Nghị quyết về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

BAN BÍ THƯ
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số 55-KL/TW

Ngày 18 tháng 01 năm 2013

KẾT LUẬN

VỀ TIẾP TỤC ĐẨYMẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHÓA X “VỀ CÔNG TÁC PHỤNỮ THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”

Tại phiên họp ngày 04-12-2012, sau khi nghe BanDân vận Trung ương báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày27-4-2007 của Bộ Chính trị khóa X “ về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ý kiến của các cơ quan có liên quan, Ban Bíthư đã thảo luận và kết luận như sau:

1- Năm năm qua, việc triển khai thực hiện Nghịquyết sơ 11- NQ/TW ngày 27-4-2007của Bộ Chính trị khóa X “ về công tác phụ nữthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã đạt được nhữngthành tựu nhất định. Nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toànxã hội về giới, bình đẳng giới, về phụ nữ và công tác phụ nữ được nâng lên rõrệt, tạo sự chuyển biến tích cực. Hệ thống pháp luật, chính sách về bình đẳnggiới tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trêntất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,xã hội. Trình độ, năng lực, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hộingày càng được nâng lên. Công tác gia đình ngày càng được quan tâm; điều kiệnsống của các gia đình đã được cải thiện đáng kể. Đội ngũ cán bộ nữ có sự chuyểnbiến về chất lượng và số lượng; có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực vàtinh thần trách nhiệm, luôn vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt côngviệc được giao. Công tác phụ vận tiếp tục đạt nhiều kết quả, hội liên hiệp phụnữ các cấp đã tập hợp, vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần giữ vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội. Tổ chức Hội có bước phát triển, tính liên hiệp và việcthực hiện chức năng đại diện, vai trò cầu nối giữa Đảng với phụ nữ có chuyểnbiến tốt, bộ máy tiếp tục được kiện toàn, chất lượng cán bộ được nâng lên; tỷlệ phụ nữ tham gia tổ chức Hội, tham gia các hoạt động của Hội ngày càng tăng.

2- Tuy nhiên, công tác phụ nữ vẫn còn nhiều hạnchế, yếu kém. Đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện lao động, học tập, sinhhoạt của nhiều phụ nữ chưa thực sự được nâng cao. Việc triển khai, thực hiệncác nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết chưa đồng bộ, chưa gắn với chương trình,kế hoạch hoạt động hàng năm của các cấp ủy đảng, chính quyền; nguồn lực chocông tác phụ nữ chưa được ưu tiên, tập trung; nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghịquyết chưa đạt yêu cầu đề ra; hệ thống pháp luật, chính sách về bình đẳng giớichưa được hoàn thiện, còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhiềucấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cơ quan tham mưu, giúp việc chưa quyết liệttriển khai thực hiện Nghị quyết; một số nơi chưa thực sự quan tâm đến công tácphụ nữ, còn biểu hiện coi công tác phụ nữ là trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụnữ và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Hệ thống văn bản pháp luật về bình đằnggiới, chính sách để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển còn thiếu đồng bộ, chưatheo đúng tinh thần của Nghị quyết về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trísử dụng cán bộ nữ. Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, cán bộ, đảng viên nữ chưa thựcsự làm tốt nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết. Công tác phối hợp giữa các cấpủy đảng với các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện Nghị quyết chưa chặt chẽ.Công tác truyền thông và giáo dục về bình đẳng giới, về xây dựng gia đình chưathường xuyên. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữvà Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về công tác phụ nữ chưa được phân định rõràng. Một bộ phận phụ nữ chưa thực sự phấn đấu vươn lên.

3- Trong thời gian tới, để thực hiện có hiệu quảNghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X, các cấp ủy đảng, chính quyền, cácban, ngành, đoàn thể cần tiếp tục quán triển và tổ chức thực hiện tốt các nhiệmvụ và giải pháp mà Nghị quyết đã đề ra, trong đó tập trung thực hiện một sốnhiệm vụ sau:

>> Xem thêm: Nghị quyết là gì ? Cách thức soạn thảo nghị quyết

- Công tác phụ nữ là vấn đề lớn, quan trọng vàlà trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợpvới Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam tăng cường truyền thông để tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức củacác cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và của toàn xã hội về tầm quan trọng, vịtrí, vai trò của phụ nữ; về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước về công tác phụ nữ, về bình đẳng giới, về hôn nhân và gia đình. Thông quatruyền thông để giáo dục giá trị truyền thống của phụ nữ Việt Nam, nêu gươngngười tốt, việc tốt; phê phán những biểu hiện phân biệt đối xử với phụ nữ.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủlãnh đạo việc thể chế hóa các nội dung Nghị quyết; tăng cường kiểm tra, giámsát việc thực hiện để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển; đặc biệt quan tâmđến nội dung thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quyhoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, nghỉ hưu.

- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo tổ chức thựchiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu, các chiến lược quốc gia, đặc biệtlà Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Chiến lược phát triển gia đình ViệtNam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Nghị định 56/NĐ-CP của Chính phủ vềquy định trách nhiệm của Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảmcho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước theo quyđịnh của pháp luật… để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển; tiếp tục có chínhsách phù hợp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ nông thôn,vùng sâu, vùng xa, phụ nữ dân tộc thiểu số.

- Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiệncông tác cán bộ nữ để các cấp ủy đảng, ban, ngành, đoàn thể, địa phương xâydựng quy hoạch cán bộ nữ. Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảngcác cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấptừ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30%, nhất thiết có cán bộlãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước,Chính phủ có tỉ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, cán bộ, đảngviên nữ cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc tham mưu, giới thiệu, tạonguồn cán bộ nữ và giới thiệu quần chúng là phụ nữ ưu tú cho Đảng. Phát huy vaitrò nòng cốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công tác vận động phụ nữ,xây dựng, củng cố tổ chức Hội thật sự vững mạnh. Hội cần tích cực, chủ động hơnnữa trong việc phối hợp với các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, địaphương phát hiện và giải quyết các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, lyhôn, ly thân, buôn bán phụ nữ và trẻ em, hôn nhân có yếu tố nước ngoài thiếulành mạnh, xâm hại tình dục trẻ em, bất bình đẳng giới.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhândân, căn cứ và chức năng, nhiệm vụ của mình để tổ chức vận động đoàn viên, hộiviên tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết.

4- Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp vớiĐảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác ban đảng Trung ương theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kết luận này của Ban Bí thư, định kỳ báo cáo BộChính trị, Ban Bí thư.

Kết luận này được phổ biến đến chi bộ.

T/M BAN BÍ THƯ




Lê Hồng Anh

Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được ban hành ngày 27/4/2007. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới.
 

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Nghị quyết đối với công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời trên cơ sở Chương trình hành động số 22-CTr/TU của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chương trình hành động số 88/CTHĐ-ĐCT ngày 28/8/2007 của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam thực hiện Nghị quyết 11, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chủ động xây dựng Kế hoạch số 39/KH-HPN tổ chức triển khai, quán triệt, nghiên cứu, quán triệt và học tập Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị.

Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, sự tham mưu tích cực của các cấp Hội đối với công tác phụ nữ và hoạt động Hội trong tình hình mới, các cấp Hội đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 11, Chương trình hành động của Tỉnh ủy và của Hội cấp trên cho 100% cán bộ, 80,5% hội viên và trên 70% phụ nữ. Qua học tập, quán triệt, cán bộ, hội viên, phụ nữ trong tỉnh đã nhận thức sâu sắc nội dung Nghị quyết, các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Trung ương Hội, từ đó đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng và hành động.

Kết quả sau 10 năm triển khai thực hiện, các sở, ban, ngành đã phối hợp tổ chức hơn 210 lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức và thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp với trên 20.000 đại biểu tham gia góp phần nâng cao nhận thức xã hội về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

Bên cạnh đó, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực, học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, rèn luyện phẩm chất “Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang”, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới... được trên 45.043 cuộc, có trên 1.878.057 lượt người dự và cấp phát trên 163.258 tranh ảnh, sách lật, tờ rơi tuyên truyền, ước đạt tỷ lệ 97,86% cán bộ, hội viên, phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến các nội dung trên.

Trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ khoa học nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mục tiêu bình đẳng giới, thời gian qua Hội đã tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ nữ, Tỉnh ủy chỉ đạo cho Sở Nội vụ chủ trì cùng với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ thực hiện nhiều biện pháp tăng tỷ lệ nữ tham gia các ngành, các cấp, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn cụ thể quy trình, quy hoạch cán bộ nữ, từ đó có sự chuyển biến tích cực về tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo quản lý. Cùng với việc xây dựng đào tạo cán bộ nữ, các cấp Hội luôn chú trọng đến việc giới thiệu cán bộ Hội, hội viên và quần chúng phụ nữ ưu tú chăm bồi phát triển. Công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ Hội luôn được các cấp Hội quan tâm, nhằm đảm bảo đạt chuẩn chức danh, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.

Kết quả qua 10 năm qua đã mở được 913 lớp có 27.301 lượt cán bộ Hội được đào tạo nghiệp vụ công tác Hội, kỹ năng lãnh đạo và các chuyên ngành khác, đưa trên 100 cán bộ Hội chủ chốt các cấp học đại học và lý luận chính trị. Đến nay toàn tỉnh đã có 100% cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện và 63/64 chủ tịch Hội cấp cơ sở đạt tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức theo quy định chiếm 98,43%.

Tỉ lệ cán bộ nữ tham gia cấp uỷ và Hội đồng nhân dân các cấp tăng theo từng nhiệm kỳ cụ thể:

Nữ tham gia cấp ủy các cấp: nhiệm kỳ 2005 - 2010 chiếm 9,98%; nhiệm kỳ 2010- 2015 chiếm 15,89%; nhiệm kỳ 2015 – 2020 chiếm 20,44%.

Nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp: nhiệm kỳ 2004 - 2011 chiếm 16,54%; nhiệm kỳ 2011 - 2016 chiếm 23,18%; nhiệm kỳ 2016 – 2021 chiếm 24,17%.

Bên cạnh đó, các cấp Hội luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên. Hàng năm, Hội đều đưa ra chỉ tiêu chăm bồi và giới thiệu cho các cấp ủy Đảng những cán bộ Hội, hội viên ưu tú để xem xét kết nạp. Hội đã giới thiệu và kết nạp tính đến nay được 7.137/24.374 đảng viên.

Các cấp Hội luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ nên đã thu hút nhiều hội viên tham gia vào tổ chức Hội. Nâng tổng số cán bộ, hội viên đến 6 tháng đầu năm 2017 là 101.583 hội viên (tăng 1,08% so với cùng kỳ năm 2016).

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay còn một số ít cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành chưa thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của nghị quyết, chưa xác định rõ trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Từng lúc từng nơi còn xem đây là nghị quyết của Hội phụ nữ. Hội phụ nữ chưa quan tâm phát huy tinh thần tự lực, thiếu tích cực tham mưu đề xuất, còn trông chờ vào sự lãnh đạo của Đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền. Một ít cán bộ nữ chưa nhận thức hết vai trò quan trọng của mình trong xã hội, còn tự ti, an phận, thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện. Mặt khác, định kiến về Giới vẫn còn. Bên cạnh đó, nhiều chị em còn phải chịu áp lực gánh nặng gia đình, chức năng làm mẹ, làm vợ và điều kiện cuộc sống đã làm hạn chế không ít đến sự tiến bộ của chị em.

Để phát huy hơn nữa vai trò của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thiết nghĩ trong thời gian đến Hội LHPN các cấp cần tiếp tục thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết 11, cụ thể:

Một là, thường xuyên tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác phụ nữ và bình đẳng Giới; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác phụ nữ và bình đẳng Giới.

Hai là, tuyên truyền về các chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, nâng cao nhận thức về bình đẳng Giới, xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” luôn giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của gia đình Việt Nam.

Ba là, tổ chức kiện toàn bộ máy tổ chức của Hội phụ nữ các cấp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tiếp tục thực hiện phương châm hướng các hoạt động về cơ sở, khu dân cư.

Bốn là, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể tổ chức chăm lo giáo dục bồi dưỡng và phát huy vai trò của phụ nữ, tổ chức cho quần chúng phụ nữ tham gia vào các phong trào hành động cách mạng góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương.

Năm là, giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án về bình đẳng Giới và các giải pháp phù hợp với mục tiêu bình đẳng Giới nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ.

Sáu là, tham mưu với Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ nữ; đề xuất Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ nữ góp phần tăng cường sự lãnh đạo quản lý của phụ nữ, lồng ghép cơ chế, chính sách cụ thể về độ tuổi trong quy hoạch đào tạo bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức nữ.