Đến đầu tk xviii, tình hình nông nghiệp ở đàng ngoài như thế nào?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 23 phần 1: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

    - Nông Nghiệp:

    Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

    - Thủ công nghiệp :

    Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà [Bắc Giang], Bát Tràng [Hà Nội], dệt La Khê [Hà Nội], rèn sắt Nho Lâm [Nghệ An]...

    - Thương nghiệp :

    + Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến [Hưng Yên], Thanh Hà [Thừa Thiên - Huế], Hội An [Quảng Nam], Gia Định [Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay].

    + Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

[Nguồn: Bài 1 trang 112 sgk Lịch sử 7:]

x

Câu 1: Đầu thế kỷ XVIII, tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài như thế nào? A. Đàng Trong ổn định và phát triển, Đàng Ngoài điêu đứng B. Cả hai Đàng vẫn có dấu hiệu ổn định và phát triển. C. Cả hai Đàng lâm vào tình trạng bất ổn định D. Đàng Ngoài ổn định, Đàng Trong điêu đứng Câu 2: Những năm 30 của Thế kỷ XVIII, tình hình chế độ phong kiến ở nước ta như thế nào? A. Bắt đầu ổn định và phát triển B. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ C. Bắt đầu khủng hoảng từ nông nghiệp và nông thôn D. Đàng Ngoài khủng hoảng, Đàng trong phát triển Câu 3: Đến thế kỷ nào chính sách ruộng đất công làm xã của thời Lê sơ về cơ bản đã bị phá sản? A. Thế kỷ XVI B. Thế kỷ XVII C. Thế kỷ XVIII D. Thế kỷ XV Câu 4: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chính sách ruộng đất công làng xã thời Lê sơ bị phá sản? A. Do đất nước bị chia cắt thành Đàng trong và Đàng ngoài B. Do sự khai hoang diễn ra nhanh chóng C. Do sự phát triển nhanh chóng của ruộng đất tư hữu D. Do Nhà nước khuyến khích biến ruộng đất công thành ruộng đất tư Câu 5: Đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đàng ngoài như thế nào? A. Đang trên đà phát triển mạnh mẽ B. Vẫn có những dấu hiệu tương đối ổn định và phát triển C. Đã bị khủng hoảng và bế tắc

D. Đang có những bước tiến vượt bậc so với các thời kỳ trước, nhờ có những cải cách tiến bộ.

chào em


đáp án là C nhé


Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.


- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.



Video liên quan

Chủ Đề