Viết cho con gái sắp vào lớp 1

Ngày khai giảng, con gái mẹ dậy từ sớm chuẩn bị đến trường. Chắt chiu sự trân quý và nhen nhóm từng chút yêu thương, mẹ muốn vun vào lòng con niềm vui của mỗi ngày đến trường, niềm hạnh phúc được sống trong vòng tay thầy cô và bè bạn.

Mái trường này sẽ gắn bó với con suốt 5 năm tiểu học, là mái nhà thứ hai chở che, nâng đỡ đôi cánh bé bỏng, chập chững của con trong hành trình học làm người dài miên man.

“Mẹ ơi, tim con đập rộn ràng này…”. Tiếng con thỏ thẻ vang lên sau lưng mẹ khi xe sắp vào cổng trường. Mẹ trân trọng và cảm ơn vô cùng tiếng trống rộn rã trong lồng ngực bé xíu kia. Bởi con đang cảm nhận được sự thiêng liêng, ý nghĩa, quý giá của giây phút khai trường.

Chỉ cần một chút xíu khác biệt trong cảm xúc, một chút xíu hân hoan, háo hức trên mỗi bước chân đến trường cũng đủ giúp cho việc học tập của con ở trường thuận lợi hơn, thú vị hơn rất nhiều.

Viết cho con gái sắp vào lớp 1
Học sinh lớp 1 (ảnh minh họa)

“Làm sao để cùng con trẻ tạo ra sự hứng thú trong học tập và niềm vui mỗi ngày đến trường?” vẫn luôn là nỗi trăn trở cũng là giấc mơ lớn của mỗi chúng ta.

Mẹ may mắn cùng con trải nghiệm từng chút một những cảm xúc tích cực đó và mẹ sẽ cố gắng duy trì niềm vui học tập trong con. Để con thấy rằng rời xa mái trường mầm non chưa hẳn là chấm dứt một thời vui chơi hồn nhiên, vô tư vô lo để bước vào một chặng đường mới cam go, gian nan hơn. Và lớp Một mở ra không phải là “kỷ luật quân đội” bắt đầu!

Mẹ muốn kiến thức sẽ không phải là gánh nặng mà con miễn cưỡng tiếp thu. Học một kiến thức mới cũng như chơi một trò chơi mà người chiến thắng nghiễm nhiên được phần thưởng lớn lao nhất, đó là sự công nhận của cô giáo và lời khen tặng của bạn bè.

Mẹ mong con học được nhiều hơn những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và càng nhiều càng tốt những bài học làm người quý giá. Lớp học bán trú ít nhiều cũng đã dạy con tính tự lập và nề nếp trường lớp sẽ rèn cho con sự gọn gàng, ngăn nắp, tính lễ phép, lòng sẻ chia... Nhưng mẹ vẫn mong con sẽ thực hành những bài học ấy bằng sự tự nguyện, ý thức tự thân vận động chứ không phải vì ánh mắt hay lời nhắc nhở của cô giáo!

Mẹ con mình sẽ nói không với học thêm con nhé, ngoại trừ môn tiếng Anh con phải đến trung tâm để luyện giao tiếp và thực hành nói. Mẹ hy vọng rằng mỗi ngày con có đủ thời gian để học và chơi, dùi mài kiến thức và vận động cơ thể. Sự phát triển cân đối giữa trí tuệ, thể chất và tâm hồn sẽ giúp con có một cơ thể khỏe, trí óc khỏe và một tâm hồn khỏe.

Mẹ sẽ đồng hành cùng con trong mỗi bài học ở trường. Nhưng mẹ sẽ không dạy trước chương trình ở lớp con đâu. Mẹ sẽ hướng dẫn con làm những bài tập tương tự, những câu văn tương đồng. Để mỗi bài học trên lớp của con sẽ luôn mới lạ, kích thích tính khám phá, hứng thú trong con.

Điều cuối cùng mẹ luôn nhủ lòng là sẽ cố gắng không đánh giá con qua điểm số, thành tích, bằng sự so sánh hơn thua với bạn bè. Để rồi ánh buồn sẽ vương trên mắt con mỗi khi viết xấu chữ, làm sai bài toán. Và cái áp lực thành tích vô hình lớn dần từ lúc nào đeo bám dọc theo tuổi thơ ảm đạm của con. Mẹ hứa sẽ không để tình huống xấu ấy xảy ra, con yêu nhé!

Nguyễn Thùy

Mọi thông tin, bài viết đóng góp cho chuyên mục Giáo dục, quý độc giả có thể gửi ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email .

Xin trân trọng cảm ơn!

Hôm nay là ngày trọng đại đối với con gái của mẹ: Ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời học sinh của con. Từ đây, con bắt đầu một hành trình mới, chính thức là “sinh viên lớp 1” như  mọi người thường đùa con mỗi khi đến chơi nhà.

Cả đêm trước ngày khai giảng, con trằn trọc không ngủ, thỉnh thoảng lại nhỏm người dậy xem đồng hồ. Nằm bên con, mẹ cũng không ngủ được, cũng hồi hộp thấp thỏm cùng con.

Buổi sáng, con dậy thật sớm, háo hức tự chuẩn bị cho mình mọi thứ cần thiết. Suốt dọc đường đến trường, con líu lo hỏi mẹ đủ điều. Nhìn ánh mắt ngây thơ của con, mẹ thầm mong sao, con gái luôn giữ được vẻ ngây thơ, trong trẻo như vậy.

Viết cho con gái sắp vào lớp 1
Viết cho con gái sắp vào lớp 1

Nhưng bất giác, mẹ lại thấy thương con vô hạn. Mẹ thấy như có lỗi với con, vì có lẽ nếu so với anh trai của con, mẹ đã không có sự công bằng.

Khi anh con chuẩn bị vào lớp 1, bố mẹ đã lo lắng tham khảo khắp nơi và chợt giật mình, hầu hết trẻ con chuẩn bị vào lớp 1 đều được đi luyện chữ và học vần đâu đó. Bố mẹ phải cấp tốc gửi anh con vào một lớp luyện viết chữ đẹp. Chỉ sau 3 tháng hè, anh trai con đã đọc thông, viết thạo và đến trường đầy vẻ tự tin.

Chiến dịch cho anh con vào lớp 1 cũng là thử thách khá lớn đối với bố mẹ. Ông bà, bố mẹ đã phải dậy từ 2h sáng để đi “đặt gạch” xin cho anh con được vào trường thực nghiệm. Ông bà đã già, lại phải dậy sớm, ngồi chen chúc, nhếch nhác ở cổng trường học, làm mẹ rớt nước mắt. Nhưng ông bà thương cháu, nhất định phải ngồi để “xin số” cho bằng được.

Cuối cùng, sự vất vả của ông bà, bố mẹ cũng đã được đền đáp. Anh trai con cũng được vào học ở trường thực nghiệm. Vào được trường đã khó, nhưng cuộc đua học hành lại còn khốc liệt hơn gấp nhiều lần. Cả ngày học bán trú, tối về anh tiếp tục được học ôn thêm ở nhà cô về kiến thức nâng cao và học thêm ở các trung tâm ngoại ngữ. Các ngày thứ 7, Chủ nhật, bố mẹ cho anh đi học thêm các lớp về rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy…

Anh con bị xoay như chiếc đèn cù, hầu như không còn thời giờ để nghỉ. Thậm chí, nhiều khi 6 giờ chiều mới đi học về đến nhà, cơm không kịp ăn mà chỉ ăn vội bánh mì để tiếp tục ca học thêm vào 7 giờ tối.

Thời gian đối với bố mẹ thực sự “quý hơn vàng”. Hai bố mẹ phải thường xuyên đổi ca ở cơ quan để thay nhau chở anh con đi học và đón con ở lớp học mẫu giáo.

Năm anh con lên lớp 4, mẹ tham khảo xung quanh thì được biết, có phụ huynh đã cho con mình học lò luyện từ cách đây một vài năm để lấy đà để thi vào cấp 2. Bởi nghe họ nói cũng có lý, giờ con nhà ai cũng học, con nhà mình không học thì chắc chắn sẽ không bao giờ vào được trường chuyên, lớp chọn. Mà cấp 2 lại khá quan trọng, là tiền đề để thi vào các trường chuyên, lớp chọn ở cấp 3. Nếu được như vậy, cửa vào đại học mới sáng sủa.

Mẹ lại cuống cuồng đi tìm lò luyện cho anh con. Nhiều lúc, nhìn anh con xoay như chong chóng, mẹ thương vô cùng. Nhưng nghĩ đến tương lai của các con, mẹ lại phải nén lòng...

Mấy hôm trước, khi chuẩn bị đồ cho con, bất giác mẹ nhìn thấy tấm bằng cử nhân của mẹ ở dưới đáy tủ. Đã bao năm nay, mẹ gần như lãng quên và tạm bằng lòng với công việc mình bấy lâu vẫn làm: Công nhân một công ty vệ sinh môi trường. Nhưng giờ nhìn thấy tấm bằng Đại học, tự nhiên bao ký ức ngày xưa lại trỗi dậy.

Cũng có một thời, mẹ cũng đầy hoài bão, ước mơ và đã học bằng mọi giá để thi vào Đại học. Khi đã đạt được ước mơ của mình và lúc ra trường, mẹ tràn trề hy vọng sẽ tìm được công việc phù hợp với tấm bằng cử nhân loại khá của mình. Mẹ đã chờ đợi 1 năm, 2 năm, 3 năm… và đến khi không còn đủ kiên nhẫn, mẹ đã cất tấm bằng vào đáy tủ và an phận với công việc đang làm.

Mân mê tấm bằng trên tay, mẹ chợt giật mình tự vấn, có phải mẹ vô tình đang bắt các con bước theo con đường mẹ đã vạch sẵn. Vô tình tạo áp lực và đánh cắp tuổi thơ của các con. Mẹ đang kỳ vọng quá mức con mình?...

Nhưng hôm nay, trên đường đưa con gái đến trường dự lễ khai giảng, nghe nhiều phụ huynh kháo chuyện con mình đọc thông, viết thạo, học hành giỏi giang, tự nhiên mẹ lại cảm thấy như người mắc lỗi: Lẽ nào mẹ đang làm việc không phải với con?./.

Việc học hành của con cái luôn là nỗi bận tâm khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu. Chẳng thế mà có ít đâu những người cha, người mẹ xếp hàng từ đêm để nộp đơn cho con vào học một trường công, hay nhịn ăn, nhịn mặc để con được học thêm 1 thầy giáo tốt.

Thế nhưng, có lẽ đi ngược lại với số đông, nhà báo Nguyễn Thế Nam mới đây đã gây xôn xao cộng đồng mạng khi đăng tải bức tâm thư gửi cho cô con gái bé nhỏ trước khi chuẩn bị bước vào lớp 1. Không đặt nặng lên vai con điểm số hay thành tích, người cha này nhắn nhủ con gái hãy chơi đi, học ít thôi, chơi là chính.

Viết cho con gái sắp vào lớp 1

Bé Thùy Minh - con gái nhà báo Nguyễn Thế Nam (Nguồn: Facebook T.N.N)

Nguyên văn bức thư của nhà báo Nguyễn Thế Nam gửi con gái:

"Thế là, năm nay con gái của bố vào lớp 1. Dù chưa khai giảng chính thức, con đã đi học trước được mấy buổi. Nhìn con với các bạn trong lớp, bố thấy vui. Con không quá bé, không quá mập, không quá gầy, không quá cao mà cũng không quá thấp. Và đó cũng là mục tiêu mà bố hướng đến cho con khi bắt đầu những năm đèn sách: không quá giỏi mà cũng không quá dốt. Ở đời, cái gì quá cũng dở, ngay cả Dương… Quá cũng đâu có hay.

Đối với bố, lớp 1 và suốt các năm cấp tiểu học, con đến trường thì học ít thôi, vui chơi là chính. Con không cần phải còng lưng vì đèn sách, phải đặt mục tiêu viết chữ đẹp, phải cộng trừ nhân chia nhoay nhoáy, phải nói tiếng Anh nhanh hơn tiếng Việt. Mấy ông nhà văn, nhà thơ hay nhà báo như bố, hồi bé đều viết chữ đẹp, lớn lên đa phần nghèo rớt mùng tơi. Mấy ông bác sĩ bạn của bố, chữ xấu như gà bới vẫn giàu nứt đố đổ vách con ạ.

Bố thấy thật buồn cười, khi bố mẹ của các bạn khác đăng ký cho con vào lớp 1, lại dấm dúi cho nhà trường thêm chục triệu bạc, để con mình được xếp vào lớp chọn. Rồi bố mẹ các bạn ấy, lại dấm dúi cho cô chủ nhiệm, để cho con mình được chú ý hơn. Cứ như thế, cả cuộc đời của bố mẹ cứ dấm dúi theo con. Bố không làm thế đâu. Thề luôn.

Viết cho con gái sắp vào lớp 1

Nhà báo Nam khẳng định gia đình sẽ không "dấm dúi" xin xỏ để cho con vào lớp chọn (Nguồn: Facebook T.N.N)

Này nhé con yêu, hồi bé, bố đâu có được ông bà cho đi học bậc mầm non. Khi vào lớp 1, bố bắt đầu bằng 2 bàn tay trắng. Nói như người Huế, không biết một chữ đui nào cả. Thế mà, bố từng là học sinh chuyên Văn Quốc Học Huế hẳn hoi. Năm lớp 9, bố từng là một trong 10 bạn nằm trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi Văn quốc gia của tỉnh. Nói con đừng buồn, đội tuyển nào bố cũng có mặt, chỉ là chả được cái giải nào cả. Mình thích là mình thi thôi, có giải hay không nó còn… hên xui, con à.

Tuổi thơ của bố là đầu đội trời (đến cái mũ che nắng cũng không có), chân đạp đất, bố vẫn đến hẹn thì lấy bằng, nào tiểu học, nào trung học cơ sở, nào trung học phổ thông cho đến đại học.

Viết cho con gái sắp vào lớp 1

Nụ cười tinh nghịch của bé Thùy Minh (Nguồn: Facebook T.N.N)

Thì con nhìn xem, con hơn bố bao nhiêu, 3 tuổi học mầm non T.Đ.T.T, học giỏi quá nên 4 tuổi bị đuổi sang mầm non S.V, lại học xuất sắc quá nên 5 tuổi bị đuổi sang học mầm non B.N, học nhiều mầm như thế mà vào lớp 1 học vẫn í ẹ thì lỗi tại mẹ chứ không phải bố con nhé. Người ta bảo mẹ nào con nấy mà.

Tóm lại con ạ, chuẩn bị vào lớp 1 rồi, mình cứ "học ít thôi, chơi là chính". Phận làm con gái, hơn nhau ở… tấm chồng. Học nhiều, bằng cấp cao, đa phần là gái xấu.

Bố thề luôn".

Được biết, nhà báo Nguyễn Thế Nam hiện sinh sống tại Hà Nội cùng vợ và cô con gái là bé Nguyễn Thùy Minh, năm nay tròn 6 tuổi.

"Dòng chia sẻ của tôi xuất phát từ những gì đã trải qua với bản thân mình. Những gì mình không thích, đừng ép con cái phải làm theo", anh Nam bày tỏ.

Cũng theo chia sẻ của anh Nam, dù bố mẹ không dạy thêm ở nhà cũng như không hề cho con đi học thêm các thầy cô giáo, nhưng bé thùy Minh mới đi học lớp 1 đã nhận được mặt chữ.

"Đến giờ học bảo bé ngồi vào bàn học tập đọc, tập viết thì bé rất tự giác và tỏ ra thích thú. Đặc biệt, bé rất hay trao đổi các bài học với bố mẹ".

Mỗi cuối tuần khi con được nghỉ học, thay vì ép bé đi học thêm thì gia đình anh Nam thường dẫn bé đi chơi và tham gia các hoạt động ngoài trời. Cả anh và vợ đều có quan điểm là cho con học lớp kỹ năng sống để giúp con tự tin, hoạt bát hơn chứ sẽ không ép con phải học nhiều, theo đuổi các thành tích trên lớp học.

Những chia sẻ của anh Nam vẫn được cộng đồng mạng quan tâm và bày tỏ nhiều ý kiến.