Vì sao aff cup không thuộc fifa

Đây là câu hỏi của huấn luyện viên Park Hang-seo cũng như cổ động viên đặt ra sau trận thua 0-2 của tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở bán kết AFF Cup 2020 diễn ra tối 23/12.

Huấn luyện viên [HLV] Park thắc mắc vì sao giải đấu có nhiều nhà tài trợ mà VAR - Công nghệ Video hỗ trợ Trọng tài - chưa được áp dụng. Ông kiến nghị ở giải đấu cuối năm 2022, VAR nên được đưa vào AFF Cup.

"Chúng ta cũng có tài trợ, cũng nên đưa VAR vào để bớt gây tranh cãi. Tôi nghĩ giải lần này chưa có thì ở giải tới, chúng ta nên áp dụng VAR. Hiện nay, xu thế thế giới đều áp dụng VAR hết rồi", ông góp ý.

Vấn đề VAR đã được ban tổ chức AFF Cup thông báo với các liên đoàn thành viên trước khi dự giải. VAR đã thông dụng ở một số quốc gia, giải đấu nhưng chưa thể đưa vào hoạt động tại AFF Cup.

Công nghệ VAR không được áp dụng ở AFF Cup 2020 và đã được thông báo trước giải. Ảnh: Việt Linh.

Theo tìm hiểu của Zing, vấn đề lớn nhất để sử dụng VAR là chi phí. Dù AFF không đưa ra con số cụ thể, số tiền tổ chức một trận đấu có VAR luôn đi kèm khoản không nhỏ, chưa kể các vấn đề liên quan đến nhân sự.

Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Thái Lan, ông Patit Supaphong, nói với Bangkok Post: "Có nhiều việc liên quan đến VAR, không chỉ là thiết bị. Chúng ta phải có giấy phép, trọng tài VAR ở trong phòng và ngoài sân, những người được đào tạo".

"Chúng ta phải thừa nhận không có nhiều trọng tài được làm quen với VAR ở Đông Nam Á. Ngay cả giải Singapore của nước chủ nhà cũng không sử dụng công nghệ VAR", ông Patit cho biết.

Tại AFF Cup 2020, ban tổ chức mời 12 trọng tài và 12 trợ lý. Trong số này có 8 trọng tài đến từ khu vực Tây Á, 2 người Hàn Quốc và 2 người ở Đông Nam Á là từ Malaysia và Singapore. Chỉ có một trợ lý ở Đông Nam Á là người Thái Lan.

Singapore chỉ có một trọng tài được cấp chứng chỉ VAR. Đó là ông Muhammad Taqi Aljaafari. Trong khi đó ở Việt Nam, nữ trọng tài Bùi Thị Thu Trang là người đầu tiên tiếp cận công nghệ này ở UAE. Cả hai đều không dự AFF Cup 2020.

Một quan chức của VFF nói với Zing: "Muốn áp dụng công nghệ VAR phải đạt các tiêu chuẩn của FIFA. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào quyết định của liên đoàn cấp châu lục, không phải giải nào cũng có VAR".

Đội tuyển Việt Nam khi dự vòng loại thứ 3 World Cup 2022 phải được Liên đoàn Bóng đá châu Á [AFC] hỗ trợ VAR. Chi phí thiết bị, vận hành và thiết lập ở sân Mỹ Đình tiêu tốn hàng chục tỷ đồng, do AFC chi trả. V.League chưa thể đưa công nghệ này dù đã có kế hoạch.

Yêu cầu của HLV Park về VAR là chính đáng. Tuy nhiên, không thể cho rằng VAR sẽ giúp Việt Nam có lợi thế. Bằng chứng là việc ở vòng loại thứ ba World Cup 2022, các quyết định của trọng tài VAR không có lợi cho tuyển Việt Nam.

Trên trang ESPN, phóng viên Gabrian Tan dẫn tiêu đề: "HLV Park xin AFF áp dụng VAR sau tiếng còi tranh cãi ở trận thua Thái Lan". Đề xuất của ông Park có thể tạo hiệu ứng để VAR được áp dụng ở AFF Cup 2022.

Lúc này, tuyển Việt Nam phải chấp nhận không có VAR và tập trung cho trận lượt về gặp Thái Lan vào tối 26/12. Với trận thua 0-2, thầy trò ông Park phải san bằng tỷ số. Giải đấu năm nay không áp dụng luật bàn thắng trên sân khách.

Cổ động viên Việt Nam phản đối trọng tài ở trận gặp Thái Lan Trong trận bán kết lượt đi AFF Cup gặp Thái Lan tối 23/12, khi chứng kiến các quyết định khiến thầy trò HLV Park chịu bất lợi, nhiều cổ động viên đã la ó để phản đối trọng tài.

SEA games có thể hiểu là "South East Asian Games", tức là Đại hội thể thao Đông Nam Á, và bóng đá có thể coi là môn thể thao được quan tâm và chú ý nhất mỗi kì SEA Games. Cứ 2 năm một lần, người hâm mộ lại đón chào không khí sôi động của bộ môn thể thao vua. Dưới đây là một số thông tin về giải đấu mà không phải ai cũng nắm rõ này nhé.

1. Bóng đá SEA Games có thuộc FIFA hay không?

Thái Lan luôn là đối thủ được đánh giá trên cơ so với Việt Nam

Trước hết ta cần phải biết FIFA là gì. FIFA là liên đoàn Bóng đá Quốc tế, quản lý môn bóng đá, futsal và bóng đá bãi biển. FIFA chịu trách nhiệm tổ chức các giải quốc tế lớn của bộ môn bóng đá. FIFA quản lí 6 Liên đoàn bóng đá [LĐBĐ] với khoảng hơn 200 thành viên, 6 liên đoàn bao gồm: LĐBĐ châu Phi [CAF], LĐBĐ Nam Mỹ [CONMEBOL], LĐBĐ Bắc - Trung Mỹ và Caribe [CONCACAF], LĐBĐ châu Á [AFC], LĐBĐ châu Âu [UEFA] và LĐBĐ châu Đại dương [OFC].

FIFA có trách nhiệm tổ chức những giải đấu quốc tế lớn sau đây:- Giải bóng đá thế giới FIFA World Cup- Bóng đá Thế vận hội Olympic- Giải bóng đá FIFA U20 World Cup- Giải bóng đá FIFA U17 World Cup- Giải bóng đá Olympic trẻ U 15- Giải bóng đá FIFA Confederations Cup [đã ngừng tổ chức]- Giải bóng đá cấp câu lạc bộ FIFA Club World Cup

- Giải bóng đá FIFA Youth Cup cho những cầu thủ trẻ

Ngoài những giải đấu kể trên thì tất cả những giải đấu khác đều không thuộc FIFA và môn bóng đá thi đấu tại SEA Games cũng không thuộc FIFA. Vậy bóng đá SEA Games thuộc về đơn vị quản lý nào?

Bộ môn bóng đá SEA Games thuộc LĐBĐ Đông Nam Á [AFF]. Tổ chức AFF chịu trách nhiệm quản lí bóng đại tại khu vực Đông Nam Á. AFF là thành viên của LĐBĐ Châu Á [AFC]. Như vậy có thể nói bóng đá SEA Games thuộc AFF hoặc AFC, nhưng chắc chắn không thuộc FIFA.

2. Lịch sử của bóng đá SEA Games

Bóng đá là một phần của Đại hội Thể thao Đông Nam Á kể từ năm 1959. Qua nhiều lần thay đổi thì ở thời điểm hiện tại, giới hạn đội tuyển tham gia là 22, ngoài những cầu thủ U22, sẽ có tối đa ba cầu thủ trên độ tuổi đó với mỗi đội hình.

3. Bóng đá SEA Games có mấy đội tham dự?

Bóng đá SEA Games bao gồm 11 đội tuyển tham gia thi đấu, tương ứng với 11 quốc gia thuộc Khu vực Đông Nam Á:

-Đội tuyển bóng đá Brunei [BRU]-Đội tuyển bóng đá Campuchia [CAM]-Đội tuyển bóng đá Indonesia [INA]-Đội tuyển bóng đá Lào [LAO]-Đội tuyển bóng đá Malaysia [MAS]-Đội tuyển bóng đá Myanmar [MYA]-Đội tuyển bóng đá Philippines [PHI]-Đội tuyển bóng đá Singapore [SGP]-Đội tuyển bóng đá Thái Lan [THA]-Đội tuyển bóng đá Đông Timor [TLS]

-Đội tuyển bóng đá Việt Nam [VIE]

4. Bóng đá SEA Games có mấy bảng?

11 đội bóng kể trên sẽ được chia làm 4 nhóm, từ nhóm 1 tới nhóm 4 tương ứng với xếp loại hạt giống. Qua quá trình bốc thằm thì 4 nhóm này sẽ được chia làm 2 bảng, 1 bảng có 5 đội [bảng A] và 1 bảng có 6 đội [bảng B]. Các bảng đấu sẽ được chia sao cho những hạt giống thuộc cùng 1 nhóm sẽ không gặp nhau, để tránh loại nhau từ vòng bảng, tạo sự hấp dẫn trong những trận đấu ở vòng trong. 

Trong 11 đội bóng tham dự SEA Games thì có 5 quốc gia đã từng dành chức vô địch.

5.1. Đội tuyển Thái Lan

Kiatisak, cái tên quá quen thuộc với người hâm mộ bóng đá Việt Nam

Thái Lan luôn là cái tên "sừng sỏ" nhất khu vực, đội tuyển này đã dành được 16 tấm huy chương vàng ở bóng đá nam SEA Games. Bên cạnh những tấm huy chương vàng thì họ cũng kiếm thêm vào bộ sưu tập của mình 4 huy chương bạc và 5 huy chương đồng. Những năm gần đây, nền bóng đá của Thái Lan có sự phát triển chậm lại, tạo cơ hội cho Việt Nam cũng như Malaysia có cơ hội vượt lên, đánh bại Thái Lan trên khá nhiều mặt trận.

5.2. Đội tuyển Malaysia

Đây là đội tuyển xếp thứ 2 khu vực về mặt thành tích. Malaysia dành được 6 huy chương vàng, 6 huy chương bạc và 7 huy chương đồng. Đây cũng là đội bóng khiến Việt Nam đặc biệt là những người hâm mộ khó chịu nhất về lối chơi. Gần đây, Malaysia liên tục sử dụng những cầu thủ nhập tịch có thể hình cao lớn hơn nhiều so với các cầu thủ cùng khu vực.

5.3. Đội tuyển Myanmar

Myanmar đứng thứ 3 với 5 tấm huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 4 huy chương đồng

5.4. Đội tuyển Indonesia

Xếp thứ 4 trong danh sách là Indonesia. Đội tuyển đã 2 lần dành được huy chương vàng, 2 lần huy chương bạc và 4 lần huy chương đồng. Đây là 1 đội bóng có lối chơi thực dụng và hiệu quả.

5.5. Đội tuyển Việt Nam

Việt Nam dành tầm HVC tại SEA Games 30 tại Philippines

Việt Nam luôn luôn gây ấn tượng tại các giải bóng đá SEA Games, và SEA Games 22 là một trong những mùa giải ấn tượng nhất. Đây là mùa giải đầu tiên mà Việt Nam đăng cai tổ chức, và trong mùa giải này, Đội tuyển Việt Nam đã đặt chân vào trận chung kết với Thái Lan, tuy nhiên chúng ta đã thất bại ngay trên sân nhà. Và phải đợi đến tận 16 năm sau, đội tuyển Việt Nam với sự dẫn dắt của HLV người Hàn Quốc Park Hang Seo đã tạo nên kì tích tại giải bóng đá SEA Games 30. Việt Nam đã đánh bại Indonesia 3-0 trong trận chung kết và dành tấm huy chương vàng lịch sử, kết thúc 60 năm chờ đợi của người hâm mộ bóng đá nước nhà.

Ứng dụng số một về Thể thao, Bóng đá Việt Nam; truyền hình trực tuyến tất cả các kênh thể thao thuộc hệ thống VTVcab: On Football, On Sports, On Sports News, On Sports+, On Golf.

Tòa nhà VTVcab, số 3, ngõ 84 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam.

Địa chỉ: Số 3/84 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 19001515      Email:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0105926285 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 26 tháng 6 năm 2012, thay đổi lần thứ 5 ngày 05 tháng 10 năm 2017.

Chính sách bảo mật

Tải ứng dụng tại:

Video liên quan

Chủ Đề