Các chi tiêu vốn lưu động

Vốn lưu động là một trong những phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ làm rõ khái niệm và cách tính vốn lưu động doanh nghiệp.

Vốn lưu động là gì?

Vậy vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động chính là số vốn tiền tệ mà doanh nghiệp ứng trước để có thể mua sắm, hình thành tài sản lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động cùng với tài sản cố định là hai yếu tố cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được triển khai ổn định.

Do tài sản lưu động có thời hạn sử dụng ngắn nên vốn lưu động cũng luân chuyển nhanh và hình thái biểu hiện cũng luôn thay đổi trong suốt quá trình sản xuất.

Từ vốn tiền tệ ban đầu trở thành vốn dự trữ vật tư hàng hóa -> vốn sản phẩm dở dang -> bán thành phẩm -> thành phẩm và cuối cùng trở lại hình thái vốn bằng tiền.

Công thức tính vốn lưu động của doanh nghiệp

Công thức tính vốn lưu động như thế nào

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục, được lặp lại theo chu kỳ kinh doanh. Việc này cũng được ghi chép cẩn thận trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh đều phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Thông qua công thức tính vốn lưu động, bạn có thể xác định được doanh nghiệp có thể đáp ứng được nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và mất bao nhiêu lâu để đáp ứng được nghĩa vụ đó.

Công thức tính vốn lưu động:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

* Tính tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn chính là loại tài sản mà doanh nghiệp có thể quy đổi thành tiền mặt trong thời gian một năm. Bao gồm tiền mặt và các tài khoản ngắn hạn khác.

Nợ ngắn hạn chính là những khoản nợ doanh nghiệp cần phải thanh toán trong thời hạn một năm, bao gồm: Nợ phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả.

Thường thì bạn có thể tìm thấy các số liệu về tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn trong công thức tính vốn lưu động chính là tổng tài sản ngắn hạn và tương tự với nợ ngắn hạn chính là tổng các khoản nợ ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán.

Có thể tổng kết lại công thức tính tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn như sau:

TSNH = Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + TSNH hạn khác

NNH = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác

Bạn có thể tìm hiểu về bảng cân đối kế toán mẫu tại bài viết:

Bảng cân đối kế toán là gì và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

Phân loại vốn lưu động

Nhằm quản lý vốn lưu động tốt, cần phải có sự phân loại vốn lưu động. Chúng ta có thể phân loại vốn lưu động theo các cách chủ yếu sau:

Phân loại VLĐ theo vai trò

Theo cách này, vốn lưu động được chia thành:

- Vốn lưu động trong giai đoạn dự trữ như vốn nguyên vật liệu, vốn phụ tùng, công cụ, dụng cụ nhỏ…

- Vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...

- Vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn.

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thẻ bố trí cơ cấu vốn hợp lý trong từng giai đoạn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện liên tục và nhịp nhàng.

Phân loại VLĐ theo hình thái biểu hiện

Theo cách này, vốn lưu động có thể chia thành:

- Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn hàng tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…

- Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…

Cách phân loại này giúp cho việc đánh giá mức dự trữ tôn kho và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

1. Tốc độ luân chuyển VLĐ

1.1. Ý nghĩa của việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ

  • Tức là rút ngắn thời gian VLĐ nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông, từ đó mà giảm bớt số lượng VLĐ chiếm dùng, tiết kiệm VLĐ trong luân chuyển.
  • Có thể giảm bớt số VLĐ chiếm dùng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bình thường, với số vốn như ban đau doanh nghiệp có thể mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh mà không can tăng thêm vốn.
  • Ảnh hưởng tích cực đến việc hạ giá thành và giảm chi phí lưu thông.

1.2. Phương hướng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ

  • Trong khâu dự  trữ sản xuất:   Chọn   điểm  cung   cấp hợp  lý để rút ngắn     số ngày hàng đi trên đường, số ngày cung cấp khác nhau; căn cứ vào nhu cầu VLĐ đã xác định và tình hình cung cấp vật tư thực hiện việc tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ vật tư nhằm rút bớt số lượng dự trữ luân chuyển hàng ngày.
  • Bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
  • Ở khâu lưu thông: Nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, làm tốt công tác tiếp thị để tăng doanh thu tiêu thụ. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày xuất vận và thanh toán để thu tiền hàng kịp thời, tăng nhanh tốc đô luân chuyển VLĐ ở khâu này.
  • Kịp thời phát hiện và giải quyết những vật tư, hàng hoá ứ đọng trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vật tư hàng hoá ứ đọng

2. Mức tiết kiêm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển

Mức tiết kiệm VLĐ: nếu doanh nghiệp tăng được tốc đô luân chuyển vốn lưu đông sẽ tiết kiệm tuyệt đối hoặc tương đối VLĐ

2.1. Tiết kiêm tuyệt đối VLĐ

Các chi tiêu vốn lưu động

3. Hiệu suất sử dụng VLĐ

Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu đông được biểu hiện trước hết ở tốc đô luân chuyên VLĐ của doanh nghiệp. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tốc đô luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lan luân chuyển (Số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của môt vòng quay vốn).

3.1.Số vòng (lần) luân chuyển VLĐ (L):

Số lan luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong môt thời kỳ nhất định, thường tính trong môt năm.

M (Doanh thu thuần)

VbqVLD (Vđm)

Trong đó:

  • M: là tổng mức luân chuyển vốn (Doanh thu thuan)
  • VbqvLD: VLĐ chiếm dùng bình quân trong kỳ (số dư bình quân ve VLĐ).
  • Vđm: VLĐ dịnh mức kỳ kế hoạch

Chú ý: Nếu tính số lần luân chuyến VLĐ cho năm KH thì sử dụng Vđm Ý nghĩa:

  • Chỉ tiêu này nói lên trong môt kỳ nào đó VLĐ của doanh nghiệp thực hiện được mấy vòng tuan hoàn.
  • Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng to vốn lưu đông càng được sử dụng có hiệu quả.

Số vốn lưu đông bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số vốn lưu đông trong kỳ quý hoặc tháng.

Vq1 + Vq2 + Vq3 + Vq4

Các chi tiêu vốn lưu động

3.2. Kỳ luân chuyển bình quân: (K)

Các chi tiêu vốn lưu động

Ý nghĩa:     chỉ  tiêu nay cho biết      số  ngày  cần  thiết để thực     hiện  một  vòng tuần hoàn của VLĐ.

Ví dụ 3-7: Doanh nghiệp X có tài liệu năm N như sau:

  1. Tổng doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm 3 quí đầu năm là: 9.600 trđ.
  2. Số vốn lưu động 3 quí đầu năm:
  • Đầu quí I: 4.200 triệu đồng            – Cuối quí I: 3.800 triệu đồng
  • Cuối quí II: 3.820 triệu đồng         – Cuối quí III: 3.600 triệu đồng
  1. Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh trong quí 4 như sau:
  • Vốn lưu động cuối năm: 4.440 triệu đồng
  • Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm: 4.188 triệu đồng

Yêu cầu: Xác định lần luân chuyển vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động của năm N?

Bài giải:

  1. Doanh thu thuẩn năm N là: 9.600 + 4.440 = 14. 040 triệu đồng
  2. Vốn lưu động bình quân năm N là (4200/2 + 3.800 + 4.100 + 3.600 + 4000/2)/4 = 3.900 triệu đồng
  1. Số lần luân chuyển vốn lưu động

Lần luân chuyển vốn lưu động = Doanh thu thuần/vốn lưu động bình quân

L = 13788/3900 = 3,6

  1. Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ / số lần luân chuyển

K = 360/3,6 = 100 ngày.

Đăng nhập