Cong ty nào dùng 3 chiến lược đa dạng hóa năm 2024
Một sản phẩm khi được tung ra thị trường, để có thể “vượt mặt” các đối thủ cạnh tranh đến tay người tiêu dùng, đòi hỏi nó phải mang trong mình những ưu thế khác biệt như: giá cả, cách thức đóng gói, chất lượng, thương hiệu… Mỗi doanh nghiệp tùy vào tiềm lực bản thân sẽ đưa ra những cách thức khai thác thị trường khác nhau dành cho sản phẩm. Dưới đây là một số chiến lược tăng năng lực cạnh tranh phổ biến hiện nay: Show 1. Chiến lược chi phí thấpHiểu một cách đơn giản, chiến lược chi phí thấp là tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp; từ đó có thể định ra mức giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh trên thị trường; thu hút những khách hàng mục tiêu hay người tiêu dùng nhạy cảm với giá thấp. Đặc điểm của chiến lược chi phí thấp?
Lợi thế của chiến lược chi phí thấp
Các doanh nghiệp luôn cố gắng giảm chi phí sản xuất ở mức tối thiểu. Để làm được điều này, bên cạnh việc có lợi thế về nguồn nguyên liệu, nhân lực, họ phải tạo ra năng lực khác biệt để đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất. Một số yêu cầu đặt ra nếu muốn đi theo chiến lược chi phí thấp:
Tuy nhiên chiến lược này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Các doanh nghiệp khác dễ dàng sao chép sản phẩm; khi phải thay đổi công nghệ sản xuất sẽ làm vô hiệu hóa việc giảm chi phí hiện tại; không nhận thấy sự thay đổi của thị trường vì quá tập trung vào chi phí; trong trường hợp xảy ra lạm phát “phi mã” sẽ làm mất ưu thế về khoản chi phí giảm. 2. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩmĐây là chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp những dòng sản phẩm hay dịch vụ có sự khác biệt, thậm chí vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Mục đích chính của sự “khác biệt hóa sản phẩm” là nhằm thỏa mãn nhu cầu của một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể hay những nhu cầu có tính chất độc đáo. Sự khác biệt của sản phẩm sẽ nằm ở các yếu tố như: bao bì, chất lượng, đổi mới, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ đi kèm và nhiều tố khác nữa… Đặc điểm của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Lợi ích của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Rủi ro của chiến lược đặc trưng hóa khác biệt: Chi phí để tạo sự khác biệt quá lớn; Khách hàng không đánh giá cao sự khác biệt; Sản phẩm có thể bị sao chép bởi đối thủ; Xu hướng thị trường thay đổi liên tục dẫn đến sản phẩm không còn giá trị trong tương lai. 3. Chiến lược tập trung trọng điểm (chiến lược tiêu điểm)Chiến lược tập trung trọng điểm là chiến lược tập trung vào thị trường mà doanh nghiệp có ưu thế vượt trội so với các đối thủ khác (ở đây có thể là ưu thế về chi phí thấp hay ưu thế về sản phẩm khác biệt). Mục tiêu của chiến lược này là tập trung đáp ứng nhu cầu của một nhóm hữu hạn người tiêu dùng hay phân đoạn thị trường. Đặc điểm của chiến lược tập trung trọng điểm
Lợi thế của công ty theo chiến lược này là họ rất hiểu khách hàng, các công ty khác khi nhảy vào phân khúc này hoặc là sẽ không thể chịu nổi giá bán đó hoặc không thể tạo ra sự khác biệt mới để chiếm khách hàng. Các công ty lớn có tiềm lực cũng sẽ không buồn tấn công vào phân khúc nhỏ đó vì không bõ công. Rủi ro của chiến lược tập trung: Sự khác biệt về sản phẩm hay dịch vụ bị thu hẹp, các đối thủ khác có thể tìm kiếm và tập trung tốt hơn vào thị trường nhỏ bên trong của thị trường tập trung của doanh nghiệp. Ngoài 3 chiến lược tăng năng lực cạnh tranh trên, gần đây với sự phát triển mạnh của công nghệ sản xuất đã khiến ranh giới giữa việc chọn chi phí thấp và chiến lược khác biệt không còn rõ ràng. Những công nghệ mới linh hoạt sẽ giúp nhà sản xuất theo đuổi chiến lược khác biệt với chi phí thấp. Gần đây, sự thay đổi công nghệ sản xuất – đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sản xuất linh hoạt – đã làm cho việc lựa chọn chiến lược chi phí thấp hay là chiến lược khác biệt không còn rõ ràng nữa. Do sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp thấy rằng có thể dễ dàng thu được lợi ích từ cả hai chiến lược. Những công nghệ linh hoạt mới cho phép doanh nghiệp theo đuổi chiến lược khác biệt với chi phí thấp. Việc sử dụng các robot và các phân xưởng sản xuất linh hoạt làm giảm chi phí trên dây chuyền sản xuất và những chi phí liên quan đến công việc sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ phù hợp với những tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất lớn, có tiềm lực tài chính vững mạnh, sẵn sàng đầu tư vốn lớn trong giai đoạn đầu. Dù lựa chọn chiến lược nào nhằm tạo ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranh, thì việc dựa vào hệ thống phân phối vẫn là yếu tố then chốt cho mọi chiến lược. Bởi dù sản phẩm có tốt nhưng không đến tay người tiêu dùng vẫn là sản phẩm thất bại. Yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp sản xuất là quản lý thật tốt từng điểm bán và đội ngũ nhân viên bán hàng; nâng cao năng suất làm việc, hạn chế những chi phí phát sinh không đáng có trong quá trình đi tuyến, giao hàng. Đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm dms – giải pháp quản lý hệ thống phân phối được nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam áp dụng. |