh tiêu cực, bị lợi dụng. Tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” là cảnh báo rất đáng lưu ý trong công tác tuyển quân ở cơ sở. Thượng tá Nguyễn Thế Dương, Chính trị viên Ban CHQS huyện Thạch Thành (Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa), chia sẻ: “Nếu không giám sát chặt chẽ các khâu, kiên quyết xử lý thì cơ quan quân sự rất dễ bị qua mặt. Từ đó làm ảnh hưởng đến hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ”. Trường hợp công dân ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), trong đợt tuyển quân năm 2023 vừa qua là một ví dụ. Công dân Nguyễn Bá Thiết (sinh năm 1998, ở xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ) đã nhập ngũ nhưng bị đơn vị trả về vì không đủ tiêu chuẩn về trình độ học vấn. Sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh thì phát hiện việc làm sai lệch hồ sơ lý lịch của công dân do ông NCL, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Đức Đồng thực hiện.

Trên thực tế, dư luận cũng bàn tán những câu chuyện như có trường hợp con em gia đình có điều kiện kinh tế thì không phải nhập ngũ, con em gia đình nông dân, gia đình nghèo thì phải thực hiện NVQS. Điều này gây ra sự mất công bằng. Hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển quân là cảnh báo rất đáng quan tâm, bởi hành vi này vi phạm pháp luật, gây dư luận xấu. Điển hình như trường hợp ông Lê Quốc Khởi, nguyên Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), năm 2017 đã bị truy tố và đưa ra xét xử do nhiều lần nhận tiền của các công dân để “chạy” cho họ không phải thực hiện NVQS. Một vụ việc khác là, vài năm trước, Đại úy NVT ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh) lợi dụng chính sách miễn, hoãn nhập ngũ để nhận tiền của công dân. Trên thực tế quân nhân NVT không có khả năng can thiệp vào quy trình tuyển chọn công dân nhập ngũ, nhưng lợi dụng vị trí công tác khiến người dân tin tưởng đưa tiền nhằm không phải nhập ngũ. Vụ việc bị phát hiện, quân nhân NVT đã bị xử lý kỷ luật, buộc phải xuất ngũ. Đại tá Vũ Văn Hải cảnh báo: "Có hiện tượng một số gia đình chủ động tìm cách “chạy chọt” để con em mình không phải nhập ngũ mà không hiểu thực chất chính sách miễn, hoãn hay tiêu chuẩn nhập ngũ của con em mình có đủ hay không. Do vậy, họ rất dễ bị các đối tượng nhận tiền lừa gạt. Đây cũng là khoảng trống trong nhận thức và hiểu biết, chấp hành pháp luật của công dân. Nếu ở đâu cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đồng lòng, quyết tâm, có sự giám sát chặt chẽ của nhân dân thì ở đó, ai cố tình tiêu cực cũng không làm được".

Theo Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 6-6-2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng; phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe NVQS đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định; phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

Những người nào không phải đi nghĩa vụ quân sự?

- Trường hợp được miễn gọi nhập ngũ: + Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; + Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.9 thg 3, 2024nullNgành nghề không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025thuvienphapluat.vn › ho-tro-phap-luat › tu-van-phap-luat › nganh-nghe-k...null

Nghĩa vụ quân sự 2024 khi nào đi?

(Chinhphu.vn) - Thời gian gọi công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2024 sẽ diễn ra vào khoảng tháng 2/2024 hoặc tháng 3/2024.nullThời gian gọi công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2024xaydungchinhsach.chinhphu.vn › thoi-gian-goi-cong-dan-thuc-hien-nghia...null

Không đi nghĩa vụ quân sự đóng bao nhiêu tiền?

Như vậy, công dân có hành vi “trốn” nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt hành chính lên đến 75 triệu đồng.nullTrốn nghĩa vụ quân sự năm 2024 bị phạt thế nào? - LuatVietnamluatvietnam.vn › tin-phap-luat › tron-nghia-vu-quan-su-va-nhung-cai-ket-...null

Cận thị bao nhiêu đó thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Tiêu chuẩn sức khỏe: ... c) Công dân bị các tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ), nghiện ma túy, hoặc nhiễm HIV/AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ vào Quân đội.nullCận thị bao nhiêu độ không phải đi nghĩa vụ quân sự? - Luật Minh Khuêluatminhkhue.vn › can-thi-bao-nhieu-do-khong-phai-di-nghia-vu-quan-sunull