Thận ứ nước điều trị như thế nào năm 2024

Thận ứ nước là bệnh lý thường gặp ở nam giới trung niên hoặc người già. Tuy nhiên hiện nay, số người mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và biện pháp chữa trị là gì? Thạc sĩ Nguyễn Minh Hoàng – Giảng viên Trường ĐH Dược Hà Nội sẽ cho bạn câu trả lời ngay sau đây.

1. Thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu sau quá trình bài tiết không được chuyển xuống quàng quang để đào thải ra ngoài mà ứ đọng lại tại thận. Hiện tượng này khiến thận bị tích nước dẫn đến giãn nở, sưng phù, tổn thương tế bào thận.

Thận ứ nước điều trị như thế nào năm 2024

Thận ứ nước có hai dạng thường gặp là:

  • Ứ nước cấp tính: là tổn thương thận trong một thời gian ngắn (khoảng vài ngày), có khả năng tự phục hồi hoặc được điều trị khỏi.
  • Ứ nước mạn tính: tình trạng kéo dài với những tổn thương lớn. Thời gian có thể lên đến vài tháng hoặc lâu hơn.

Ở một số trường hợp, thận ứ nước chỉ xảy ra ở một bên thận. Bên còn lại vẫn hoạt động và đào thải bình thường, không có tổn thương nào.

2. Thận ứ nước có nguy hiểm không?

Thận ứ nước có nguy hiểm không? Câu trả lời là nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy khác đối với sức khỏe như:

  • Viêm đường tiết niệu.
  • Viêm thận, suy thận.
  • Cơ thể mất nước.
  • Tăng huyết áp, ảnh hưởng tim mạch…

Thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

3. Nguyên nhân thận ứ nước

Theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Hoàng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ứ nước ở thận. Dưới đây là các nguyên nhân điển hình nhất:

  • Thận có sỏi: Sỏi thận là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến ứ nước tiểu tại thận. Những viên sỏi kích thước lớn trong quá trình di chuyển có thể mắc lại tại niệu quản, gây tắc nghẽn dòng chảy của chất lỏng. Nước tiểu không xuống được bàng quang khiến thận ứ nước, phình to lên.
  • Nghẽn đường tiết niệu: Vị trí tắc nghẽn thường ở đoạn tiếp giáp với niệu quản hoặc bàng quang. Ngoài nguyên nhân do bị sỏi ngáng dòng chảy thì việc can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật từ trước đó cũng có thể gây ra sẹo hoặc làm dính tắc.
  • Trào ngược bàng quang: Thông thường, nước tiểu sẽ đi từ thận xuống niệu quản và vào bàng quang. Tuy nhiên, ở những người mắc chứng trào ngược, dây thần kinh kiểm soát gặp vấn đề, nước tiểu sẽ chảy ngược từ bàng quang vào niệu quản. Nhiều trường hợp còn chảy lại vào thận gây tích nước tại đây.
  • Khối u ở ổ bụng hoặc phần chậu: Gây chèn ép, cản trở dòng chảy của nước tiểu.
  • Do hẹp niệu đạo: Niệu đạo là đường dẫn giúp đào thải nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo hẹp khiến chất lỏng đẩy ra ngoài khó khăn hơn. Nước tiểu tích tụ lâu ngày, không thải ra hết gây thận ứ nước.

4. Triệu chứng thận ứ nước – Những dấu hiệu dễ nhận biết

Đối với những trường hợp thận ứ nước cấp tính, những triệu chứng sẽ rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Một số biểu hiện thường thấy nhất là:

  • Đau bụng, đau hông lưng, cạnh sườn kéo chằng ra phía lưng và lan xuống háng.
  • Người nôn nao, buồn nôn, vã mồ hôi toàn thân.
  • Buồn tiểu thường xuyên.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Nước tiểu có máu (thường là màu nâu đỏ).
  • Ớn lạnh kèm sốt.

Khác với thận ứ cấp tính, thận ứ mạn tính diễn tiến từ từ theo thời gian. Người bệnh hầu như không thấy bất cứ triệu chứng gì cho đến khi bệnh nặng. Thận phù một thời gian, các biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim mới bắt đầu xuất hiện. Cần làm các xét nghiệm và chiếu chụp để biết rõ tình trạng.

5. Biện pháp điều trị thận ứ nước hiệu quả

Để điều trị tích nước ở thận mang lại kết quả tốt, trước tiên cần làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Nguyên tắc điều trị thận ứ nước là làm thông đường tiểu từ thận xuống bàng quang và từ bàng quang ra ngoài. Song song đó là các biện pháp giúp giảm đau, chống viêm, bảo vệ và tăng cường chức năng thận, bàng quang.

Thận ứ nước điều trị như thế nào năm 2024

5.1 Điều trị bằng thuốc Tây

Đối với tình trạng ứ nước tại thận, điều trị bằng Tây y được cho là phương pháp tích cực, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc để giải quyết tình trạng, kết hợp điều trị các triệu chứng người bệnh gặp phải.

Nhóm thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc Tây sử dụng phổ biến nhất trong điều trị thận ứ nước là thuốc kháng sinh. Chúng được dùng trong các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bàng quang, viêm thận. Những người có các biểu hiện sau đây sẽ được chỉ định nhóm thuốc này:

  • Có cảm giác đau rát hoặc buốt khi đi tiểu.
  • Nước tiểu đục hoặc có màu vàng nâu
  • Dòng tiểu yếu hoặc ngắt quãng.
  • Đau khu vực thận kéo chằng ra lưng
  • Đau bàng quang kèm những cơn ớn lạnh hoặc sốt

Công dụng: Thuốc kháng sinh giúp điều trị các ổ viêm nhiễm, khiến dòng chảy trơn tru, thuận lợi, từ đó giảm áp lực cho thận. Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu nếu không được đều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng như viêm bể thận, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu…

Nhóm thuốc cân bằng điện giải

Ngoài ra, người bệnh có thể được kê thêm thuốc điều hòa điện giải để cân bằng nồng độ các chất trong máu, đặc biệt là natri và kali. Bên cạnh đó, nếu tình trạng nặng thì thuốc hạ huyết áp cũng sẽ được chỉ định nhằm ngăn ngừa những cơn tăng huyết áp đột ngột gây đột quỵ.

Thuốc Tây chữa thận ứ nước là một trong những phương pháp điều trị tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh thường gặp một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt… Cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống.

5.2 Điều trị ngoại khoa

Việc lựa chọn phương pháp can thiệp ngoại khoa cũng phụ thuộc vào nguyên nhân làm tắc dòng chảy.

Phẫu thuật cắt bỏ phần tắc

Thận ứ nước do có mô sẹo hoặc cục máu đông gây tắc nghẽn ở niệu quản. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để loại bỏ khu vực gây ảnh hưởng, chỉ giữ lại phần niệu quản khỏe mạnh để dòng chảy được thông suốt.

Phẫu thuật loại bỏ sỏi

Sỏi cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu cản trở đường di chuyển của nước tiểu. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi để lấy sỏi ra khỏi thận hoặc bàng quang. Người bệnh sẽ hạn chế được đau đớn và mất máu. Thời gian phục hồi cũng khá nhanh.

Đặt stent niệu quản

Đây là phương pháp sử dụng một ống nhựa rỗng chuyên dụng để kết nối thận với bàng quang. Đặt stent thường được chỉ định với các trường hợp thận ứ nước do hẹp niệu quản.

Đặt ống dẫn lưu bàng quang (stent thông tiểu)

Nếu vấn đề người bệnh gặp phải ở phần niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) thì biện pháp đặt ống thông tiểu có thể được áp dụng. Với phương pháp can thiệp này, người bệnh cần hết sức thận trọng bởi nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang, viêm đài bể thận… Nguyên nhân do vi khuẩn từ ngoài di chuyển ngược vào trong, gây hại cho các cơ quan của đường tiết niệu.

Cần giữ vệ sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ và thay stent theo thời gian khuyến cáo.

5.3 Chữa thận ứ nước bằng Đông y

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, thận ứ nước dưới góc nhìn của Y học cổ truyền được chia làm 3 thể là: huyết ứ, thấp nhiệt (nhiễm trùng) và thận hư. Các bài thuốc Đông y cũng căn cứ vào các thể đó mà lựa chọn và gia giảm dược liệu.

5.3.1 Bài thuốc trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Công dụng: Hỗ trợ cải thiện chứng tiểu buốt, người mệt mỏi, nặng nề, hạ sốt.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tỳ giải: 14g
  • Thạch xương bồ: 12g
  • Ích trí nhân: 10g
  • Ô dược: 12g
  • Ngưu tất: 12g
  • Kim tiền thảo: 40g

Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem sắc với 1 lít nước lọc cho đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Uống đều đặn trong khoảng nửa tháng.

5.3.2 Bài thuốc trị thận hư

Chức năng thận suy giảm cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm đào thải, gây tích nước. Vì vậy, đối với những người thận ứ nước do thận hư, cần có biện pháp giúp phục hồi và nâng cao chức năng cho bộ phận này.

Công dụng: Hỗ trợ cải thiện chứng thận hư, tăng cường tuần hoàn máu đến thận, giảm đau lưng do thận yếu, giúp bồi bổ cơ thể.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thục địa: 12g
  • Hoài sơn: 12g
  • Sơn thù: 10g
  • Bạch linh: 10g
  • Ngưu tất: 12g
  • Đỗ trọng: 12g

Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước cho cô đặc. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia 2 bữa sáng chiều để uống. Dùng liên tục trong 1 tháng.

5.4 Các bài tập hỗ trợ chức năng đào thải của thận

Bên cạnh điều trị bằng Tây y hoặc Đông y thì các bài tập, đặc biệt là xoa bóp, massage cũng có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong quá trình chữa bệnh. Bạn có thể tham khảo một vài bài tập gợi ý sau đây:

5.4.1 Massage bụng dưới

Công dụng: Giúp nạp khí, kích thích máu lưu thông đến khu vực ổ bụng và thận. Từ đó tăng khả năng hoạt động, đào thải nước tiểu của thận.

Thực hiện: Áp hai lòng bàn tay vào nhau và chà xát cho đến khi lòng bàn tay nóng lên. Sau đó áp tay vào bụng dưới và massage nhẹ nhàng xuôi theo chiều kim đồng hồ. Nên thực hiện hàng ngày vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

5.4.2 Bài tập ngoắc tay vào ngón chân

Công dụng: Giúp thận hoạt động khỏe mạnh hơn; hỗ trợ thông tuyến bàng quang, tránh ứ tắc; hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu.

Thực hiện: Ngồi duỗi thẳng 2 chân, 2 tay rướn về phía trước sao cho ngón tay có thể móc vào ngón chân cái. Cố định tư thế trong khoảng 15-20 phút rồi trả cơ thể về trạng thái ban đầu. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 lần.

5.5 Chế độ ăn uống cho người thận ứ nước

Người thận ứ nước nên ăn gì, kiêng gì? Để hỗ trợ nâng cao khả năng hoạt động của hệ bài tiết, người bệnh cần lưu ý tăng cường các nhóm thực phẩm bổ thận sau:

  • Thực phẩm nhiều canxi: hải sản, trứng, sữa..
  • Rau xanh, hoa quả giàu chất xơ: súp lơ, rau cải, quả đu đủ, việt quất, dâu tây, anh đào…
  • Uống nhiều sinh tố, nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và cân bằng điện giải.
  • Kiêng đồ ăn chữa nhiều muối và đồ chiên xào, dầu mỡ.
  • Hạn chế nhóm thực phẩm chữa nhiều kali và vitamin C.
  • Tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng bổ thận, từ đó giúp tăng cường khả năng hoạt động và đào thải của cơ quan này. Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, được sản xuất và phân phối bởi các công ty uy tín, tránh hàng giả, hàng nhái.

6. Phòng tránh thận ứ nước và suy giảm chức năng thận

Để giảm thiểu nguy cơ thận tích nước nói riêng và suy giảm chức năng thận nói chung, cần lưu ý một số vấn đề sau:

6.1 Uống đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày để các cơ quan trong cơ thể hoạt động khỏe mạnh, đồng thời hạn chế hình thành sỏi thận, sỏi bàng quang gây cản trở đường tiểu. Theo khuyến nghị của chuyên gia, mỗi người trưởng thành nên uống khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày.

Bên cạnh đó, khi phát sinh nhu cầu thì cần đi tiểu ngay, không nín tiểu bởi lâu ngày có thể gây nhiễm khuẩn hoặc sỏi bàng quang.

6.2 Tiết chế lượng muối trong các bữa ăn

Muối là “thủ phạm” nguy hiểm, làm gia tăng áp lực cho thận, khiến thận phải hoạt động và đào thải nhiều hơn. Lâu ngày gây suy giảm chức năng của bộ phận này.

6.4 Vệ sinh phụ khoa sạch sẽ

Việc vệ sinh phụ khoa sạch sẽ và đúng cách giúp hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài vào đường tiết niện gây viêm nhiễm. Nên thay rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày. Sử dụng đồ lót cotton co giãn tốt.

Bên cạnh đó, cần tránh ngâm mình dưới ao hồ ô nhiễm, quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

6.5 Sử dụng thảo dược giúp tăng cường chức năng Thận

Duy trì sức khỏe và tăng cường chức năng thận, đề phòng thận yếu gây các bệnh liên quan như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, thận ứ nước… là việc làm cần được chú trọng. Từ xa xưa, nhiều loại thảo dược như nhục thung dung, sơn thù, kỷ tử, ba kích, sâm cau, diệp hạ châu… đã được sử dụng rất phổ biến.

Thận ứ nước điều trị như thế nào năm 2024

Ngoài công dụng bổ thận, các vị thuốc Đông y còn giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe, cường dương, tráng cốt, khỏe ngũ tạng, tăng độ dẻo dai, tăng sinh lý. Nếu không có thời gian đun sắc, bạn cũng có thể lựa chọn những sản phẩm Đông dược chứa những thành phần thảo dược tự nhiên.

Đến đây, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề thận ứ nước. Nếu còn điều gì băn khoăn cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với tổng đài hỗ trợ của chúng tôi.

Thận ứ nước có nguy hiểm gì không?

Thận ứ nước khá nguy hiểm, một số trường hợp thận ứ nước nặng hoặc tắc nghẽn ở cả 2 bên có thể làm tổn thương thận nghiêm trọng và dẫn đến suy thận. Thận ứ nước do tắc nghẽn là tình trạng khẩn cấp cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh nguy cơ suy thận.4 thg 6, 2024nullBệnh thận ứ nước: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trịtamanhhospital.vn › CHUYÊN MỤC BỆNH HỌC › Tiết niệunull

Thận ứ nước độ 2 uống gì hết?

Các chuyên gia đã khuyến nghị người bệnh nên uống nhiều những loại nước sau: Nước lọc: 70% cơ thể con người là nước. Bởi vậy, cách tốt nhất để bệnh nhân mắc bệnh thận ứ nước cấp độ 1 và 2 đào thải độc tố ra khỏi cơ thể là uống nước lọc.nullThận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không? Thận ứ ... - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › than-bi-u-nuoc-co-nen-uong-nhieu-...null

Thận ứ nước có triệu chứng gì?

Đau bụng, đau hông lưng, cạnh sườn kéo chằng ra phía lưng và lan xuống háng..

Người nôn nao, buồn nôn, vã mồ hôi toàn thân..

Buồn tiểu thường xuyên..

Tiểu buốt, tiểu rắt..

Nước tiểu có máu (thường là màu nâu đỏ)..

Ớn lạnh kèm sốt..

Thận ứ nước nên kiêng ăn gì?

Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau: Người bị thận ứ nước nên hạn chế ăn muối, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đạm, kali, photpho, không nên uống rượu bia, chất kích thích. Cụ thể: Hạn chế lượng natri: Natri có thể góp phần giữ nước và gây sưng tấy.nullThận ứ nước kiêng ăn gì? - Bệnh viện đa khoa Phương Đôngbenhvienphuongdong.vn › than-u-nuoc-kieng-an-ginull