Bản tường trình thí nghiệm hóa học 8 năm 2024

Nêu hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong ba thí nghiệm trên...

Đề bài

Thí nghiệm 1:

Nước tác dụng với natri

Lấy miếng kim loại natri ngâm trong lọ dầu hỏa ra đặt trên giấy học. Dùng dao cắt lấy một mẩu natri nhỏ bằng đầu que diêm. Thấm khô dầu và đặt mẩu natri lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước. Tờ giấy lọc đã được uốn cong ở mép ngoài để mẩu natri không chạy ra ngoài. Mẩu natri nhanh chóng bị chảy ra và tự bốc cháy. Giải thích các hiện tượng.

Thí nghiệm 2:

Nước tác dụng với vôi sống CaO:

Cho vào bát sứ nhỏ (hoặc ống nghiệm) một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) vôi sống CaO. Rót một ít nước vào vôi sống. Hiện tượng gì xảy ra? Cho 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein (hoặc mẩu giấy quì tím) và dung dịch nước vôi mới tạo thành. Nhận xét và giải thích

Thí nghiệm 3:

Nước tác dụng với diphotpho pentaoxit:

Chuẩn bị một lo thủy tinh có nút đậy bằng cao su và một muỗng sắt. Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đỗ xanh) photpho đỏ. Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn cho P cháy trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ (như hình 4.2). Khi P ngừng cháy thì đưa muỗng sắt ra khỏi lọ và lưu ý không để P rơi xuống đáy lọ. Cho một ít nước vào lọ. Lắc cho khói trắc P2O5 tan hết trong nước. Cho một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch mới tạo thành lọ. Nhận xét, giải thích hiện tượng quan sát được

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

Thí nghiệm 1

- Hiện tượng:

+ Miếng Na tan dần

+ Có khí thoát ra

+ Miếng giấy lọc có tẩm phenolphtalein đổi thành màu đỏ

- Phương trình hóa học: \(2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2}\)

- Giải thích: Do Na phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch bazơ làm phenolphtalein chuyển hồng, phản ứng giải phóng khí H2

Thí nghiệm 2:

- Hiện tượng:

+ Mẩu vôi nhão ra và tan dần

+ Phản ứng tỏa nhiều nhiệt

+ Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh (nếu dùng phenolphtalein thì chuyển thành màu đỏ)

- Phương trình hóa học: \(CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\)

- Giải thích: CaO tan trong nước tạo dung dịch Ca(OH)2 có tính bazơ làm quỳ tím chuyển xanh (phenolphtalein) chuyển hồng, phản ứng tỏa nhiệt.

Thí nghiệm 3:

- Hiện tượng:

+ Photpho cháy sáng

+ Có khói màu trắng tạo thành

+ Sau khi lắc khói màu trắng tan hết

+ Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ

- Phương trình hóa học

\(4P + 5{{\text{O}}_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2{P_2}{O_5}\)

\({P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}\)

- Giải thích: Photpho đỏ phản ứng mạnh với khí oxi tạo khói trắng là P2O5. P2O5 là oxit axit, tan trong nước tạo dung dịch axit H3PO4 làm quỳ tím chuyển đỏ.

Bản tường trình thí nghiệm hóa học 8 năm 2024

BÀI TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC

LỚP : YHCT22A NHÓM : 1 TÊN BÀI : MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ THAO TÁC CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

ST

T

TÊN THÍ

NGHIỆM CÁCH TIẾN HÀNH HIỆN TƯỢNG – KẾT QUẢ GIẢI THÍCH TÍNH TOÁN

1Rửa sạch các dụng

cụ thủy tinh

Rửa sạch ống nghiệm, bình tam giác, cốc,

pipet, buret

2Lấy một thể tích chất

lỏng xác định

- Đong 50, 100, 250 ml chất lỏng bằng ống

đong, bình định mức

- Đong 1,2,5,10,15 ml chất lỏng bằng pipet

bầu, pipet dài

3

Xác định nồng độ N

của dung dịch NaOH

bằng dung dịch HCl

0,1N

- Dùng pipet lấy chính xác 5ml dung dịch

HCl 0,1N vào bình nón, thêm 1 giọt

phenolphtalein

- Cho dung dịch NaOH vào buret, điều

chỉnh đến vạch 0

- Mở khóa buret cho từ từ từng giọt dung

dịch NaOH vào bình nón, đồng thời lắc

đều bình nón để trộn đều các chất phản ứng

cho đến khi dung dịch chuyển sang màu

hồng thì hóa buret

- Khi nhỏ từng giọt NaOH

vào, dung dịch trong bình nón

xuất hiện màu hồng, sau đó

lắc đều thì màu hồng nhạt dần

và dung dịch trở nên trong

suốt

- Sau khi nhỏ giọt một thời

gian, dung dịch sau khi lắc

đều không còn khả năng mất

màu hồng

NaOH + HCl → NaCl + H2O

- Khi mới nhỏ giọt, OH- từ NaOH làm

phenolphtalein hóa hồng, sau khi lắc đều OH-

phản ứng hết với H+ làm màu hồng nhạt dần

và dung dịch trở nên trong suốt

- Sau khi nhỏ giọt một thời gian, lượng H+

trong dung dịch hết, lượng OH- dư nên dung

dịch vẫn giữ nguyên màu hồng

- Vdd NaOH đo lần thứ nhất: 5.9ml

- Vdd NaOH đo lần thứ hai: 5,8ml

- Vdd NaOH đo lần thứ hai: 5,7ml

- Vdd NaOH trung bình: 5,8 ml

CN NaOH = 0,086N

4 Đun và lọc dung dịch

- Cho vào ống nghiệm 3ml dung dịch

NaOH 0,1M

- Dùng đũa thủy tinh đã thấm ướt lấy một

lượng nhỏ bột nhôm vào ống nghiệm. Đun

nóng ống nghiệm bằng đèn cồn

- Sau đó cho từ từ giọt dung dịch HCl

0,1M vào cho đến khi lượng kết tủa là

nhiều nhất thì dừng lại

- Lọc để tách riêng phần dung dịch và kết

tủa bằng giấy lọc

- Khi đun nóng bột nhôm và

dung dịch NaOH 0,1M thấy

hiện tượng sủi bột khí

- Khi nhỏ Hcl vào dung dịch

hỗn hợp Al và NaOH đã được

đun nóng ta thấy có kết tủa

dạng keo dần xuất hiện

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Al + 3H2O → Al(OH)3 + 3H2

- Khi bỏ bột nhôm vào ống nghiệm rồi đun

nóng bằng đèn cồn, bột nhôm tan dần và sủi

bọt khí

NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl

- Khi nhỏ HCl vào, dung dịch xuất hiện kết

tủa trắng dạng keo

Thành viên nhóm: 1/ Lê Thị Diễm Sương

2/ Nguyễn Văn Quyến

3/ Trần Đức Quý

4/ Lương Trung Quân