Công văn số 48 bxd-ktxd ngày 30 8 2023 năm 2024

Việc thông qua Dự thảo Án Lệ số 06/2024 được xem là quan trọng và cần thiết bởi lẽ luật áp dụng cho hợp đồng xây dựng từ lâu đã là một vấn đề gây tranh cãi và có nhiều ý kiến trái chiều.

Cụ thể, trong trường hợp pháp luật chuyên ngành là Luật Xây dựng không có quy định cụ thể, liệu Luật Thương mại có được áp dụng hay không, hay sẽ chỉ áp dụng Bộ luật Dân sự với tư cách là luật chung. Các ý kiến trái chiều không chỉ xuất hiện trong giới học giả hay những người hành nghề, mà cả giữa các Tòa án với nhau, gây ra những lúng túng và trở ngại nhất định trong việc xác định chính xác vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng xây dựng. Trong khi đó, đây là một vấn đề rất cơ bản và có ảnh hưởng lớn đến việc ký kết, thực hiện cũng như giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.

Tuy nhiên, những tranh cãi không đáng có này sẽ được giải quyết triệt để nếu Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 về xác định pháp luật áp dụng hợp đồng xây dựng (“Dự Thảo Án Lệ số 06/2024“) được Tòa án nhân dân tối cao (“TANDTC”) thông qua trong thời gian tới. Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 này được dựa trên Quyết định Giám đốc thẩm số 12/2019/DS-GĐT ngày 24/09/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

Bối cảnh của Án Lệ số 06/2024 về hợp đồng xây dựng

Quyết định Giám đốc thẩm liên quan đến tranh chấp do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại và dịch vụ Q với bị đơn là Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ V. Cụ thể, tranh chấp giữa các bên xảy ra do cả nguyên đơn và bị đơn đều không tuân thủ các nội dung của hợp đồng về thời gian thi công và nghĩa vụ thanh toán.

Trong Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/2016/KDTM -ST ngày 18/05/2016, Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã đưa ra quyết định trong đó áp dụng Luật Thương mại để giải quyết tranh chấp. Bản án này được tòa án cấp phúc thẩm ủng hộ và giữ nguyên.

Tuy nhiên, lập luận này không nhận được sự đồng tình từ Hội đồng Thẩm phán TANDTC trong Quyết định Giám đốc thẩm.

Cụ thể, tại đoạn 5 phần Nhận định, Tòa án đã lập luận rằng “Hợp đồng số 16/HĐTC/12 ngày 22/02/2012 giữa Công ty Q và Công ty T liên quan đến hoạt động xây dựng, được xác lập trên cơ sở Hợp đồng thi công xây dựng số 01/HP-XD/HĐ ngày 18/8/2011 giữa Công ty cổ phần điện M với Công ty Q, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại áp dụng Luật Thương mại để giải quyết vụ án là không đúng. Trong trường hợp này, cần xác định quan hệ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, nên cần áp dụng pháp luật xây dựng. Trường hợp pháp luật xây dựng không quy định thì áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết”.

Lập luận này của TANDTC chính là nội dung được đề xuất trở thành án lệ trong Dự Thảo Án Lệ số 06/2024.

Trong Dự Thảo Án Lệ số 06/2024, lý do đề xuất thông qua Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 là hiện nay, pháp luật xây dựng chưa có các quy định đối với nhiều vấn đề, trong đó bao gồm mức phạt vi phạm hợp đồng (khi không dùng vốn nhà nước), mức lãi chậm trả và thời hiệu khởi kiện. Điều nay đã dẫn đến việc áp dụng không thống nhất theo quy định Luật Thương mại hay Bộ luật Dân sự để giải quyết một số tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xây dựng. Do quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự có những điểm khác nhau, việc áp dụng theo bất kỳ hướng nào đều đưa đến một hệ quả pháp lý khác nhau.

Trong Quyết định Giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán đã đưa ra hướng áp dụng cụ thể khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xây dựng đó là không áp dụng Luật thương mại mà áp dụng Bộ luật Dân sự. Quyết định này – là nội dung của Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 rất quan trọng và việc phát triển thành án lệ là cần thiết để đạt được sự thống nhất pháp luật khi giải quyết các vụ án có tình tiết tương tự.

Trước Án Lệ số 06/2024, luật áp dụng cho hợp đồng xây dựng là vấn đề nhiều tranh cãi

Trong một thời gian dài, đã có rất nhiều tranh cãi giữa các học giả, người hành nghề cũng như các Tòa án về việc: trong trường hợp Luật Xây dựng không có quy định cho một vấn đề cụ thể, liệu (1) Luật Thương mại có được áp dụng cho hợp đồng xây dựng, hay sẽ (2) áp dụng trực tiếp Bộ luật dân sự để giải quyết.

Công văn số 48 bxd-ktxd ngày 30 8 2023 năm 2024
Tranh cãi về luật áp dụng cho hợp đồng xây dựng trước khi có Án lệ số 06/2024

Các học giả ủng hộ quan điểm (1) cho rằng trong trường hợp quan hệ giữa các bên trong hợp đồng xây dựng đáp ứng các yêu cầu về phạm vi và đối tượng áp dụng của Luật Thương mại (mà dễ thấy nhất là trường hợp hợp đồng xây dựng được ký kết giữa 02 doanh nghiệp) thì Luật Thương mại phải được áp dụng với tư cách là luật chung trong lĩnh vực thương mại.

Trong khi đó, các học giả ủng hộ quan điểm (2) dựa vào quy định tại Điều 138 Luật Xây dựng, trong đó quy định rằng “hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự” để cho rằng trong chính luật chuyên ngành (Luật Xây dựng) đã xác định rõ tính chất “dân sự” của hợp đồng xây dựng và do đó, Luật Thương mại không thể được áp dụng mà phải áp dụng trực tiếp Bộ luật Dân sự để giải quyết khi Luật Xây dựng không có quy định.

Việc xác định đâu là luật áp dụng cho hợp đồng xây dựng không chỉ dẫn đến những tranh cãi và bất đồng quan điểm trong giới học giả, nhưng người hành nghề luật mà dẫn đến sự không thống nhất trong các văn bản được ban hành bởi Bộ Xây dựng – với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực xây dựng, và cả hệ thống Tòa án.

Cụ thể, trong Công văn số 1123/BXD-KTXD ngày 13/05/2019 của Bộ Xây dựng gửi Văn phòng Chính phủ giải đáp kiến nghị về thưởng, phạt trong hợp đồng xây dựng, Bộ Xây dựng đã cho rằng “những nội dung chưa được quy định tại Nghị định này [Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng], các bên phải căn cứ vào các quy định phap luật có liên quan để thực hiện (Luật Thương mại, Luật Dân sự…)”. Nói cách khác, quan điểm của Bộ Xây dựng thông qua văn bản này là Luật Thương mại vẫn được áp dụng trong trường hợp pháp luật chuyên ngành về xây dựng không có quy định.

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, Bộ Xây dựng lại ban hành Công văn số 48/BXD-KTXD ngày 03/09/2019 để giải đáp cho vấn đề liệu hợp đồng xây dựng quy định phạt 20% giá trị hợp đồng thì có phù hợp không. Theo đó, Bộ Xây dựng đã trả lời rằng: “trường hợp dự án không sử dụng vốn nhà nước thì các bên áp dụng mức phạt theo hợp đồng xây dựng đã ký kết”. Mặc dù không thể hiện một cách minh thị, nhưng dường như thông qua câu trả lời này, Bộ Xây dựng đã không áp dụng quy định của Luật Thương mại về mức trần phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.

Tương tự, trong các mẫu hợp đồng về xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD ngày 03/03/2023, Luật Thương mại không được ghi nhận là một trong các căn cứ để ký kết hợp đồng mà chỉ có Bộ luật dân sự (và một số văn bản pháp luật chuyên ngành).

Trong hệ thống tòa án, có thể thấy quan điểm chủ đạo của TANDTC – như được thể hiện trong thể hiện trong Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 là không áp dụng Luật Thương mại cho hợp đồng xây dựng. Không chỉ được thể hiện thông qua Quyết định Giám đốc thẩm – Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 mà quan điểm này còn được thể hiện thông qua nhiều quyết định trước đó của TANDTC, chẳng hạn như Quyết định số 11/2014/KDTM-GĐT ngày 09/07/2014, hay Quyết định số 03/2013/KDTM-GĐT ngày 08/01/2013.

Ngược lại, vẫn có những Tòa án cấp địa phương áp dụng Luật Thương mại cho hợp đồng xây dựng và những bản án này vẫn có hiệu lực pháp luật mà không bị hủy bởi TANDTC, chẳng hạn như bản án số 660/2022/KDTM-PT ngày 10/11/2022 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh, hay bản án số 10/2020/KDTM-PT ngày 10/06/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Nói tóm lại, việc xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng xây dựng vẫn đang là vấn đề tranh cãi và có nhiều quan điểm trái chiều. Chính vì vậy, như đề xuất ở Dự Thảo Án Lệ số 06/2024, các nhận định và phân tích của Hội đồng Thẩm phán TANDTC được đánh giá là khá rõ và đã được một số Tòa án địa phương cũng như Trọng tài áp dụng theo, do đó, nên được phát triển thành án lệ để thống nhất áp dụng về sau.

Ý nghĩa khi Án Lệ số 06/2024 về hợp đồng xây dựng được thông qua

Trường hợp Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 được thông qua, việc thực hiện các quy định trong hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xây dựng sẽ được thống nhất, đồng bộ và đạt hiệu quả. Việc phát triển thành Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 thành Án lệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với các vấn đề mà Luật Xây dựng không có quy định cụ thể, trong đó có ba vấn đề pháp lý mà trên thực tiễn các bên thường gặp phải: (1) Thời hiệu khởi kiện; (2) Mức phạt vi phạm hợp đồng; và (3) Mức lãi chậm thanh toán.

Công văn số 48 bxd-ktxd ngày 30 8 2023 năm 2024
3 vấn đề được làm rõ thông qua Án Lệ số 06/2024

  • Thời hiệu khởi kiện

Pháp luật xây dựng hiện nay không quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện mà dẫn chiếu đến các luật khác có liên quan. Cụ thể, Điều 45.3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (“Nghị định 37”) quy định: “thời hiệu khởi kiện theo thủ tục Trọng tài hoặc thời hiệu khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật”.

Nói cách khác, tòa án hoặc trọng tài cần dựa vào Luật Thương mại hoặc Bộ luật Dân sự để xác định thời hiệu khởi kiện. Trong khi thời hiệu khởi kiện theo Luật Thương mại là 2 năm, thì thời hiệu này trong Bộ luật Dân sự lại là 3 năm. Sự khác biệt này thường dẫn đến sự tranh cãi giữa các bên ngay khi tiến hành giải quyết tranh chấp bằng tố tụng, ảnh hưởng đến khả năng tiến hành giải quyết tranh chấp vụ việc.

Khi Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 được thông qua, thời hiệu khởi kiện sẽ được tính theo quy định của Bộ luật Dân sự, tức là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

  • Giới hạn phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng xây dựng không sử dụng vốn nhà nước

Điều 146.2 Luật Xây dựng quy định mức phạt vi phạm hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Tuy nhiên, mức phạt này chỉ áp dụng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước. Luật Xây dựng không quy định cụ thể giới hạn phạt vi phạm đối với hợp đồng xây dựng không sử dụng vốn nhà nước (tạm gọi là “vốn tư nhân”). Câu hỏi đặt ra là mức phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng vốn tư nhân có bị giới hạn không và dựa trên cơ sở nào.

Đây là một vấn đề đang gây tranh cãi khác liên quan đến việc áp dụng Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại. Nếu Bộ luật Dân sư điều chỉnh hợp đồng xây dựng, các bên có quyền thỏa thuận mức phạt mà không bị giới hạn bởi mức phạt tối đa. Ngược lại, mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ bị giới hạn ở mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm nếu hợp đồng xây dựng chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.

Chính vì vậy, việc thông qua Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 sẽ giúp các bên trong hợp đồng xác định rõ pháp luật áp dụng khi thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng dựa trên tính chất nguồn vốn của công trình xây dựng, tránh được những xung đột khi áp dụng các quy định về mức giới hạn phạt vi phạm.

  • Mức lãi chậm thanh toán

Mặc dù Luật Xây dựng có quy định bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong trường hợp bên giao thầu chậm thanh toán, tuy nhiên, không quy định rõ mức lãi chậm trả.

Nghị định 37 có hướng dẫn thêm rằng trong trường hợp chậm trả, bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu “theo lãi suất quá hạn do ngân hàng thương mại nơi bên nhận thầu mở tài khoản thanh toán công bố tương ứng với các thời kỳ chậm thanh toán”. Tuy nhiên, quy định về lãi suất này chỉ áp dụng đối với các dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước và các dự án đối tác công tư (PPP), không bao gồm các dự án vốn tư nhân.

Công văn số 48 bxd-ktxd ngày 30 8 2023 năm 2024
Xác định luật áp dụng đối với mức lãi chậm thanh toán

Tương tự mức phạt vi phạm hợp đồng, việc xác định nguồn luật bổ sung nào quy định mức lãi chậm thanh toán được áp dụng trong các dự án vốn tư nhân vẫn chưa được thống nhất. Theo như quy định tại của Luật Thương mại, mức lãi này sẽ được áp dụng dựa trên “mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả”. Cách xác định lãi suất chậm trả này đã được hướng dẫn, giải thích bởi Án lệ số 09/2016/AL được phát triển dựa trên Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019.

Ngược lại, trong trường hợp Bộ luật Dân sự là nguồn luật áp dụng hợp đồng xây dựng, mức lãi sẽ do các bên thỏa thuận, tuy nhiên, không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền chậm trả. Nếu các bên không thỏa thuận, mức lãi 10%/năm của khoản tiền chậm trả sẽ được áp dụng.

Chính vì vậy, việc thông qua Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 sẽ giúp giải quyết tranh cãi phát sinh từ những khác nhau trong quy định về mức lãi chậm thanh toán trong Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự khi các bên không có thỏa thuận.

Kết luận: Cần thiết phải thông qua Án Lệ số 06/2024

Việc thông qua Dự thảo Án Lệ số 06/2024 được xem là quan trọng và cần thiết.

Thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng. Do đó, việc soạn thảo, quản lý và giải quyết các tranh chấp xây dựng cũng cần được thực hiện một cách hiệu quả nhằm mang lại giá trị cho dự án.

Tuy nhiên, vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng xây dựng, vốn là một vấn đề rất quan trọng và cơ bản, từ lâu vẫn chưa sự thống nhất dẫn đến những khó khăn cho tất cả các bên tham gia. Trong bối cảnh đó, việc phát triển nội dung của Dự Thảo Án Lệ số 06/2024 – Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thành Án lệ là hết sức cần thiết và mang lại ý nghĩa quan trọng cho thị trường xây dựng Việt Nam.

Tải file pdf tại đây: Án Lệ Số 062024 – Luật áp dụng cho Hợp đồng Xây dựng

Phụ trách:

Tức là Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tức là là Luật Thương mại 2005.

Để thuận tiện, trong bài viết này, cụm từ “vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công” trong Luật Xây dựng sẽ được gọi là “vốn nhà nước”.

Mục 2, Công văn số 1123/BXD-KTXD về việc giải đáp kiến nghị của Công ty CP Tự động hóa Tân Phát.

Công văn số 48/BXD-KTXD về việc giải đáp vướng mắc của Công ty CP Xây dựng và kết cấu thép Đại Tín.

Điều 301 Luật Thương mại 2005.

(2023) Đỗ Văn Đại, “Xác định Pháp luật Điều chỉnh Hợp đồng Xây dựng”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, Số 24 (Kỳ II tháng 12/2023), trang 23.

Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Điều 418 Bộ luật Dân sự

Điều 146.4(d) Luật Xây dựng.

Điều 43.2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP

Điều 306, Luật Thương mại năm 2005.

Điều 357.2 Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 468.2 Bộ luật Dân sự năm 2015

—————————————————-

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần CNC hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

liên hệ

Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam

CNC© | A Boutique Property Law Firm

The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận 2,

Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

T: (+84-28) 6276 9900 | H/L: (+84) 916 545 618

Miễn trừ:

Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.