Nhà rông ở Tây Nguyên như thế nào

Nhà Rông - sức sống của Tây Nguyên

Khôi Nguyên

08:00 29/08/2021

Nhắc đến nhà Rông, nhiều người thường nghĩ ngay đến công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa dân tộc của vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ. Vậy kiến trúc và kết cấu của kiểu thiết kế nhà Rông Tây Nguyên có gì đặc sắc?

Nhà Rông Kon So Lăl của dân tộc Bana, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà Rông giữ một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh những giá trị vật chất nó là nơi ẩn chứa những tầng văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên. Người ta đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua kích thước, kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ gắn với làng, không có nhà Rông cấp tỉnh, cấp huyện hoặc nhà Rông liên làng bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định. Xưa kia đã là làng Tây Nguyên, thì phải có nhà Rông.

Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần và đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quý cho hôm nay và mai sau. Giữ được nguyên vẹn kiến trúc và kết cấu nhà Rông Tây Nguyên như giữ được “trái tim” của làng nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những “huyền thoại mới” bên cạnh những sử thi lẫy lừng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa rạng, bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.

Nhà Rông là kiểu thiết kế nhà sàn đặc trưng, lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Đây còn là ngôi nhà chung, là nơi tụ họp của dân làng Tây Nguyên khi đến các dịp lễ đặc biệt.

Không chỉ có kiểu kiến trúc độc đáo, nhà Rông Tây Nguyên còn mang những ý nghĩa văn hóa thiêng liêng như: Nơi lưu trữ, thờ cúng những hiện vật có vai trò giống thần bản mệnh của dân làng như hòn đá, con dao, sừng trâu, cồng, chiêng,…Không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, là nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên như cúng mừng lúa mới, cúng lập làng mới, cúng lên nhà Rông, cúng mừng chiến sĩ,…Nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi. Nơi gặp gỡ, hẹn hò, tỏ tình và kết tóc se duyên của những nam thanh nữ tú chưa có người yêu.

Trẻ em dân tộc Bana vui chơi tại nhà Rông Kon So Lăl.

Theo văn hóa của người Tây Nguyên, nhà Rông xây dựng theo nghi thức trang trọng. Trước khi tiến hàng xây dựng, các già làng sẽ hội tụ lại để bàn bạc và chọn nơi xây dựng. Nơi dựng nhà Rông phải là nơi cao ráo, thoáng mát. Và phải được xây ở trung tâm làng và dễ nhìn thấy từ phía xa.

Kết cấu, thiết kế nhà Rông Tây Nguyên thường không cố định do phụ thuộc vào kiến trúc, sức mạnh cộng đồng,… của mỗi dân tộc. Nhưng sẽ có kích thước cụ thể như: Chiều cao từ mặt đất đến nóc nhà: 8 – 20 m; Chiều dài: khoảng 10 m; Chiều rộng: khoảng 4 m. Điểm đặc biệt khi thiết kế nhà Rông Tây Nguyên là con người không sử dụng bất kì vật liệu hiện đại nào như xi măng, sắt, thép,… mà họ sử dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên, có sẵn trong núi rừng như tre, nứa, tranh, lồ ô,… Quy trình tiến hành thi công, xây dựng cũng khác biệt. Họ không có bản vẽ, không có sự tính toán kỹ lưỡng. Công trình này được tiến hành do chính những người dân của núi rừng Tây Nguyên làm tạo hình, rồi xây dựng nên một công trình đặc sắc như vậy.

Từ bề ngoài, mái nhà Rông được thiết kế rất độc đáo. Phần mái mang hình dáng của chiếc rìu, búa hay cánh buồm với kích thước lớn, được định hình bằng những thân cây to chắc chắn và sử dụng lá tranh để lợp mái. Phần đỉnh mái được thiết kế tạo thành hình hoa văn, thể hiện nét văn hóa riêng của từng dân tộc. Khung nhà Rông có nhiệm vụ chống đỡ toàn bộ phần mái nhà và được thiết kế từ 8 chiếc cột lớn. Những chiếc cột này được làm từ gỗ quý, bên trên có chạm trổ, điêu khắc những hoa văn cầu kỳ thể hiện đời sống hàng ngày hoặc sự tích huyền thoại, tôn giáo tín ngưỡng,… của buôn làng. Sàn nhà thường được làm từ ván gỗ, tre, nứa,… Những vật liệu này không được sắp xếp một cách ngẫu nhiên mà xếp chồng lên nhau, trùng khít, tạo thành những hoa văn sinh động.

Cửa chính nhà Rông thường nằm ở phía Đông, cửa phụ sẽ nằm ở bên phải của cửa chính. Phần hiên ở phía trước nhà sẽ là nơi nghỉ chân, hoặc chờ đợi khi có nhiều người đến nhà Rông. Để lên nhà Rông, bạn sẽ phải đi qua một chiếc cầu thang lớn. Phần đầu cầu thang sẽ được thiết kế theo từng dân tộc khác nhau như: Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn. Người Jrai là hình quả bầu đựng nước. Người Xê Đăng Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền.

Và nếu như mái đình miền xuôi gắn liền với hình ảnh cây đa, thì nhà Rông Tây Nguyên có cây nêu. Cây nêu được trang trí nhiều họa tiết, đặt ở phía trước sân chính giữa của ngôi nhà Rông để phục vụ các lễ hội lớn của buôn làng. Theo quan niệm của đồng bào Gia Rai, cây nêu là nơi hội tụ các vị thần linh. Ở từng lễ hội, cây nêu mang một hình ảnh biểu tượng khác nhau như cây nêu trong lễ đâm trâu có 4 nhánh, lễ mừng lúa mới cây nêu chỉ có 1 nhánh...

Về hướng, nhà Rông thường quay về 2 hướng: Hướng Bắc hoặc Nam: để tránh ánh nắng gay gắt, đồng thời đón những cơn gió mát. Hướng Đông hoặc Tây: đón nắng sớm, nắng chiếu, giúp xua tan mùi hôi hám.

Nhà Rông là linh hồn, là sức sống của những con người Tây Nguyên. Vì thế nhà Rông phải đẹp, phải kiên cố thì cuộc sống của người dân mới được ấm no, đủ đầy.

Chủ đề: công trình kiến trúc nhà rông sức sống của Tây Nguyên

Nhà rông là một nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Loại hình nhà này đã in đậm trong tâm trí bao thế hệ bà con dân tộc nơi đây và cũng là nét đẹp đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Để hiểu rõ hơn về chức năng, ý nghĩa của công trình nhà rông tây nguyên bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây nhé!

Nhà rông là nhà gì?

Nhà rông là một loại nhà sàn đặc trưng của cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Thường gọi là nhà rông Tây Nguyên. Thường được sử dụng làm nơi tụ họp của buôn làng. Loại hình nhà văn hóa này chỉ có ở các buôn làng người dân tộc Ba na, Gia Rai ở phía Bắc vùng Tây Nguyên. Phổ biến nhất  là ở tỉnh Kon Tum và Gia Lai.

Từ lâu, nhà rông ở tây nguyên đã được biết đến là một sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc Việt. Nó được đồng bào các dân tộc lưu giữ qua nhiều thế hệ và vẫn tiếp tục phát huy nét văn hóa đặc trưng trong xã hội hiện nay.

Nhà rông ở tây nguyên

Xem thêm: Nhà sàn – Nét đặc trưng văn hóa riêng của mỗi dân tộc Việt Nam.

Đặc điểm chung nhà rông

Là nét đặc trưng riêng biệt của người Tây Nguyên nhưng mỗi dân tộc sẽ có những sáng tạo riêng biệt theo văn hóa của đồng bào mình. Tuy vậy, nhà rông ở tây nguyên vẫn được thiết kế với những điểm chung là:

  • Sử dụng vật liệu chính là tre, lồ ô, cỏ tranh lợp nhà,…
  • Nhà được xây dựng trên những cây cột có kích thước lớn từ những cây đại thụ, thẳng đều và chắc chắn.
  • Địa điểm xây dựng là khoảng đất rộng nhất ở trung tâm của buôn làng.
  • Nhà rông tây nguyên thường có chiều dài khoảng 10m, cao 15 – 5m và rộng từ 4 – 6m. Nóc nhà được thiết kế 2 mái, thường được lợp bằng cỏ tranh hoặc lá cây.
  • Sàn nhà được ghép với nhau từ những cây lồ ô hoặc ván gỗ.
  • Ở hai đầu nhà được đặt 2 bếp lửa để sưởi ấm và tổ chức lễ hội.
  • Vách nhà được đan từ tre lồ ô hoặc tre nứa. Tạo ra nét văn hóa lạ mắt và độc đáo.
  • Cầu thang lên xuống của nhà Rông thường được làm bằng các cây gỗ lớn. Gồm có 7 hoặc 9 bậc.

Chức năng của nhà rông tây nguyên

Nhà Rông của người Tây Nguyên được thiết kế với 5 chức năng chính là:

Là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của buôn làng

Nhà Rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là nơi thực hiện các nghi thức cúng lễ các vị Thần. Các vị thần này được gọi chung là “Yàng”. Những nghi thức cúng lễ quen thuộc là: Lễ cầu an, cầu cúng đẩy lùi dịch bệnh, lễ tạ ơn Yàng, mừng nhà mới, lễ chiến thắng,….

Nhà rông được xem là trụ sở của bộ máy quản trị của buôn làng

Là nơi hòa giải các xích mích, mâu thuẫn của dân làng trong cuộc sống. Là nơi xử kiện các vụ kiện cáo của các thành viên trong cộng đồng. Là nơi xử kiện và kết lộ loạn luân,…

Là trung tâm chỉ đạo các hoạt động sinh hoạt sản xuất

Cộng đồng người dân tộc Tây Nguyên dùng nhà này để bàn bạc kế hoạch nuôi trồng. Đồng thời cũng là nơi chỉ đạo các hoạt động sản xuất, trồng trọt và thu hoạch mùa màng.

Nhà rông Tây Nguyên là trung tâm chỉ huy chiến đấu của thời xưa

Thời xa xưa, khi còn đất nước còn chiến tranh, bom đạn. Nhà Rông của đồng bào Tây Nguyên được dùng để làm nơi bàn bạc, chỉ đạo và thực hiện các cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng. Đây cũng là nơi để trả thù, rửa nhục cho các thành viên trong cộng đồng khi bị người của dân tộc khác tấn công hoặc xâm hại.

Là nơi để thực hiện các sự kiện quan trọng của một đời người

Từ lúc sinh ra, trưởng thành, dựng vợ gả chồng và các sinh hoạt cộng đồng. Người dân trong buôn làng đều sử dụng nhà rông để thực hiện các sự kiện trọng đại này.

Nhà rông của dân tộc nào?

Bình thường chúng ta vẫn quen gọi là nhà rông tây nguyên là nét đẹp văn hóa của cộng đồng người dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên chi tiết hơn thì nhà Rông là nhà truyền thống của đồng bào người dân tộc Ba Na thuộc tỉnh Kon Tum. Đây là ngôi nhà đặc biệt, mang trong mình rất nhiều ý nghĩa trong đời sống sinh hoạt của đồng bảo nơi đây. Nó cũng gắn liền với truyền thuyết hình thành nên cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa của nhà rông Tây Nguyên

  • Là nơi ẩn chứa đựng nét đẹp văn hóa tâm linh bền vững và trường tồn của người dân Tây Nguyên.
  • Là nét đẹp văn hóa tinh thần, chứa đựng biết bao mồ hôi, nước, mắt và cả máu. Thể hiện niềm kiêu hãnh và tinh thần tự tôn của cộng đồng dân tộc Việt. Là điềm dự báo về những ước mong cao cả của con người trước thiên nhiên bao la, vũ trụ rộng lớn.
  • Là nơi thể hiện lòng đoàn kết dân tộc. Là sự gắn bó keo sơn của người dân Tây Nguyên nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung.
  • Gắn liền với nét đẹp văn hóa, tinh thần và đời sống sinh hoạt của một cộng đồng dân cư. Mang đậm sắc màu Tây Nguyên.
  • Là di sản văn hóa quý báu, được xem là trái tim của dân làng. Là nơi cất giữ sử thi và huyền thoại dân tộc.

Xem thêm: Thi công nhà mái lá giá rẻ tại TP.HCM và các tỉnh

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên

Vị trí xây dựng

Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên, việc xây dựng nhà Rông phải tuân thủ theo những nghi thức tâm linh nhất định. Nơi xây dựng phải là khu vực cao ráo, rộng rãi. Đảm bảo được tính thoát mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

Ngoài ra, vị trí đặt nhà Rông phải là trung tâm của buôn làng. Thể hiện được “trái tim” của cộng đồng dân tộc. Diện tích xây dựng phải đủ rộng, có thể làm nơi tập trung cho lượng người gấp ít nhất 3 lần tổng số dân cư trong làng.

kiến trúc nhà trông

Hình dáng và kích thước

Hình dáng được ví như một cánh buồm no nó. Nếu ví von gần gũi hơn thì nó giống như lưỡi búa hoặc lưỡi rìu của người dân. Tuy nhiên, hình dáng thực tế của nó là hình elip. Có thể tránh được sức cản gió một cách tốt nhất. Về kích thước thường dao động với độ cao từ 8 – 20m. Thông dụng nhất là trong khoảng 15 – 16. Tuy nhiên cũng có những ngôi nhà cao được thiết kế cao đến khoảng 30m. Thường có chiều dài khoảng 10m và chiều rộng là hơn 4m.

Với kích thước này, nhà này được phân loại thành 2 loại. Một loại là nhà rông đực và một loại nhà rông cái. Trong đó, nhà đực có phần mái cao chót vót, có hà có thể cao đến khoảng 30m.

Nguyên liệu làm nhà rông

Nguyên liệu tre trúc là các vật liệu chủ yếu để làm nhà rông. Thông dụng nhất là: Mây, gỗ, nứa, tre, lá cây, cỏ tranh,….Ngày nay, việc tìm kiếm vật liệu tự nhiên để làm nhà này có phần khan hiếm và khá khó khăn. Vì vậy, chúng bắt đầu được xây dựng bằng các vật liệu thay thế mang tính công nghiệp hơn.

Nhà Rông Kon So Lăl – nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên

Nhà Rông Kon So Lăl là nhà lớn nhất của cộng đồng dân tộc người Tây Nguyên. Căn nhà được xây dựng liên tục trong 4 tháng mới hoàn thiện. Trước đó, người dân trong buôn làng cũng phải mất đến 1 năm để tìm kiếm, chuẩn bị đủ nguyên liệu để làm nhà.

Nhà rông lớn nhất tây nguyên

Để thi công, hoàn thiện được căn nhà mang đậm nét đặc trưng dân tộc. Người dân nơi đây đã phải bỏ ra gần 4000 ngày công. Khi hoàn thành, nhà có độ cao là 20m, chiều dài là 23m và độ rộng chính giữa là 12m. Độ rộng ở 2 bên là 10m mỗi bên. Đây cũng chính là căn nhà rông rộng lớn nhất ở Tây Nguyên tính đến thời điểm này.

Lời kết

Trong văn hóa tín ngưỡng, nhà rông của người Tây Nguyên cũng được xem là nơi tôn nghiêm nhất, ý nghĩa nhất của một cộng đồng dân tộc. Chính vì vậy, người dân nơi đây luôn dành đến nhà rông những tình cảm tốt đẹp, kính nể và trân trọng nhất. Hy vọng nội dung chia sẻ của Tre Trúc Huy Hoàng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích.

Video liên quan

Chủ Đề