Bài văn mẫu liên hệ 2 tác phẩm lớp 9 năm 2024

Đề bài: Bằng sự hiểu biết của mình, hãy làm rõ ý kiến: “Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu”

Chúng ta có thể liên hệ đến vấn đề ăn năn, hối lỗi của con người trong truyện ngắn “Bức tranh” – Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn đã thể hiện cách nhìn nhận về con người: Trong mỗi chúng ta bao giờ cũng có mặt tốt, mặt xấu, ranh giới giữa chúng là rất mong manh, nếu chúng ta không chịu đấu tranh với chính mình, không giật mình nhìn lại chính mình để hoàn thiện bản thân thì dễ dàng sẽ trở thành người xấu Khi đã nắm chắc những nội dung cơ bản thì các bạn có thể nâng cấp bài viết của mình bằng việc liên hệ, mở rộng và nhận xét, đánh giá. Hãy cùng tham khảo những đoạn văn liên hệ, mở rộng và nhận xét, đánh giá về các tác phẩm truyện do Thích Văn học tổng hợp nhé!

1. Làng – Kim Lân

a. Liên hệ, mở rộng cho tình yêu làng của ông Hai

Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ..

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)

Với áng thơ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” sáng tác vào những năm 1861 – 1862, khi tiếng súng của Pháp xâm lược rền vang trên đất ta cũng chính là giây phút tình yêu nước của những người nông dân bình thường được soi tỏ. Đấy cũng là sự gặp gỡ ở tác phẩm “Làng” của Kim Lân, trong những khoảnh khắc nghe tin dữ làng theo giặc rồi làng bị giặc đốt lại nhấn mạnh hơn nữa phẩm chất yêu làng, yêu nước của người nông dân chất phác.

b. Nhận xét, đánh giá

Tác giả Kim Lân đã từng chia sẻ về đứa con tinh thần của mình rằng: “Truyện ngắn này không phải viết về đời sống nơi tản cư mà viết về tình cảm của con người với làng xóm, quê hương. Truyện viết về chính những người dân làng tôi. [..] Tôi viết về truyện ngắn Làng như thể để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi”. Cụ thể ở đây là qua hình tượng nhân vật ông, Kim Lân đã phản ánh chân thực vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt Nam, tình yêu làng quê, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở người nông dân tại nơi tản cư và gửi gắm ở nhân vật niềm tin mãnh liệt. Tác phẩm cũng đã thể hiện được sâu sắc phong cách sáng tác của Kim Lân. Đó là sự chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ.

2. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long

a. Liên hệ với “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận – Tinh thần lao động hăng say, không ngại nguy hiểm

Anh thanh niên – một con người đã âm thầm cống hiến tuổi thanh xuân của mình nơi đỉnh núi Yên Sơn xa xôi, hẻo lánh. Anh không ngại cô đơn, không ngại những vất vả của công việc để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Dẫu rằng dưới cái rét như trực chờ ùa vào cứa da cứa thịt nhưng anh vẫn tràn đầy nhiệt huyết và trách nhiệm. Cũng viết về sự hăng say, nhiệt tình, không ngại hiểm nguy, Huy Cận mang đến cho bạn đọc hình tượng con người lao động mới qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Tác giả viết:

“Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

Nhà thơ khắc hoạ thành công hình ảnh những ngư dân không ngại hiểm nguy ngoài khơi xa để “dàn đan thế trận” đánh bắt cá. Ở đây, Nguyễn Thành Long và Huy Cận đều có sự gặp gỡ trong việc phản ánh tinh thần lao động âm thầm, hăng say và không ngại nguy hiểm của những con người lao động mới.

b. Nhận xét, đánh giá

Qua hình ảnh anh thanh niên, ta thấy anh có một vẻ đẹp tâm hồn của một tri thức mới, gắn bó với nghề nghiệp, thiết tha yêu cuộc sống, yêu đất nước. Anh là tấm gương hy sinh quên mình vì lý tưởng phục vụ đất nước. Cũng chính vì thế, chỉ với cuộc gặp gỡ chưa đầy nửa giờ mà anh đã hoàn toàn chinh phục được người đối diện. Chẳng những thế, anh còn tác động sâu sắc đến mọi người. Ông họa sĩ thì từ chỗ xúc động bị cuốn hút đến bối rối, băn khoăn vì anh đã khiến ông nhận ra một suy nghĩ chưa được đúng của mình. Và cũng chính ông đã bắt gặp sự rung động nghệ thuật, khiến ngòi bút ông muốn ký họa vẻ đẹp của con người mới để mọi người được chiêm ngắm một chân dung của cuộc sống mới chứ không phải như những ngôi sao xa xôi. Cô kĩ sư thì tò mò, ngạc nhiên đến một ấn tượng hàm ơn khó tả… Cô nàng tin vào cuộc sống và cảm nhận việc từ bỏ mối tình nhạt nhẽo là một quyết định đúng đắn.

3. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

a. Liên hệ với những tác phẩm viết về đề tài gia đình

Chúng ta đã từng cảm động biết bao trước tình bà cháu ấm áp, thấm thía trong “Bếp lửa” của Bằng Việt (1963). Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về người bà tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, cùng những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm bên bà – dù bị bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 bao trùm nhưng bà và bếp lửa vẫn “chờn vờn” mỗi sớm, vẫn “ấp iu nồng đượm” mỗi ngày. Hay “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) dạt dào tình yêu con của người mẹ Tà Ôi… Còn Y Phương, qua bài thơ Nói với con đã đem đến cho ta vẻ đẹp tình cha con thắm thiết trong lời dặn chân thành, mộc mạc mang đậm chất Tày. Bài thơ như là một khúc tâm tình của người cha, thể hiện lòng yêu thương con của người miền núi và mong ước thế hệ con cái phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

b. Nhận xét, đánh giá

Trong “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã phát hiện ra vẻ đẹp tình cha con thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Tiếng gọi ba đầu tiên cũng là tiếng gọi ba cuối cùng, cái ôm đầu tiên của hai cha con cũng là cái ôm cuối cùng. Thế nhưng dù thời gian có ít ỏi, dù bên nhau không nhiều nhưng sợi dây tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu vẫn mãi vững bền, không bom đạn nào có thể chia cắt. Trang sách khép lại mà sao hình ảnh hai cha con ông Sáu và những tình cảm của họ vẫn còn để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Điều gì đã làm nên sức sống, sức hấp dẫn của các nhân vật cũng như của truyện ? Trước hết, đó là vì tác giả đã xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hợp lí, đã tạo được những tình huống éo le, cảm động. Thứ hai là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật tài tình, giọng kể nhẹ nhàng, đằm thắm, cách kể quá khứ xen hiện tại. Ngoài ra, cách chọn ngôi kể cũng là một nghệ thuật đặc sắc của truyện. Kể theo ngôi thứ nhất, bác Ba vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật trong câu chuyện nên càng có tác dụng làm cho câu chuyện như thật và dễ đi vào lòng người.

4. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

a. Liên hệ “Những ngôi sao xa xôi” từ tác phẩm Nobel văn học – Sự hi sinh của phụ nữ thời chiến

Chúng tôi hành quân… Chúng tôi là gần hai trăm cô gái, theo sau là hai trăm đàn ông. Đang hè. Oi nóng. Đi từng chặng, mỗi ngày hai mươi cây số… Và chúng tôi để lại đằng sau chúng tôi những vết đỏ, to bằng ngần này, trên mặt cát… Chuyện đàn bà… Làm sao giấu được trong hoàn cảnh đó? Những người lính đi theo sau chúng tôi làm như không nhận ra gì hết… Nhưng chúng tôi, làm sao? Người ta không cho chúng tôi gì cả… Còn không đủ bông và gạc cho thương binh. Vậy thì cho chúng tôi, thôi đừng nói đến… Đồ lót cho phụ nữ chỉ xuất hiện hai năm, có thể thế, sau khi khởi đầu chiến tranh.

b. Nhận xét, đánh giá

Qua dòng suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật Phương Định, cuộc sống chiến đấu của các cô thanh niên xung phong được tái hiện đầy đủ, chân thực và sinh động với vẻ đẹp tỏa sáng. Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mĩ, song với những sáng tạo riêng của mình, Lê Minh Khuê trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, sự hi sinh và rất lạc quan của họ. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam đã sống và chiến đấu, hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc thân yêu:

“Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

( “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

Và nếu nói văn chương thể hiện đời sống tâm hồn người nghệ sĩ và qua mỗi đứa con tinh thần phần nào phản ánh phong cách viết thì đến với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” mà cụ thể là nhân vật Phương Định với những nét khắc họa tài tình đã thể hiện sâu sắc phong cách sáng tác của nhà văn Lê Minh Khuê. Đó là cách viết giản dị nhưng chứa đựng rất nhiều ân tinh đẹp đẽ, là viết về đời sống chiến tranh, bom đạn máu lửa của con người nhưng vẫn giữ được tinh thần lạc quan, là cuộc sống chiến đấu của những người trẻ tuổi trên tuyến đường Trường Sơn năm nào.