Văn hóa và văn minh có mối quan hệ như thế nào?

“Văn hóa” và “văn minh” là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau mặc dù cùng có chữ Văn. Cả hai đều biểu đạt và khả năng diễn đạt của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia, nhân loại). Trong bài viết sau, khacnhaugiua.vn sẽ lý giải sự khác nhau này nhé. 

I. Khái niệm văn hóa và văn minh

Văn hóa là gì?

Theo GS,TSKH Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.

Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO: “Văn hóa là tất cả những gì tiêu biểu nhất được coi là cái tốt, cái đúng, cái đẹp của một dân tộc hay của một cộng đồng người”.

Văn hóa và văn minh có mối quan hệ như thế nào?

Đơn giản, dễ nhớ nhất là khái niệm của GS. Từ Chi (nhà dân tộc học hàng đầu Việt Nam): “Những gì không phải tự nhiên thì là văn hóa. Những gì là tự nhiên nhưng có sự tác động của con người thì cũng trở thành văn hóa.”

Văn hóa có thể tồn tại ở dạng vật chất lẫn phi vật chất. Ở khía cạnh phi vật chất của xã hội như thì văn hóa sẽ tồn tại ở ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị. Còn khía cạnh vật chất thì văn hoá sẽ tồn tại ở dạng nhà cửa, quần áo, các phương tiện,… 

Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được nhắc đến để nói về nền văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh,… của một quốc gia. Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính là biểu hiện của cách hiểu này. Một cách hiểu khác mà bạn cũng từng gặp: văn hóa là cách sống tại khu vực đó bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận,…

Văn minh là gì?

Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn minh là khái niệm dùng để chỉ trình độ phát triển về giá trị vật chất (là chủ yếu) của một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử nhất định đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại”.

Văn hóa và văn minh có mối quan hệ như thế nào?

Theo định nghĩa của Xã hội học Văn hoá và Văn hóa học thì “Văn minh là toàn bộ những phát minh của con người dựa trên quá trình tìm tòi và khám phá ra các “quy luật của tự nhiên”, để hình thành nên những hệ thống lý thuyết “khoa học – kỹ thuật” cơ bản. Từ đó sáng chế ra các “công nghệ – máy móc” (công cụ sản xuất vật chất) và những“sản phẩm vật chất”(đồ dùng sinh hoạt) mang tính thực dụng (pragmatism) nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người. Văn minh còn bao gồm toàn bộ “ kỹ thuật sinh sống” và “tổ chức xã hội” nhằm thiết lập nên những “thiết chế” xã hội mang tính hiện đại, giúp cho con người thực hiện được quyền sống, quyền tự do và quyền dân chủ của mỗi cá nhân và cả cộng đồng – xã hội.”

Nhiều nhà xã hội nhận định văn hóa và văn minh có sự liên kết với nhau, thể hiện ngay trong khái niệm. Nếu văn hóa được coi là biểu hiện tinh thần vững mạnh của cộng đồng thì văn minh thì bắt nguồn từ khoa học và thể hiện trước hết ở sự tiến bộ của kỹ thuật, của máy móc, sản xuất. Một số nhà xã hội khác lại có quan điểm rằng,  thuật ngữ văn minh là để chỉ toàn bộ những nền văn hóa riêng biệt có nguồn gốc chung hay quan hệ chung, như văn minh phương Tây bao gồm văn hóa Pháp, Anh, Đức,…

Văn hóa và văn minh có mối quan hệ như thế nào?

II. Sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh

Dưới đây là 1 số điểm khác nhau giữa văn hóa và văn minh được các nhà xã hội học liệt kê: 

Khái niệm

Khái niệm “văn hóa” là thuật ngữ chỉ cách chúng ta suy nghĩ, cư xử và hành động. Còn văn minh đề cập đến quá trình mà một khu vực hoặc xã hội, mở ra một giai đoạn phát triển là tổ chức tiên tiến của con người.

Mức độ rộng lớn 

Nền văn minh được đánh giá là lớn hơn nhiều so với một nền văn hóa. Vì văn minh là một tập hợp phức tạp được tạo thành từ nhiều thứ trong đó một khía cạnh là văn hóa. Văn hóa không thể nói là tiến bộ. Nền văn minh luôn trong tình trạng tiến bộ..

Thời gian phát triển

Theo các nhà xã hội học của thế kỷ 19, văn hóa phát triển sớm hơn và nền văn minh được tạo ra sau đó. Văn minh là một nhà nước phát triển văn hóa rất tiên tiến. Văn hóa tồn tại trong một nền văn minh. Một nền văn minh có thể được tạo thành từ một số nền văn hóa.

Sự ràng buộc

Văn hóa có thể tự tồn tại nhưng văn minh thì không. Có văn hóa mới tạo ra văn minh và không có chiều ngược lại. 

Phương thức tồn tại

Văn hóa có thể tồn tại ở cả hai dạng hữu hình và vô hình. Một nền văn minh ít nhiều hữu hình.

Di truyền/tính kế thừa

Văn hóa có thể được học hỏi và truyền qua phương tiện nói và giao tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng văn minh thì không vì tính phức tạp của nó. 

Phạm vi phản ánh 

Văn hóa thể hiện nhiều hơn trong Tôn giáo, nghệ thuật, khiêu vũ, văn học, phong tục, đạo đức, âm nhạc, triết học, v.v. Còn văn minh thì thể hiện ở Luật, hành chính, cơ sở hạ tầng, kiến ​​trúc, sắp xếp xã hội, v.v.

Mức độ thể hiện

Văn hóa thể hiện mức độ hoàn thiện bên trong lớn nhất, và vì vậy nó là nội tại. Còn văn minh là thể hiện những hình thức bên ngoài, tức là nó là sự thể hiện của công nghệ hiện đại, sản phẩm, thiết bị, cơ sở hạ tầng, v.v.

Trên đây là một số khái niệm cũng như sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh mà khacnhaugiua.vn đã tổng hợp lại từ các nguồn uy tín. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn phân biệt và hiểu rõ 2 khái niệm này. 

Với giải Câu 7 trang 28 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Câu 7 trang 28 SBT Lịch sử 10: Mối quan hệ giữa văn minh và văn hoá là

A. văn hoá ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hoá phát triển.

B. văn minh ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn hoá ra đời. Văn hoá ra đời sẽ thúc đẩy văn minh phát triển.

C. đều là những giá trị vật chất do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay.

D. đều là những giá trị tinh thần do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 24 SBT Lịch sử 10: Điền vào chỗ trống các thông tin cho sẵn để làm rõ khái niệm văn hoá, văn minh....

Bài tập 2 trang 24 SBT Lịch sử 10Em hãy điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây để phân biệt văn hoá và văn minh....

Bài tập 3 trang 25 SBT Lịch sử 10: Dựa vào Hình 5.1, em hãy nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì cổ đại - trung đại.....

Bài tập 4 trang 25 SBT Lịch sử 10: Điền vào chỗ trống các nền văn minh tương ứng với các giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam và văn minh Đại Việt của Việt Nam thuộc giai đoạn nào của lịch sử văn minh thế giới?.....

Bài tập 5 trang 25, 26 SBT Lịch sử 10Xác định các hình ảnh đã cho là biểu hiện của văn hoá hoặc văn minh và sắp xếp vào các ô phù hợp......

Câu 1 trang 27 SBT Lịch sử 10: Nền văn minh nào dưới đây ra đời sớm nhất trên thế giới?....

Câu 2 trang 27 SBT Lịch sử 10: Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra...

Câu 3 trang 27 SBT Lịch sử 10: Văn minh là trạng thái tiến hoá, phát triển cao của nền văn hoá...

Câu 4 trang 27 SBT Lịch sử 10: Khác với văn minh, văn hoá thường có....

Câu 5 trang 27 SBT Lịch sử 10: Khác với văn hoá, văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra....

Câu 6 trang 27 SBT Lịch sử 10: Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có...

Câu 8 trang 28 SBT Lịch sử 10: Các nhà nghiên cứu dựa vào các tiêu chí nào để xác định một nền văn minh?.....

Câu 9 trang 28 SBT Lịch sử 10: Văn minh nhân loại trải qua tiến trình.....