Ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải

Xử lý nước thải bằng tảo chlorella là một đề án sáng kiến khoa học mới của ngành vi sinh vật. Hãy theo dõi xem nó có tác dụng tốt hay xấu đối với nước thải nhé.

Người tạo: Admin - 25 tháng 11, 2020

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đã không còn là một việc lạ lẫm đối với bất cứ ai trong ngành hay mong muốn trong việc xử lý nước thải ngoài môi trường. Lý do vì sao? Do phương pháp này đang là một xu hướng mới mà nhiều doanh nghiệp quan tâm và áp dụng do nó có tính bền vững và an toàn với thời gian. Và công nghệ xử lý nước thải bằng tảo chlorella là một trong các hướng đi mới của nước ta và loại hình này cũng đã rất phổ biến tại nước ngoài. Mô hình này dùng để xử lý hàm lượng photpho và nitơ còn tồn đọng trong nước và để nhằm hạn chế phú dưỡng nguồn nước. 
 

Ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải

Nghiên cứu xử lý nước thải bằng tảo chlorella

1. Xử lý nước thải bằng tảo chlorella - Đó là gì?


Vậy loại tảo chlorella này là gì và có công dụng tốt gì? Tảo chlorella hay còn gọi là tảo lục, nó là một trong những loài rong đặc biệt và nó có tên khoa học là Pyrenoidosa và chúng sống ở vùng nước ngọt và được cho là có hàm lượng Chlorophyll cao nhất cao nhất trong tất cả các loài thực vật quang hợp. Loại tảo lục này rất giàu hàm lượng vitamin, protein và các khoáng chất khác. Những loại protein của loại tảo lục này có chứa các axit amin rất cần thiết cho cả nhu cầu của người và các động vật. Về vitamin thì nó có rất nhiều chứa trong thành Chlorella pyrenoidosa như: tiền vitamin A (beta carotene), vitamin C, riboflavin (B2), pyridoxine (B6), niacin (vitamin PP), vitamin B3 (axit pantothenic), vitamin B9 (axit folic), vitamin B12, vitamin H (biotin), vitamin K, choline, axit lipoic và inositol. Còn các nguyên tố khoáng có trong tảo là canxi, kẽm, photpho, iot, magie, sắt và đồng. 

2. Ứng dụng xử lý nước thải bằng tảo chlorella để xử lý chất hữu cơ  

Ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải

Xử lý nước thải bằng tảo chlorella
 

Các chất hữu cơ mà có trong nước thải là các thành phần chất bị ô nhiễm gây nhiều mối quan tâm và sự chú ý to lớn đối với các nhà môi trường. Nước thải thường sẽ bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, nó nó luôn có thông số có hàm lượng COD và BOD5 cao. Các chất hữu cơ có trong môi trường nước thải có thể sẽ gây ra sự giảm nồng độ oxy do sự hoạt động của các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải mà hoạt động mạnh, bên cạnh đấy thì quá trình phân hủy những chất hữu cơ phát sinh ra những mùi gây khó chịu, đặc biệt là trong quá trình phân hủy các sinh học yếm khí. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng vi tảo Chlorella vulgaris có khả năng loại bỏ được các chất hữu cơ trong nước thải khá cao.

Vào năm 2010, một nhà thí nghiệm Wang và cộng sự của mình tiến hành việc thí nghiệm nuôi trồng giống tảo Chlorella vulgaris này trong môi trường có nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao (với hàm lượng COD đầu vào là 20180 mg/l). Nghiên cứu thực hiện việc khảo sát hiệu suất để loại bỏ những chất hữu cơ có trong nước thải ban đầu với 3 định mức pha loãng khác nhau khi so với nước thải ban đầu: 5 lần, 10 lần và 20 lần, hàm lượng mà COD đầu vào với các con số tương ứng lần lượt là 3665 mg/l, 1864 mg/l và 1064 mg/l. Chỉ sau 14 ngày thí nghiệm, hiệu suất cho việc loại bỏ các chất hữu cơ của 3 tỷ lệ pha loãng này nó không chênh lệch nhau nhiều (chỉ khoảng 70%), trong đó tỷ lệ pha loãng 5 lần thì cho kết quả cao nhất là 72,6%.

Thêm vào đấy thì kết quả của cuộc thí nghiệm Ma et al năm 2014 chỉ ra được rằng tảo Chlorella vulgaris có khả năng xử lý các chất hữu cơ rất tốt. Nghiên cứu tiến hành cho việc nuôi trồng tảo ngay trong nước thải sinh hoạt có hàm lượng với nồng độ COD là 2613,3 mg/l mà đối với mẫu không tiệt trùng (Raw centrate – RC) và 2786,7 mg/l mà đối với mẫu tiệt trùng (Autoclave centrate – AC) ở tại 4 nồng độ của tảo ban đầu khác nhau 0,02 g/L; 0,05 g/L; 0,1 g/L và 0,2 g/L.

Ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải

Hình ảnh tảo lục Chlorella
 

Theo như nghiên cứu cho thấy thì mẫu RC có nồng độ COD giảm từ 2613 mg/L xuống 545, 496, 456 và 452 mg/L chỉ trong vòng 2 ngày đầu tiên tương ứng với hàm lượng nồng độ tảo là 0,02; 0,05; 0,1 và 0,2 g/L (tương ứng đối với các hiệu suất xử lý COD là 87,1%; 87,2%, 87,0% và 87,2%). Còn mẫu AC thì nồng độ COD cũng đã giảm đáng kể từ con số 2787 mg/L xuống còn 737, 576, 617 và 467 mg/l tương ứng lần lượt với các nồng độ tảo có hàm lượng ban đầu là 0,02; 0,05; 0,1 và 0,2 g/L (tương đương hiệu suất xử lý COD lần lượt với các chỉ số 86,8%; 88%; 88,6% và 88,2%).

Từ các kết quả của những nghiên cứu trên ta thấy tảo Chlorella vulgaris đã chứng tỏ được khả năng của mình trong việc loại bỏ những chất hữu cơ có trong nước thải với những hiệu suất quá trình xử lý cao (đạt trên 80%).

3. Phản hồi việc xử lý nước thải bằng tảo chlorella 

Theo như tìm hiểu từ một số bạn sinh viên nghiên cứu trong Hiệp hội Sinh học đã bàn luận về việc xử lý nước thải bằng phương pháp này như sau:

Khi phải cung cấp ánh sáng cho hệ thống xử lý nước thải bằng vi tảo, sẽ tốn chi phí lớn cho năng lượng, thiết kế, diện tích…

Trả lời: do đã nghiên cứu xử lý và đã tối ưu hóa mô hình này trong phòng thí nghiệm và với quy mô như vậy thì chi phí cho năng lượng, thiết kế hay diện tích… là không đáng kể còn nghĩ tới việc đưa mô hình ra thực tiễn thì lúc này 3 vấn đề này có thể giải quyết được, thứ nhất nguồn cung cấp năng lượng cho tảo sinh trưởng tăng sinh khối chính là asmt , thứ 2 diện tích chính là địa điểm cần xử lý(ao , hồ ...)

Ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải

Ảnh dưới kính hiển vi của tảo Chlorella
 

Hàm lượng protein vi tảo rất cao, vậy thì khi nó chết có gây ô nhiễm lại nguồn nước hay không?

Trả lời: Mục đích là dùng tảo xử lý nước và thu nhận sinh khối tảo phục vụ nuôi trồng thủy sản vì vậy sinh khối tảo không còn để có thể làm ô nhiễm được .Nếu chỉ dừng công việc ngang xử lý nước thì đúng , ô nhiễm lại liền vì hàm lượng Pr của tảo rất cao (spirulina từ 55-75%)

Đối với việc thu nhận sinh khối tảo cho nuôi trồng thủy sản thì sau khi xử lý nước thải xong không chắc được là nó không hấp thu các chất độc hại? Nếu cho tôm cá ăn, nó không chết mà tồn dư một lượng trong cơ thể, khi con người ăn vào rồi sinh ra ung thư thì như thế nào? Chưa kể nếu đem xuất khẩu thì sao?

Trả lời: Vi tảo nói riêng và tảo ( dạng không độc) nói chung được coi như TV thủy sinh , tức là chúng có khả năng hấp thụ các kim loại nặng nhưng chúng sẽ chuyển hóa các dạng hấp thụ này cho mục đích sống , cấu tạo các thành phần tế bào chứ chúng không thể tích tụ trong cơ thể ở chính dạng đó , như thế thì đầu độc chính cơ thể chúng ta thấy chỉ có động vật loại 2 mảnh vỏ (trai, sò, hến ...) mới tích tụ như vậy.

Qua các thông tin trên có thể rút ra được rằng, việc sử dụng tảo chlorella để xử lý nước thải là một phương án rất tốt nhưng hiện tại thì vẫn còn tốn nhiều chi phí cần phải cải thiện hơn nếu đối với một nền kinh tế ở Việt Nam.

Ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải

Mô hình xử lý nước thải bằng tảo chlorella
 

Tags: Xử lý nước thải bằng tảo, Xử lý nước thải bằng tảo Chlorella, Cơ chế xử lý nước thải của tảo, Tảo Spirulina xử lý nước thải, Tảo Chlorella vulgaris