Cách ngâm mận cơm với đường

Nếu bạn là fan của mận nhưng lại lo nổi mụn, đừng bỏ qua món nước mận ngâm thanh nhiệt, giải độc cực thơm ngon tốt cho sức khỏe. Còn gì tuyệt vời hơn thời tiết oi bức được thưởng thức ly nước mận thanh thanh chua ngọt! Vào bếp trổ tài với cách làm nước mận ngâm ngon siêu ngon cùng VinID trong bài viết này nhé!

  • 1. Công dụng của nước mận ngâm
    • Cải thiện hệ tiêu hoá & Kiểm soát cân nặng
    • Ngăn ngừa thiếu máu & ung thư 
    • Tăng sức khỏe tim mạch
    • Kích thích trí não
  • 2. Các cách làm nước mận ngâm ngon tại nhà
    • 2.1. Cách làm nước mận tươi ngâm đường cát
    • 2.2. Cách làm nước mận ngâm đường với dầu chuối
    • 2.3. Cách làm nước mận khô ngâm 
  • 3. Lưu ý cách sử dụng & bảo quản nước mận ngâm đúng cách

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nước mận ngâm giàu dinh dưỡng với hàm lượng lớn vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K. Cùng với đó, các khoáng chất và vitamin nổi bật khác không thể không nhắc đến như thiamine, riboflavin, niacin, vitamin B6 và folate,…

Trong 100 gram nước ép mận cung cấp 71 kcal và giàu chất xơ, năng lượng cho ngày dài hoạt động. Nước mận ngâm còn biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Cải thiện hệ tiêu hoá & Kiểm soát cân nặng

Nước ép mận nổi tiếng với công dụng nhuận tràng tự nhiên và cải thiện hệ tiêu hoá của cả người lớn và trẻ em. Theo nghiên cứu của đại học Illinois ở Chicago, nước ép mận giúp hạn chế táo bón, cải thiện tần suất và tính nhất quán của phân. 

Cách ngâm mận cơm với đường
Nước mận ngâm kích thích tiêu hoá & tăng cường trao đổi chất

Nước mận còn giúp giải phóng leptin, giúp ức chế cơn thèm ăn. Bởi vậy, nước mận ngâm được khuyến khích sử dụng trong chế độ ăn kiêng hoặc giảm cân với liều lượng vừa phải.

Ngăn ngừa thiếu máu & ung thư 

Hợp chất ethanol và chất chống oxy hoá cao trong nước ép mận giúp hạn chế sự gia tăng của bệnh ung thư tế bào. Ngoài ra, lượng sắt trong mận khá cao, kích thích quá trình sản xuất hồng cầu, lưu thông máu huyết và cung cấp nhiều oxy, chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Những người có bệnh lý về thiếu sắt, mệt mỏi do thiếu máu rất được khuyến khích uống nước mận ngâm đều đặn.

Tăng sức khỏe tim mạch

Hàm lượng kali, vitamin K và chất chống oxy hoá nổi trội trong nước mận ép còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch trong lâu dài. Nó còn giúp giảm lượng cholesterol (LDL) xấu trong cơ thể, ngăn ngừa vôi hoá động mạch, xơ vữa động mạch và các bệnh lý về huyết áp.

Ngoài ra, nước mận còn giúp sản xuất enzyme, hormone, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vitamin B trong nước mận giúp quá trình trao đổi chất trôi chảy và điều hoà hơn.

Kích thích trí não

Lượng vitamin dồi dào trong nước mận còn là những chất cần thiết duy trì sức khỏe não bộ và thần kinh. Uống nước mận ngâm đều đặn giúp loại bỏ căng thẳng, làm đẹp da, đẩy lùi lão hoá và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về lão hoá thần kinh.

2. Các cách làm nước mận ngâm ngon tại nhà

2.1. Cách làm nước mận tươi ngâm đường cát

Nguyên liệu chế biến:

Cách ngâm mận cơm với đường
Nguyên liệu chính chế biến nước mận tươi ngâm đường cát
  • 1 kg mận Hà Nội
  • 500 gram đường cát
  • Lọ thủy tinh có nắp

Lưu ý chọn mận ngâm ngon:

  • Nên lựa chọn mận hậu Mộc Châu (Điện Biên) có vỏ căng bóng, màu đỏ hồng nhẵn bóng, phần thịt dày giòn ngọt.
  • Không nên chọn quả mận quá chín sẽ lên men sớm và mềm nát.

Cách thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế mận

  • Rửa sạch mận, loại bỏ phần cuống và lá mận. Ngâm mận trong hỗn hợp nước vôi trong khoảng 15 phút.
  • Ngâm vào nước muối loãng thêm 15 – 20 phút để loại sạch bụi bẩn và chất độc bên ngoài vỏ mận.
  • Rửa sạch lại nhiều lần với nước, vớt để ráo.
  • Vệ sinh dụng cụ đựng mận sạch sẽ và để khô ráo. Tráng lại với nước sôi để khử trùng.
  • Bổ đôi quả mận, tách bỏ phần phạt. Phần thịt thái thành miếng vừa ăn, không nên quá mỏng.

Lưu ý: Giữ nguyên phần vỏ mận khi ngâm sẽ được thành quả giòn dai sần sật rất ngon.

Bước 2: Ngâm mận với đường

Cách ngâm mận cơm với đường
Thành phẩm ngâm mận với đường sau 2 – 3 ngày ngâm
  • Đổ 1 lớp đường mỏng vào đáy bình, rải lớp mận lên trên đều nhau sao cho mận lấp hết diện tích lọ.
  • Làm liên tục cứ 1 lớp đường đến 1 lớp mận cho đến khi hết đường và mận.
  • Đậy kín nắp bình, đặt ở nơi thoáng mát khô ráo ở nhiệt độ phòng ngâm trong 3 ngày.
  • Sau 3 ngày ngâm, múc ra cốc, thêm đá viên vào và thưởng thức.

Thành phẩm:

Khi đủ thời gian ngâm, phần nước mận và đường tan chảy hoà quyện sánh đặc có màu đỏ sẫm ngả màu rượu vô cùng đẹp mắt. Nước mận ngọt thanh, không hề gắt, có vị chua dịu vô cùng ngon miệng.

2.2. Cách làm nước mận ngâm đường với dầu chuối

Nguyên liệu chế biến:

Cách ngâm mận cơm với đường
Nguyên liệu chính ngâm mận với đường và dầu chuối
  • 1 kg mận chín
  • 400 gram đường cát
  • 1 ống dầu chuối
  • Hũ thủy tinh

Cách thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế mận

Cách ngâm mận cơm với đường
Công đoạn sơ chế mận sau khi ngâm sạch sẽ
  • Rửa sạch mận, loại bỏ phần cuống và lá. Ngâm mận trong hỗn hợp nước vôi trong khoảng 15 phút.
  • Ngâm vào nước muối loãng thêm 15 – 20 phút để loại sạch bụi bẩn và chất độc bên ngoài vỏ mận.
  • Rửa sạch lại nhiều lần với nước, để ráo.
  • Bổ đôi hoặc bổ làm tư quả mận, tách bỏ phần phạt. Có thể bỏ vỏ tuỳ thích.
  • Phần thịt thái thành miếng vừa ăn, không nên quá mỏng dễ bị nát khi ngâm.

Bước 2: Chế biến hỗn hợp nước đường

  • Cho 400gr đường cát cùng 2 chén nước lọc nhỏ vào nồi, bắc lên bếp đun ở lửa nhỏ.
  • Đun đến khi đường tan chảy hết, tắt bếp. Để nguyên cho nguội bớt, thêm dầu chuối vào.

Lưu ý: Đổ dầu chuối vào khi phần nước đường còn nóng sẽ làm bay hết mùi thơm.

Bước 3: Ngâm mận

Cách ngâm mận cơm với đường
Ly nước mận ngâm đường đỏ au thơm mùi dầu chuối
  • Chuẩn bị bình đựng, cho phần mận đã sơ chế vào. 
  • Đổ hỗn hợp nước đường dầu chuối vào xâm xấp bề mặt mận cho thấm đều.
  • Đậy kín nắp bình, đặt vào ngăn mát tủ lạnh ngâm khoảng 5 – 6 tiếng là có thể thưởng thức. 
  • Mỗi lần sử dụng, múc 1 – 2 thìa nước mận ngâm, thêm cùng đá viên và chút nước cốt chanh để cân bằng vị.
  • Rắc thêm chút dừa khô để tăng thêm hương vị cho ly nước nếu thích.

Thành phẩm:

Thành phẩm ly nước mận ngâm ngọt lịm thơm mùi dầu chuối nhẹ nhàng. Nếu bạn là người hảo ngọt, rưới thêm chút sữa đặc và ăn kèm trái cây nhiệt đới như nhãn, vải, mít sẽ vô cùng thú vị đấy nhé!

2.3. Cách làm nước mận khô ngâm 

Nguyên liệu chế biến:

Cách ngâm mận cơm với đường
Nguyên liệu chính chế biến nước mận khô ngâm
  • 1 chén mận khô
  • 5 cốc nước
  • 1 quả táo hoặc lê (đã cắt miếng)
  • Nước cốt chanh

Cách thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế mận

  • Táo rửa sạch, gọt sạch bỏ. 
  • Ngâm mận khô với nước sạch ít nhất 8 tiếng, tốt nhất là để qua đêm cho mận mềm hơn.
  • Nếu không thích ngâm, có thể cho mận khô vào nồi nước, bắc lên bếp đun sôi cho mềm.
  • Loại bỏ phần hạt, cho phần thịt mận khô. 

Bước 2: Ngâm mận khô

Cách ngâm mận cơm với đường
Nước mận khô thơm, ngọt thanh vô cùng hấp dẫn
  • Cho phần thịt mận khô vào máy xay cùng chút nước xay nhuyễn.
  • Thêm chút nước ép táo hoặc nước cốt chanh để gia tăng hương vị cho món nước ép mận khô.

Thành phẩm:

Nước ép mận khô là phương thuốc nhuận tràng tự nhiên, kích thích sự vận động của ruột, hạn chế táo bón ở trẻ em. Chỉ cần pha loãng 1 – 2 thìa nước mận khô cho bé uống sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá của bé đấy nhé!

3. Lưu ý cách sử dụng & bảo quản nước mận ngâm đúng cách

Mận dù ngon tuy nhiên khi nạp liều lượng quá nhiều vào cơ thể dễ làm tăng lượng đường và nhiệt lượng, gây nên tác dụng phụ với nhiều nguy cơ bệnh tật sau:

  • Gây mất nước: Nước mận chứa hàm lượng chất xơ và sorbitol – rất hữu hiệu cho hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, khi nạp vào cơ thể một lượng quá lớn đồng nghĩa bạn đang nạp vào rất nhiều chất nhuận tràng, gây đầy hơi và dễ bị tiêu chảy.
  • Tăng cân & tăng lượng đường huyết: Uống nước ép mận dù tốt nhưng chứa khá nhiều đường gây tăng cân nhanh chóng. Bạn nên đan xen nhiều loại nước ép rau củ, sinh tố để phù hợp với chế độ ăn kiêng. Đối với những người có bệnh lý về đường huyết, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống cũng như liều lượng uống phù hợp.
Cách ngâm mận cơm với đường
Nước mận ngâm tốt nhưng có lượng đường và tính axit cao
  • Nguy cơ ung thư: Đối với mận khô, hàm lượng acrylamide hoạt động như một chất độc thần kinh và gây ung thư. Dù là thần dược trị táo bón song vẫn chỉ nên uống với liều lượng nhất định. Những trường hợp có nguy cơ ung thư cao hoặc có mức độ oxy hoá cao, người hút thuốc nên cẩn trọng khi uống nước ép mận khô.
  • Nguy cơ sỏi thận: Dung nạp quá nhiều oxalate có trong mận là nguyên nhân gây nên sự kết tủa canxi trong thận và bàng quang dẫn đến bệnh sỏi thân.
  • Gây hại tới men răng: Tính axit cao có trong mận còn ảnh hưởng đến men răng và dạ dày. Những người có bệnh lý liên quan đến da liễu, nóng trong, dạ dày, trẻ em và phụ nữ mang thai nên cân nhắc về liều lượng sử dụng.

Lý tưởng nhất, uống nước mận không nên thêm đường để hạn chế lượng đường tăng bất thường. Thời điểm lý tưởng để uống là sau bữa ăn sáng khoảng 2 tiếng để tiêu hóa đúng cách.

Nước mân ngâm có thể sử dụng sau 3 ngày ngâm, đựng trong hộp đậy nắp kín và đặt trong ngăn mát tủ lạnh để không bị nhanh hỏng. Đặt ở nhiệt độ thường, nước mận ngâm có thể sử dụng trong 1 tuần và trong tủ lạnh có thể sử dụng lên tới 1 tháng.

Hy vọng với cách làm nước mận ngâm trên sẽ giúp bạn có món giải khát mát lạnh cho ngày hè nóng bức. Mua sắm mận tươi ngon và nhiều nguyên liệu khác với WinMart hoặc qua app VinID để săn giá deal sốc nhé!

Cách ngâm mận cơm với đường