Vai trò của người phụ nữ trong gia đình, người Việt truyền thống

Skip to content

Trang chủ Tin tức Vai trò của phụ nữ và nam giới trong tổ chức cuộc sống gia đình

Trong buổi bình minh của lịch sử và trong giai đoạn phát đạt của xã hội nguyên thủy, dân tộc nào cũng trải qua một thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền. trong đó phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ; phụ nữ có vai trò lớn lao trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hội cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần.

Ở Việt Nam, mỗi người đều ghi nhớ chuyện Mẹ Âu Cơ và Bố Lạc Long Quân là những người khai sáng ra lịch sử dân tộc. Mẹ đẻ ra trăm trứng trong cùng một bọc, nở thành trăm chàng trai. Mẹ và Bố lại chia đều con đi ở miền núi và miền biển, thành nhân dân miền núi và miền xuôi bây giờ. Công lao to lớn của Mẹ Âu Cơ đã được truyền tụng hàng ngàn đời nay ở vùng đất Tổ (Phú Thọ) chứng tỏ mẹ là người “mang nặng đẻ đau” và cũng là người khai sáng văn hóa dân tộc.

Theo cố Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng: Khi bước sang chế độ phụ quyền không phải bất cứ đâu và lúc nào cũng đều mang hình thức cổ điển, hà khắc (người phụ nữ bị truất hẳn vai trò và quyền hành xã hội, trở thành nô lệ gia đình như cách nói của Lê Nin - điển hình là Hy Lạp), nhiều xã hội chuyển sang phụ quyền dưới một hình thức “êm dịu hơn”. Theo đó, bước vào thời đại văn minh, phụ nữ nhiều nước vẫn được coi trọng và có ảnh hưởng đối với nhiều công việc, Phụ nữ Việt Nam xưa ở trong trường hợp thứ hai này. Do đó, ở Việt Nam, nếu trong thời đại nguyên thủy, phụ nữ là người chủ yếu giữ việc hái lượm, tham gia săn bắt, rồi làm nghề nông nguyên thủy, chăn nuôi, thủ công cùng với công việc trong nhà, thì đến thời đại xã hội có giai cấp, người phụ nữ vẫn là người tham gia đầy đủ vào tất cả các khâu lao động trong xã hội và gia đình. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới cổ đại, người phụ nữ chỉ còn tham gia các công việc gia đình.

Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết đã viết: “Nếu ở hầu hết thời đại nguyên thuỷ, phụ nữ là người đứng đầu cộng đồng thân tộc của họ, thì đến thời đại xã hội có giai cấp, trong khi ở nơi này nơi khác, gia đình là do người đàn ông làm chủ nhưng ở Việt Nam, điều đó chỉ có trên danh nghĩa, còn trong thực tế, người phụ nữ vẫn là người điều khiển hầu hết công việc gia đình. Nếu ở hầu hết thời đại nguyên thuỷ, phụ nữ là người lãnh đạo và tham gia vào tất cả các hoạt động xã hội, thì đến thời đại xã hội có giai cấp, trong khi ở nơi này nơi khác, phụ nữ mất hẳn chức năng ấy, thì ở Việt Nam, đông đảo phụ nữ vẫn là những “công dân chính trị” rất độc đáo.” Đây chính là tiền đề để người phụ nữ Việt Nam cổ đại vẫn tiếp tục có những cống hiến lớn lao vào lịch sử dân tộc.

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực cội nguồn của nền nông nghiệp lúa nước. Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển của nền văn minh lúa nước, người phụ nữ luôn đóng vai trò trụ cột trong lao động sản xuất.

Tục thờ nữ thần của người Việt đã xuất hiện từ lâu đời và phát triển trải qua các thời kỳ lịch sử trên cơ sở truyền thống coi trọng vai trò của người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được xây dựng và lưu truyền từ huyền Mẹ Âu Cơ, Bố Lạc Long Quân đến việc thờ các nữ thần nông nghiệp như bà Dâu (Chùa Dâu),bà Đậu (chùa Bà Đậu); thờ các Mẫu Tam Phủ (Trời- Đất- Nước), Mẫu tứ phủ (Trời- Đất- Nước-Địa), Mẫu Tứ pháp (Mây-Mưa-Sấm-Chớp) đến các nghi lễ thờ cúng “Mẹ Lúa” của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Điều đó đã phản ánh vai trò quan trọng của người phụ nữ trong nghề nông từ thời cổ đại và xuyên suốt tiến trình lịch sử cho đến ngày nay.

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đã khẳng định: “Trên chặng đường chuyển hóa từ mẫu hệ sang phụ hệ và cả mãi về sau này nữa – xã hội Việt Nam cổ truyền đã thừa hưởng và vẫn bảo lưu một truyền thống vững chắc và tốt đẹp: đó là vai trò quan trọng của người đàn bà, người mẹ, trong gia đình, ngoài xã hội”

Từ ngàn xưa, vai trò của người Mẹ, người phụ nữ được tôn trọng, đề cao trong xã hội Việt Nam. Trong dân gian, chúng ta thấy nhân dân lao động Việt Nam vừa kính cha vừa ơn mẹ - Chữ hiếu hai vai.

"Công cha như núi Thái sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Người mẹ Việt Nam có tầm quyết định đối với sự phát triển của các con về nhiều mặt (thể chất, tình cảm, đạo lý làm người…). Do đó lời cửa miệng dân gian nói: “Con dại cái mang”, “Phúc đức tại mẫu”, “Cha sinh chẳng tày mẹ dưỡng”

Có khi trong xã hội Việt Nam cổ truyền người vợ được coi trọng hơn cả chồng “Lệnh ông không bằng cồng bà”.

Chính việc thực hiện vai trò to lớn đó, trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều nét độc đáo của Việt Nam, đã hun đúc nên những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Ngay từ tấm bé sống trong vòng tay của cha mẹ, bé gái bao giờ cũng sớm biết làm công việc nhà hơn bé trai. Thói quen và nếp sống truyền thống đã dạy cho những cô bé khi trưởng thành sớm tiếp nhận thiên chức của người phụ nữ. Với hơn một nửa dân số là phụ nữ, nhưng không ít người trong sâu thẳm vẫn nghĩ rằng công việc chính của phụ nữ là chăm lo gia đình, chăm sóc con cái. Thực ra từ xa xưa do hạn chế về nhận thức cũng như quan niệm phong kiến nặng nề nên thân phận của phụ nữ không được bình đẳng với nam giới. Những ngày tháng ấy đã làm phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, không phải việc gì cũng được thực hiện theo sở thích của mình. Trải qua các thời kỳ và sự tiến bộ trong quan niệm của xã hội, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển.Ngày nay phụ nữ thực sự được tôn trọng, được đánh giá ngang hàng với nam giới trong công việc cũng như mọi mặt của cuộc sống. Thực tế phụ nữ đã thực sự tiến bộ vượt bậc, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có sự xuất hiện của phụ nữ. Điều đó cho thấy nếu như nam giới làm được việc gì thì phụ nữ cũng làm được việc đó. Chính điều đó đã tạo cho phụ nữ có nhiều cơ hội để phấn đấu và tự khẳng định vị trí của mình.Tuy vậy nhưng phụ nữ bao giờ cũng hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với gia đình. Không những phải hoàn thành xuất sắc công việc xã hội như nam giới, mà phụ nữ luôn đảm đương công việc trong gia đình. Đức hy sinh của người phụ nữ lớn lao nhưng luôn thầm lặng. Cho dù ngày nay phụ nữ luôn được tôn trọng, được bình đẳng nhưng gánh nặng việc nhà luôn là áp lực đối với phụ nữ. Ngoài thời gian tham gia công việc xã hội, phụ nữ luôn canh cánh trong lòng những việc nhà. Chỉ có một số ít phụ nữ có điều kiện về kinh tế cũng như tự bứt mình ra khỏi gánh nặng việc nhà để có thời gian dành riêng cho mình. Đó là những người phụ nữ có quan niệm tân tiến, mạnh mẽ và tự chủ trong mọi việc. Còn đa số phụ nữ dù ở cương vị nào , dù có bận rộn đến đâu vẫn phải thu xếp thời gian cho việc nhà. Tuy việc nhà nghe có vẻ rất giản đơn nhưng thật sự chiếm mất rất nhiều thời gian của phụ nữ. Mọi chuyện cơm nước, giặt giũ, chăm sóc các thành viên trong gia đình đều một tay người phụ nữ phải lo. Do vậy hầu như vào những ngày làm việc phụ nữ không có thời gian nghỉ trưa, việc cơ quan, việc gia đình chiếm hết thời gian.

Để chia sẻ công vệc với nhà vơí vợ không phải người chồng nào cũng làm được, hoặc có làm cũng không đâu vào đâu, do vậy cuối cùng việc nhà vẫn là của phụ nữ. Vậy nhưng phụ nữ bao giờ cũng chấp nhận hy sinh, thiệt thòi về mình, chính vì thế phụ nữ luôn tự giác làm mọi việc. Mong muốn được sẻ chia công việc là ý nguyện của tất cả chị em phụ nữ. Tuy sự bình đẳng trong gia đình đã tiến bộ hơn rất nhiều nhưng cũng chỉ là tương đối, bởi không ít chị em phụ nữ vẫn phải cam chịu sự bất công trong gia đình. Ai cũng biết người phụ nữ đóng vai trò đặc biệt trong gia đình, nhưng nhiều khi chỉ là đặc biệt theo nghĩa của công việc mà thôi. Quan tâm, sẻ chia việc nhà với phụ nữ là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. Người phụ nữ nào cũng mong muốn được giảm bớt gánh nặng công việc gia đình để có thời gian tham gia công tác xã hội cũng như có thời gian cho riêng mình. Sự hy sinh thầm lặng để có một gia đình bình yên không có nghĩa là người phụ nữ đã bằng lòng tất cả với cuộc sống hiện tại./.

Nhà thơ Chiến Văn

Chăm lo xây dựng gia đình "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh" là một trong những nội dung quan trọng được nêu trong Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII cũng đề cập tới nội dung phụ nữ vun đắp giá trị gia đình. Vậy bản chất của gia đình Việt Nam "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh" là gì?

Trước tiên, đối với mỗi gia đình, điều căn bản nhất cần có đó là "no ấm". No ấm biểu hiện cụ thể là việc bảo đảm đầy đủ cái ăn, cái mặc, chuyện học hành của các thành viên cùng các nhu cầu sinh hoạt vật chất, tinh thần cơ bản khác.

Một gia đình muốn giàu mạnh, phát triển, thịnh vượng, trước hết, phải có được kinh tế ổn định, vững vàng để bảo đảm đầy đủ những nhu cầu thiết yếu nhất. Còn "tiến bộ" có thể được hiểu là trong cuộc sống hằng ngày, mỗi gia đình đều có quan điểm, phương châm, mục tiêu sống tân tiến, phù hợp, đồng điệu với sự phát triển, nhịp sống chung của xã hội, cộng đồng xung quanh.

Trong mỗi gia đình, các cá nhân đều được quan tâm, tạo điều kiện, chăm lo để học tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức, đào tạo chuyên môn từ đó phát triển, vươn lên, tận dụng, phát huy tốt nhất, tối đa sở trường, năng lực của mình.

Dù gia đình truyền thống hay hiện đại, "hạnh phúc" luôn là tiêu chí không thể thiếu và được quan tâm đặc biệt. Để đánh giá về một gia đình, người ta thường coi "hạnh phúc" là tiêu chí, thước đo đặc biệt. Quan trọng như vậy, song nói về "hạnh phúc", mỗi gia đình, con người lại có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Nhưng có thể hiểu cơ bản, gia đình "hạnh phúc" là khi các thành viên luôn sống yêu thương, trân trọng, đoàn kết, gắn bó, trách nhiệm, hết mình, sắt son, chung thủy với nhau. Trong gia đình hạnh phúc ấy, tiếng cười là điều không thể thiếu và luôn là đặc trưng tiêu biểu, dễ nhận thấy nhất.

Về tiêu chí "văn minh", có thể hiểu, gia đình "văn minh" là gia đình luôn chấp hành, thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và nội quy, quy ước tiến bộ khác của cộng đồng mà mình là thành viên. Trong gia đình văn minh, các thành viên đều được tôn trọng, đối xử bình đẳng, được phát huy quyền cơ bản của bản thân. Mọi người trong gia đình cư xử với nhau nhẹ nhàng, nhân văn, không có sự áp đặt, cưỡng ép hoặc bạo hành về thể xác, tinh thần. Ngoài ra, các thành viên ấy còn cư xử với hàng xóm, láng giềng và cộng đồng xã hội đoàn kết, chân thành, nhân văn, lịch thiệp, không có sự ganh tị, xung đột, hiềm khích vụn vặt…

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình, người Việt truyền thống

Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong gia đình. Ảnh minh họa

Từ những phân tích trên, có thể thấy, tiêu chí xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh" đã bao hàm khá đầy đủ, toàn diện các nội dung, phù hợp trong tình hình mới. Trong đó, các tiêu chí đều có sự gắn kết, liên quan, bổ sung, ràng buộc chặt chẽ với nhau, khó có thể tách rời. Chỉ cần thiếu một trong các tiêu chí kể trên, mẫu hình gia đình hiện đại đã không còn thật sự trọn vẹn.

Để phấn đấu xây dựng mỗi gia đình hiện đại theo chuẩn tiêu chí trên, đòi hỏi từng thành viên trong gia đình phải nỗ lực, chung tay, đóng góp cả công sức lẫn trí lực, tâm huyết, trong đó, vai trò của người phụ nữ đặc biệt quan trọng.

Từ xưa đến nay, đối với gia đình Việt Nam, người phụ nữ luôn được coi là "người giữ lửa". Trong xã hội hiện đại, vai trò, hình ảnh của người phụ nữ đối với gia đình của mình vẫn không thay đổi, thậm chí còn cao hơn trước. Vấn đề ở chỗ, xã hội hiện đại, phụ nữ Việt Nam đã ngày càng được quan tâm, chăm lo phát triển, tạo điều kiện để tham gia trực tiếp toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, xây dựng được chỗ đứng ngày càng bình đẳng, độc lập hơn so với nam giới, vì vậy, chắc chắn thời gian dành cho gia đình sẽ bị hạn chế hơn.

Chính vì thế, để hoàn thành "sứ mệnh" đặc biệt trong việc xây dựng gia đình theo hướng "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh", phụ nữ Việt Nam vừa phải tích cực, chủ động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức trên mọi lĩnh vực; đồng thời, phải tự xây dựng cho mình tác phong, phong cách làm việc, lao động khoa học, sáng tạo, linh hoạt; phân bổ thời gian hợp lý cho trọn vẹn cả việc công lẫn việc tư, cũng như việc chăm sóc bản thân.

Thực tế, để cân đối được hài hòa thời gian giành cho gia đình - xã hội - bản thân trong xã hội hiện đại ngày nay, đó là điều không dễ dàng đối với người phụ nữ. Nhưng tin rằng, tiếp nối truyền thống cao đẹp, oai hùng của phụ nữ Việt Nam, bằng bản lĩnh, sự sáng tạo và nỗ lực tuyệt vời, các thế hệ phụ nữ hiện đại sẽ vượt qua khó khăn, tỏa sáng trên mọi lĩnh vực, hoàn thành cùng lúc nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đó là trực tiếp chăm lo xây dựng gia đình ngày càng "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh" trong thời kỳ mới.