Top 10 quốc gia ô nhiễm nhất thế giới năm 2024

Hầu như toàn bộ dân số toàn cầu hít thở không khí vượt quá giới hạn chất lượng không khí do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra. PM2.5 đề cập đến vật chất dạng hạt mịn, có đường kính từ 2,5 micromet trở xuống, có thể đi sâu vào phổi của bạn và gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Vào năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cập nhật hướng dẫn về chất lượng không khí đối với PM2.5. Mức trung bình hàng năm tối đa được khuyến nghị đối với PM2.5 hiện là 5 μg/m³, giảm so với mục tiêu trước đó là 10 μg/m³. Các nguồn gây ô nhiễm PM2.5 phổ biến bao gồm khí thải động cơ, quá trình đốt cháy của nhà máy điện, khói từ đám cháy, bụi bẩn.

Trong đồ họa dưới đây, là biểu đồ các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới theo IQAir, được xếp hạng theo nồng độ PM2,5 trung bình hàng năm (μg/m³) vào năm 2023. Đơn vị μg/m³ đề cập đến microgam trên mét khối.

Top 10 quốc gia ô nhiễm nhất thế giới năm 2024

Nghiên cứu được công bố vào năm 2022 từ Chỉ số chất lượng cuộc sống không khí (AQLI) cho thấy 97,3% dân số thế giới tiếp xúc với mức PM2.5 vượt quá khuyến nghị của WHO. Điều này làm giảm 2,2 năm tuổi thọ trung bình toàn cầu so với một thế giới đáp ứng hướng dẫn của WHO.

Đặc biệt ở Nam Á, AQLI tin rằng người dân có thể mất tới 5 năm tuổi thọ. Khu vực này đã trở thành điểm nóng về ô nhiễm không khí toàn cầu trong nhiều năm, nơi có 37 trong số 40 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Điều thú vị là các hạt bụi mịn có thể di chuyển hàng trăm km, thường xuyên vượt qua biên giới quốc gia. Ví dụ, khoảng 30% ô nhiễm không khí ở bang Punjab của Ấn Độ bắt nguồn từ nước láng giềng Pakistan. Tương tự, ước tính khoảng 30% ô nhiễm ở các thành phố lớn nhất của Bangladesh có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Việt Nam là quốc gia xếp thứ 36 trong tổng 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Theo thống kê của Iqair, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong đó, TP. Hà Nội đứng đầu bảng về chỉ số ô nhiễm không khí. Chỉ số AQI tại Hà Nội trung bình là 202, sau đó là Bắc Ninh: 171, Thanh Hoá: 165, TP.HCM: 161, An Giang: 154, Thái Nguyên: 153

Hiện nay, tại TP.HCM phần lớn việc phát thải bụi PM2.5 đến từ các hoạt động giao thông chiếm phần lớn, sau đó là các hoạt động công nghiệp và hoạt động dân sinh, thương mại. Chất lượng không khí kém có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, nếu không có việc gì cần thiết, nên hạn chế ra ngoài khi chất lượng không khí ở mức báo động, chỉ số ô nhiễm tăng cao. Những con số đáng cảnh báo sẽ giúp mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân.

1 Delhi, Ấn Độ - Nồng độ bụi PM2.5 là 153 µg/m3 Không khí tại Dehli bị ô nhiễm do khí thải từ công nghiệp và giao thông, theo đó các hoạt động này thải ra môi trường lượng lớn các chất như CO, NO2, SO2 và các hỗn hợp khí thải độc hại khác. Theo số liệu đưa ra của CNN, TP này có 8,5 triệu phương tiện giao thông đang hoạt động. Khói bụi bao phủ các tòa nhà thủ đô New Dehli 2. Patna, Ấn Độ - Nồng độ bụi PM2.5 là 149 µg/m3 Patna là TP lớn thứ hai vùng Đông Bắc Ấn Độ, có số dân là 1,68 triệu người(năm 2011). Đây là trung tâm thương mại nông nghiệp, chủ yếu là các hoạt động xuất khẩu lúa mỳ, mía đường, vừng và gạo. 3. Gwalior, Ấn Độ - Nồng độ bụi PM2.5 là 144 µg/m3 Đây là TP lớn nhất miền trung Ấn Độ, được bao quanh bởi 3 trung tâm công nghiệp và thương mại lớn: Sitholi, Banmore và Malanpur. Bầu trời u ám của TP Gwalior nhìn từ Pháo đài Gwalior được xây dựng từ thế kỷ thứ 8 4.Raipur, Ấn Độ - Nồng độ bụi PM2.5 là 134 µg/m3 TP hiện là trung tâm lớn về thương mại và công nghiệp trong các ngành than, năng lượng, luyện sắt thép và nhôm và là thị trường thép lớn nhất Ấn Độ. 5. Karachi, Pakistan - Nồng độ PM2.5 là 117 µg/m3 Không khí ô nhiễm, thiếu hạ tầng cơ sở quản lý chất thải thích hợp, suy giảm chất lượng các vực nước là những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường ở Karachi. Không khí TP ngày càng ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông như xe ba bánh, xe buýt, khí thải công nghiệp, khói thải từ đốt rác, rơm rạ và sinh hoạt. Rác thải lấp đầy một con kênh trong khu ổ chuột ngoại ô karachi 6. Peshawar, Pakistan - Nồng độ bụi PM2.5 là 111 µg/m3 Khí thải từ hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp, lò nung gạch, đốt rác thải và sử dụng các phương tiện giao thông cũ nát là những nguồn gây ô nhiễm chính tại TP. Khói thải đen từ lò gạch thủ công tại Peshawar 7.Rawalpindi, Pakistan - Nồng độ bụi PM2.5 là 107 µg/m3 Đây là TP có tốc độ tăng trưởng nhanh tại khu vực phía bắc bang Punjab. Rawalpindi là trung tâm công nghiệp với nhiều nhà máy dệt may mọc lên. Bên cạnh đó, khí thải từ giao thông cũng góp phần lớn dẫn đến tình trạng ÔNKK. 8. Khorramabad, Iran- Nồng độ bụi PM2.5 là 102 µg/m3 Theo số liệu của Bộ Y tế Iran, trong năm 2012, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân dẫn đến 4.500 ca chết yểu tại Teheran và khoảng 80.000 người trên toàn lãnh thổ Iran. 9. Ahmedabad, Ấn Độ - Nồng độ bụi PM2.5 là 100 µg/m3 Hiện nay, TP đã trở thành một trung tâm kinh tế, công nghiệp quan trọng của Ấn Độ, là nơi sản xuất bông lớn thứ nhì toàn quốc. Các công trình xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng là nguyên nhân gây nên tình trạng ÔNKK tại đây. Các công trường xây dựng là nguồn phát thải gây ÔNKK tại Ahmedabad 10. Locknow, Ấn Độ - Nồng độ bụi PM2.5 là 96 µg/m3 TP thủ phủ bang Uttar Pradesh là một trong những nơi ô nhiễm nhất tại Ấn Độ. Hạ tầng cơ sở giao thông kém, gia tăng nhanh số lượng các phương tiện đã và đang làm cho tình trạng ÔNKK trở nên trầm trọng. Đỗ Hoàng (Theo UNEP) (Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 7 - 2015)

Việt Nam xếp thứ mấy ô nhiễm?

Theo báo cáo của IQAIR, cho đến hết năm 2023, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 36/118 quốc gia về mức độ ô nhiễm không khí, tính theo chỉ số AQI.nullXếp hạng ô nhiễm không khí Việt Nam trên toàn thế giới 2024 - Airdog.vnairdog.vn › tin-tuc › xep-hang-o-nhiem-khong-khi-viet-namnull

Đâu là quốc gia ô nhiễm nhất thế giới?

Báo cáo của IQAir cho thấy quốc gia ô nhiễm nhất thế giới hiện nay là Pakistan, với nồng độ bụi mịn PM2. 5, cao hơn 14 lần so với tiêu chuẩn của WHO. Tiếp theo đó là Ấn Độ, Tajikistan và Burkina Faso. Thậm chí, ngay cả những quốc gia lớn đã đạt được tiến bộ trong hạn chế ô nhiễm không khí vẫn đang bị đe dọa.nullIQAir: Thế giới hiện chỉ có 7 nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không ...baobinhphuoc.com.vn › news › iqair-the-gioi-hien-chi-co-7-nuoc-dap-ung...null

Ấn Độ ô nhiễm thứ mấy thế giới?

VTV.vn - Theo báo cáo của công ty công nghệ chất lượng không khí IQ Air (Thụy Sỹ), New Delhi (Ấn Độ) vẫn giữ vị trí là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới năm thứ 4 liên tiếp.nullNew Delhi là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới năm thứ 4 liên tiếp | VTV.VNvtv.vn › the-gioi › new-delhi-la-thu-do-o-nhiem-nhat-the-gioi-nam-thu-4-l...null

Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới về ô nhiễm môi trường?

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia,Thái Lan có lượng rác thải đổ ra sông, ra biển nhiều nhất thế giới hiện nay.nullÔ nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng ...vietan.vn › news › o-nhiem-moi-truong-nuoc-dang-co-xu-huong-gia-tang-...null