Chế độ mild dry là gì

Gần đây, nhiều người đang liên tục chia sẻ mẹo dùng điều hoà siêu tiết kiệm, bằng cách sử dụng chế độ "Dry" - với biểu tượng là giọt nước, thay vì "Cool" - làm mát [biểu tượng bông tuyết] như chúng ta thường hay để.

Chế độ Cool [làm mát - trái] và Dry [làm khô - phải]

Trên thực tế, việc chuyển đổi giữa hai chế độ như vậy thực sự có tiết kiệm điện, thậm chí là rất đáng kể, trong khi hiệu quả mát lạnh dường như tương đương.

Tuy nhiên, có vẻ như nhiều người đang hiểu sai về cách dùng chế độ này. Bằng chứng là bên cạnh những người áp dụng và thấy đúng, đã có rất nhiều trường hợp thông báo lại rằng sau một đêm "Dry", làn da của họ như bị thiếu nước, cảm thấy khó chịu, xây xẩm mặt mày.

Vậy tóm lại, có nên dùng chế độ Dry hay không? Và nếu có, ta nên dùng như thế nào là hợp lý? Hãy thử tìm hiểu xem.

Cool và Dry khác nhau như thế nào? Tại sao Dry lại tiết kiệm điện năng hơn?

Trong một chiếc điều hòa sẽ có hai chế độ làm lạnh: Cool - làm mát và Dry - làm khô.

Với chế độ Cool, điều hòa hoạt động bằng cách đẩy nhiệt lượng từ trong phòng ra bên ngoài, và quá trình này yêu cầu công suất điện rất cao.

Chế độ Dry thì khác, về cơ bản, hiệu quả của Dry gần như tương đương với Cool, chỉ khác ở cơ chế vận hành. Với Dry, điều hòa hạ nhiệt độ phòng bằng cách khử nước có trong không khí.

Bạn biết đấy, không khí có độ ẩm cao thường gây cảm giác oi bức. Có thể thấy điều này rõ ràng nhất là khi trời sắp mưa: Độ ẩm không khí tăng cao, khiến mồ hôi thoát ra không thể bay hơi, gây cảm giác khó chịu dù thực chất nhiệt độ không hề cao.

Khi sử dụng chế độ Dry, điều hòa sẽ giữ lại hơi ẩm trong không khí, trả lại căn phòng không khí khô ráo, khiến chúng ta có cảm giác thoải mái hơn dù đặt nhiệt độ cao hơn khi đang sử dụng chế độ Cool. Ngoài ra, công suất tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn so với Cool nhiều lần.

Có một điểm đáng lưu ý là khi sử dụng Dry, lượng hơi nước không mất đi mà vẫn nằm trong bộ phận khử nước. Lượng nước này sẽ được trả lại không khí, và chu trình làm mát lại quay vòng, do đó độ ẩm liên tục được duy trì ở mức 60%.

Có phải lúc nào cũng nên dùng Dry?

Nghe tuyệt vời quá phải không? Vừa tiết kiệm điện, hiệu quả làm mát tốt, độ ẩm trong phòng lại được duy trì, còn gì bằng?

Thế nhưng, không phải lúc nào cũng dùng được chế độ này. Bản chất của Dry không phải là làm mát, mà chỉ là quá trình tách nước. Vì vậy, việc sử dụng Dry trong những ngày trời không quá nóng và độ ẩm không khí cao là một lựa chọn không gì tuyệt vời hơn.

Tuy nhiên, có những ngày trời khô nóng, sử dụng Dry không còn ý nghĩa nữa. Thêm vào đó, do độ ẩm không khí vốn đã thấp, việc lấy đi nước sẽ khiến không khí đã khô còn khô hơn. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều người cảm thấy da khô đi, người mất nước sau khi dùng chế độ này.

Vậy tóm lại, trước khi sử dụng điều hòa, hãy kiểm tra độ ẩm trong phòng trước. Những ngày thời tiết nóng ẩm, oi bức có thể dùng Dry. Còn trong điều kiện thời tiết khô nóng, lựa chọn tốt nhất cho bạn là chế độ Cool.

Nguồn: New Air

Nhiều người cho rằng, việc sử dụng máy lạnh ở chế độ Dry tiết kiệm điện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chế độ này sao cho đúng để có thể giảm tiền điện cho gia đình khi sử dụng máy lạnh vì khả năng làm mát của chế độ Dry không có tác dụng nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao.

Bạn cần hiểu về chế độ tiết kiệm điện Dry ở máy lạnh

Chế độ Dry trên máy lạnh hoạt động như thế nào?

Chế độ Dry [chế độ khử ẩm] là chế độ thực hiện chức năng khử độ ẩm của không khí trong phòng và duy trì nhiệt độ hiện tại của phòng. Khi chuyển sang chế độ Dry, chúng ta có thể cảm thấy mát hơn do hơi ẩm trong phòng bị hạ xuống làm mồ hôi bay hơi nhanh hơn giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh theo và hiệu quả này cũng chỉ có thể cảm thấy trong những ngày trời mát, nhiệt độ không cao.

Ví dụ như nhiệt độ phòng là 32⁰C, bấm nút chạy chế độ Dry, máy sẽ duy trì nhiệt độ phòng chêch lệch không quá 2⁰C. [30-34⁰C], vì thế chế độ Dry không có hiệu quả nếu muốn làm lạnh sâu.

Chế độ Dry sẽ có chức năng hút ẩm tốt hơn

Chế độ Dry có thực sự tiết kiệm điện?

Máy lạnh có hai chế độ làm lạnh: Cool - làm mát và Dry - làm khô. Tùy thuộc điều kiện môi trường, các cài đặt trên điều khiển mà việc tiết kiệm năng lượng của 2 chế độ này mới được đánh giá cụ thể và chính xác, khó thể nói chế độ nào tiết kiệm năng lượng hơn. Với chế độ Cool, máy lạnh hoạt động bằng cách đẩy nhiệt lượng từ trong phòng ra bên ngoài và quá trình này yêu cầu công suất điện rất cao.

Khi sử dụng chế độ Dry, máy lạnh sẽ giữ lại hơi ẩm trong không khí, trả lại căn phòng không khí khô ráo, khiến chúng ta có cảm giác thoải mái hơn dù đặt nhiệt độ cao hơn khi đang sử dụng chế độ Cool. Ngoài ra, công suất tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn so với Cool nhiều lần. Vì vậy, chế độ Dry thực sự có phần tiết kiệm hơn.

Nên sử dụng chế độ Dry khi nào?

Chế độ Dry tuy mang đến lợi ích tiết kiệm điện, đảm bảo độ mát nhưng không phải lúc nào cũng có thể sử dụng chế độ này. Với những ngày nắng nóng, độ ẩm thấp thì không nên sử dụng chế độ Dry bởi nó không có khả năng làm làm lạnh, khiến nhiệt độ trong phòng vẫn cao, không khí khô và nóng làm chúng ta khó chịu.

Khi sử dụng chế độ Dry nhiều giờ, làm bạn cảm thấy khô da, mất nước trầm trọng. Vì thế, vào những ngày mà độ ẩm trong phòng quá cao như những ngày mưa [độ ẩm thích hợp là từ 60% đến 70%] thì có thể dùng Dry để làm mát.

Chế độ Dry trên máy lạnh cần sử dụng chế độ hợp lý

Trước khi muốn sử dụng Dry, bạn nên kiểm tra nhiệt độ phòng trước. Nếu thời tiết nóng ẩm, oi bức thì nên dùng chế độ Dry. Nếu thời tiết khô nóng thì lựa chọn phù hợp cho bạn là chế độ Cool.

Trên đây là bài viết về “Chế độ Dry trên máy lạnh có thực sự tiết kiệm điện” mà Điện Máy Chợ Lớn chia sẻ. Hy vọng với những hông tin trên đâysẽ giúp bạn sử dụng máy lạnh đúng cách và tiết kiệm điện năng hơn.

Trang chủ » Mẹo vặt » Điều khiển điều hòa – hướng dẫn cách sử dụng điều khiển điều hòa cho mọi người

10/06/2020

Điều khiển điều hòa là vật dụng rất cần thiết vì nó là cách duy nhất để tắt bật điều hòa cũng như điều chỉnh các chế độ khác nhau của điều hòa. Nhưng không phải ai cũng biết sử dụng nó hay chỉ biết sử dụng các tính năng cơ bản là tắt bật , còn các tính năng khác thì chưa khai thác hết và cũng không hiểu các tính năng ấy là gì. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn mọi người sử dụng điều khiển điều hòa cũng như các tính năng của nó .

Các phím chức năng điều khiển điều hòa Midea – Panasonic

Điều khiển điều hòa

Mùa hè luôn là mùa mà người ta dùng điều hòa làm mát nhiều nhất  ở nước ta bởi nhiệt độ ngày càng cao hơn qua mỗi năm bởi tác động của con người tới môi trường đã làm biến dổi khí hậu. Và hậu quả là thời tiết thay đổi rất thất thường , ai cũng nhận ra cả

Nhất là trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm., nếu mà không có máy điều hòa nhiệt độ chắc chắn rất nhiều người không thể chịu đựng được. Vì vậy mà càng ngày lượng gia đình dùng điều hòa làm mát tăng lên theo thời gian, việc tìm hiểu kĩ chức năng và cách sử dụng điều hòa là điều rất cần thiết tránh những lãng phí không cần thiết

Điều khiển điều hòa của các hãng sản xuất khác nhau thì thiết kế khác nhau và phụ thuộc vào các tính năng thiết kế của điều hòa mà điều khiển có các nút bấm khác nhau.

Trên thị trường Việt Nam có các hãng sản xuất điều hòa Panasonic, nagakawa , samsung, Toshiba, Kasper,…. với giá cả và tính năng khác nhau

Ngày trước thì điều hòa có ít tính năng, chỉ đơn giản là làm lạnh mùa hè nên rất đơn giản . Chỉ có các nút bấm tắt bật , tăng giảm nhiệt độ điều hòa.

Nhưng càng ngày điều hòa được sản xuất ra càng có nhiều các tính năng mới như : điều hòa 2 chiều nóng lạnh, chức năng làm khô [ dùng cho thời tiết ẩm nồm ], chức năng làm nóng [ sử dụng cho mùa đông ]

Các phím chức năng trên điều khiển

On : Bật Off: Tắt Mode: Điều chỉnh chế độ điều hòa Fan Speed : tốc độ quạt gió Temp : Nhiệt độ Timer : Thời gian Swing / Air Swing: Quay [ thay đổi hướng gió thổi của điều hòa ] Cancel : hoãn Sleep : ngủ Set : cài đặt Auto : tự động Cool : lạnh Dry: khô Heat: nóng

Mild Dry : hút ẩm

Nhiều điều hòa mới , hiện đại hơn thì có thêm các chức năng mới vì vậy cũng có thêm các nút trên bảng điều khiển như :

Eco :
Quiet

Điều khiển điều hòa LG – Nagakawa

Hướng dẫn cách sử dụng điều khiển

Từ các phím chức năng trên bảng điều khiển của các loại điều hòa, ta sẽ sử dụng theo nhu cầu và khi ấn nút điều khiển cần quan sát trên màn hình hiển thị của điều khiển để theo dõi sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng điều hòa

Có những màn hình hiển thị không in rõ các chế độ điều khiển trên đó thì ta phải nhìn vào biểu tượng trên màn hình để nhận biết như hình ảnh bên dưới . Từng góc màn hình hiển thị các chế độ ta muốn dùng :

+ Nhiệt độ : hiển thị số và độ C + Thời gian : hiển thị số giờ và phút + Chế độ làm lạnh : hiển thị tên chế độ + Tốc độ quạt gió : hiển thị các nấc từ 1 – 5 [ mỗi nấc là 1 cột đen , như hình bên trái ở dưới là nấc số 3 ]

+ Góc quay của luồng gió quạt điều hòa : các góc quay tương ứng với các góc chỉ của hình đen [ như hình bên phải ở dưới thì góc thổi gió điều hòa để ở cao nhất ]

Màn hình hiển thị của điều khiển điều hòa không in chữ các chế độ

Còn có những điều khiển điều hòa mà màn hình hiển thị có in đầy đủ các chế độ của điều hòa, sẽ làm người sử dụng dễ dàng nhận biết hơn. Ta ấn chế độ nào thì nhìn vào màn hình hiển thị ở chỗ có chữ đó là biết [ như hình ảnh bên dưới ]

 Tắt bật điều hòa

Muốn sử dụng điều hòa trước tiên bạn dùng điều khiển sau đó ấn nút ON/ OFF để bật, sau đó sẽ thay đổi các thông số theo nhu cầu và khí hậu . Còn khi không dùng nữa ta lại ấn vào phím đó để tắt

Tăng giảm nhiệt độ điều hòa

Điều hòa có mức giới hạn nhiệt độ tối đa và tối thiểu, ngoài vùng này thì ta có muốn tăng nữa cho nóng nữa không được mà muốn giảm sâu để tăng lạnh cũng không được. Đây là biện pháp an toàn cho người dùng tránh trường hợp sốc nhiệt gây nguy hiểm người dùng

+ Nhiệt độ cao nhất của điều hòa là 30 độ
+ Nhiệt độ thấp nhất của điều hòa là 16 độ

[ tuy nhiên là tùy thuộc vào chế độ sử dụng điều hòa mà mỗi chế độ có vùng nhiệt độ khác nhau, ví dụ như chế độ Dry thì khoảng nhiệt độ là

Trên bảng điều khiển ta di chuyển đến nút Temp sẽ có 2 nút ấn :

+ Kí hiệu ∇ là giảm nhiệt độ nếu muốn giảm thì ấn vào đó
+ Kí hiệu Δ là tăng nhiệt độ nếu muốn tăng nhiệt độ

Thay đổi chế độ làm mát của điều hòa

Người dùng điều hòa sẽ tùy vào thời tiết bên ngoài trời mà chọn chế độ bật điều hòa hợp lý với mong muốn cá nhân sử dụng

+ Mùa hè hay dùng chế độ : Cool và Auto + Mùa xuân ẩm nồm thì là : Dry

+ Mùa đông lạnh thì dùng chế độ : Heat để làm nóng đối với điều hòa 2 chiều còn nếu điều hòa 1 chiều thì không có chế độ này

Ta ấn vào nút MODE trên bảng điều khiển chút ý đến màn hình của điều khiển sẽ thấy 1 chấm đen di chuyển qua các chế độ : Auto, Cool, Dry, Heat . Bạn muốn sử dụng điều hòa ở chế độ nào thì dừng ở chế độ đó, nếu có ấn quá sang chế độ khác ta lại tiếp tục ấn phím MODE để chọn lại là được

Điều chỉnh tốc độ của quạt gió

Tốc độ của quạt gió ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm lạnh/ nóng phòng của điều hòa, để chế độ tốc độ càng cao thì thời gian làm lạnh/ nóng phòng càng nhanh. Tương đương như các số trên quạt ta hay dùng, để số quạt càng lớn thì gió thổi càng mạnh và ngược lại

Ví dụ nhu mùa hè ta để điều hòa ở chế độ làm mát Cool , nhiệt độ là 24 độ thì nếu ta điều chỉnh t

Ở các dòng điều hòa khác nhau nhưng hiện nay đa phần đều có tốc độ của quạt gió chia thành 5 cấp , từ cấp số 1 đến số 5 và thêm chế độ auto. Trong đó số 1 là yếu nhất và só 5 là mạnh nhất.

Để điều chỉnh tốc độ của quạt gió điều hòa ta dùng phím FAN SPEED trên điều khiển, mỗi lần ta ấn 1 cái thì tốc độ tăng thêm 1 bậc , khi bấm 5 lần đến mức số 5 mà ta ấn thêm lần nữa nó sẽ là chế độ Auto , ấn tiếp nó lại quay trở lại từ số 1

Thay đổi hướng gió

Những điều hòa cũ trước đây ta chỉ có thể điều chỉnh hướng gió thổi ra từ điều hòa theo 2 hướng lên trên hay xuống dưới phù hợp với vị trí ta ngồi hay nằm .

Nhưng những năm gần đây thì điều hòa có thêm kiểu điều chỉnh hướng gió thổi sang trái hay sang phải nữa để tăng tính tiện lợi cho người sử dụng

Để sử dụng tính năng này ta dùng phím Swing/ Air Swing [ tùy theo hãng sản xuất, có hãng để chữ Swing còn có hãng lại để chữ Air Swing ]. Với điều hòa cũ chỉ có chức năng thay đổi hướng gió lên xuống thì điều khiển sẽ có 1 phím còn điều hòa mới thì có 2 phím [ thêm phím điều khiển sang trái hay sang phải ]

Tùy vào vị trí ta ngồi mà điều khiển luồng gió sao cho thổi đến gần nhất, thì mới nhanh thấy mát/nóng ; còn ngược lại sẽ thấy rất lâu mát/ nóng

+ Điều khiển luồng gió lên xuống: thì bấm vào phím điều khiển có biểu tượng ∇Δ
+ Điều khiển luồng gió sang trái phải: thì bấm vào phím điều khiển có biểu tượng ⇐ ⇒

Lên xuống thì thường có 5 chế độ từ góc thấp nhất đến góc thấp nhất và thêm chế độ auto là nó sẽ quay chứ không đứng cố định

Chế độ sang trái phải thì có 2 góc quay ở mỗi bên và 1 góc ở chính giữa

Hẹn giờ

Chế độ khác

Các lỗi xảy ra và cách khắc phục Điều hòa làm mát

Các lỗi điều hòa xảy ra đơn giản mà ta cũng có thể khắc phục được mà không cần thợ như : điều hòa không chạy, điều hòa chạy không mát, điều hòa chảy nước ở quạt gió, điều hòa kêu to, điều hòa có mùi,…

Cấu tạo dàn lạnh điều hòa để trong nhà

Với các lỗi trên mà nguyên nhân đơn giản ta có thể giải quyết được, còn lại thì vẫn phải nhờ đến thợ sửa điều hòa đến tận nơi

Cấu tạo cục nóng điều hòa để bên ngoài

Nguyên nhân :

Không vào điện Thiếu ga do bị hở đường ống hay Bụi bẩn bám Điều khiển điều hòa bị hỏng, hết pin

Vỡ, nứt đường ống thoát nước đọng

Cách khắc phục :

+ Ta kiểm tra hệ thống điện từ cầu dao , công tắc xem có chỗ nào chưa bật công tắc hay bị chập chờn + Tháo tấm nhựa bên ngoài để vệ sinh cơ bản

+ Kiểm tra chỗ ống thoát nước xem có bị thủng hay không

Nên mua điều hòa nào là tốt nhất

Đây là câu hỏi mà ai cũng đặt ra trước khi nghiên cứu mua điều hòa về lắp cho gia đình nhà mình hay các nơi khác.

Có nhiều hãng điều hòa khác nhau từ nhập khẩu mới, nhập khẩu máy điều hòa cũ, lắp ráp trong nước như điều hòa Panasonic, Daikin, Nagakawa, Samsung, Toshiba, Casper, … mỗi thương hiệu đều có nhiều giá và sản phẩm để khách hàng tiện lựa chọn phù hợp với tài chính gia đình nhà mình

Trước khi lắp điều hòa ta cần chú ý tìm hiểu về không gian phòng cần lắp để chọn điều hòa phù hợp vì phòng to mà lắp điều hòa công suất nhỏ sẽ rất lâu được như ý muốn và nhanh hỏng [ vì chạy quá tải ], còn phòng nhỏ mà lắp điều hòa to quá sẽ lãng phí không cần thiết.

+ Phòng diện tích dưới 15m2 : 9000BTU + Phòng diện tích từ 15m2 – 20m2 : 12000BTU + Phòng diện tích từ 20 – 30m2 : 18000BTU

+ Phòng diện tích từ 30 – 40m2 : 24000BTU

Vì mỗi hãng sẽ có giá bán chênh lệch nhau ở các điều hòa cùng công suất, nên sau khi xem diện tích phòng cần lắp ta sẽ lựa chọn hãng và giá thành phù hợp với túi tiền của gia đình mình định chi ra.

Với căn hộ chung cư hay nhà đất thì chọn lựa cách lắp sao cho hợp lý nhất vừa có tính thẩm mĩ lại vừa tiết kiệm được chi phí lắp đặt

Với mỗi điều hòa mới của các hãng ra đều sẽ cố gắng cho thêm các tính năng mới để cạnh tranh và thu hút người mua. Nhưng thêm mỗi tính năng mới thì thường giá điều hòa sẽ tăng thêm.

+ Số tiền khoảng 5 – 6 triệu thì có các mẫu điều hòa như : Casper , Funiki, Sumikura, Nagakawa, Midea

+ Số tiền khoảng 6 – 8 triệu thì các hãng đều có cả , nhưng ở khoảng giá tiền này thì điều hòa mọi người được khuyên dùng nhiều nhất là điều hòa : Toshiba, Daikin, Panasonic,… là các dòng điều hòa bền tốt

+ Số tiền khoảng 8 – 11 triệu thì là đã có thể sở hữu điều hòa có thương hiệu nổi tiếng với nhiều chức năng hơn của các hãng Toshiba, Daikin, Panasonic,… và đã có thể mua điều hòa 2 chiều nóng lạnh . Số tiền này bạn cũng nên tìm hiểu về sản phẩm Nhật bãi nếu tìm được cái tốt thì bạn vừa tiết kiệm mà vẫn dùng đủ các chức năng

+ Số tiền từ 12 – 16 triệu thì cũng rất nhiều chủng loại mẫu mã và công suất , tùy vào nhu cầu và sở thích từng gia đình mà chọn điều hòa


Tags: điều khiển điều hòa, hướng dẫn dùng điều khiển điều hòa, sử dụng điều khiển điều hòa

Video liên quan

Chủ Đề