Trình đồng mở phủ là như thế nào năm 2024

“Có căn” hiểu đơn giản là người trong quá khứ đã có tạo nhiều tội lỗi nặng và được chư vị Thánh thần có duyên cứu giúp trong kiếp sống hiện tại để có cơ hội làm công đức trả nghiệp dần dần thay vì phải trả nghiệp 1 lúc sẽ thảm khốc hơn nhiều, cũng như người có tội được pháp luật cho phép đi làm công ích để giảm tội vậy. Những người này họ làm việc theo ý của thánh thần, là trung gian của thánh thần và bá tánh, được thánh thần hỗ trợ cho huyền năng làm nhiều chuyện linh ứng để cho dân chúng có lòng tin nơi thần linh; nên nhớ huyền năng là do thánh thần hỗ trợ cho chứ không phải do người trung gian. Như vậy, “có căn cô Chín” thì hiểu là người có nhiều tội lỗi (nghiệp nặng) do có duyên với cô Chín nên được vị thần này cứu độ, được chọn làm việc cho thần để lập công chuộc tội.

Những người khi chưa biết mình có căn thì đều trải qua quá trình bị hành cả về thể xác lẫn tinh thần, kết hợp với các dấu hiệu huyền bí được thánh thần báo cho biết rất rõ ràng qua giấc mơ hoặc mắt thứ 3, không phải như thế thì không có căn vì không có vị thần nào chọn để làm việc nên sẽ không chứng nghiệm những hiện tượng huyền bí, linh ứng.

Khi thánh thần thị hiện báo hiệu cho biết mà không chịu ngộ ra thì bị hành nặng hơn để biết phải phục vụ thần linh để được sửa nghiệp nếu không sẽ tự lãnh chịu nghiệp báo vô thường, như thế người ta gọi là “nặng căn”.

Xin phân biệt với “căn tu” và “căn cơ” (khác với căn cơ mang nghĩa tính toán), “căn tu” ý nói người này đã có quá trình tu tập từ kiếp trước và “căn cơ” ý đề cập đến những phẩm chất và trình độ tiến hóa tâm linh mà một người đã được từ tiền kiếp và ở kiếp hiện tại họ tiếp tục quá trình tu học để tiến hóa lên, đại ý là đã có một cơ sở tu tập vững chắc.

“Sát căn” ý chỉ những người có khả năng dễ dàng cảm nhận và tiếp xúc với những sự linh ứng từ thần linh mà chưa từng quá trình làm việc cho thần linh. Thông thường, những người làm việc lâu cho thần linh thì khả năng sẽ tiến bộ dần.

“MỞ PHỦ” LÀ GÌ?

Đơn giản là buổi lễ trình diện và ra mắt thần linh tứ phủ một người “có căn” được chọn mới. Như thế, những ai không có căn thì không cần phải mở phủ. Lễ mở phủ giống như buổi lễ kết nạp một nhân viên làm việc cho chính quyền ở cấp làng, xã vậy.

Người bị ma nhập thì không thể làm lễ mở phủ được, vì bị vong nhập là có nợ nần ân oán với phần âm. Không thể đem một người có tội đến lễ kết nạp thành viên mới của chính quyền cấp xã được, vì họ không phải người được chọn; đáng ra phải đem họ đến gặp các bậc đạo sư để tu sửa, học tập đạo đức để được hết bệnh. Cũng như người bệnh thì phải đến gặp bác sĩ vậy. Người bị tà nhập thì người nhà phải thọ nhận lễ điểm đạo để cầu nguyện với chư Phật.

Như vậy, những người “có căn” là những người được thần linh chọn làm việc để được chư vị cứu độ, và “mở phủ” là lễ kết nạp và ra mắt người làm việc mới cho thần linh. Người nào được thần linh chọn, thì đàn sang lễ trọng hay đàn sơ lễ mỏng cũng không quan trọng, vì cái chính là thánh thần đã chọn trong vô hình, còn đàn lễ chỉ là hình thức không hề quan trọng.

Người ra đồng trước tiên phải là một tiểu đồng một đứa trẻ trong sạch không có danh lợi bủa vây chỉ có tâm thành và sự cung kính để bước vào ngôi nhà thánh hầu hạ ngài.

Mở phủ hay còn gọi là trình đồng mở phủ.

  • Trình có nghĩa là đệ trình, là dâng lên.
  • Đồng nghĩa là trẻ con trong sạch hay là kẻ hầu hạ nhỏ tuổi (tiểu đồng).
  • Mở có nghĩa là bung ra hoặc mở ra.
  • Phủ là một đơn vị hành chính hay là một chỗ ở của vương tộc, quan lại.

Vậy nghi lễ trình đồng mở phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu có nghĩa là dâng lên một người hầu nhỏ tuổi, trong sạch tới thánh thần và thánh thần mở cánh cửa nhà thánh để đón nhận người hầu nhỏ tuổi vào ngôi nhà thánh. Như vậy trình đồng mở phủ ở đây có hai nội dung.

  • Nội dung thứ nhất là trình đồng người có căn có số có duyên với nhà thánh được thánh chấm đồng thì khi đó thành tâm một lòng một dạ ra trước cửa thánh "tiến thân" mình vào cửa thánh hầu hạ thánh. Lễ vật khi này dâng lên thánh chính là bản thân người đồng, một đứa trẻ trong sạch. Nghi lễ khi này là đội bát nhang, các khoa cúng thỉnh thánh. Sau khi người đồng đã thành tâm lấy chính thân thể, cuộc sống của mình để dâng lên thánh thì tiếp đó là Mở phủ.
  • Nội dung thứ 2 là mở phủ: Mở phủ ở đây hiểu theo nghĩa các vị thánh mở cánh cửa của tín ngưỡng để đón những người con thánh đã thành tâm cầu thỉnh vào ngôi nhà tứ phủ. Khi này thánh giáng ngự, thực hiện các nghi lễ nhận đồng như chứng khăn áo, tẩy uế, ... . Sau nghi lễ mở phủ người đồng chính thức được thánh chấp thuận vào ngôi nhà thánh để hầu hạ ngài.

Nói một chút ở đây là tại sao lại là mở phủ: Xưa kia vua chúa ở trong hoàng cung gọi là cung tẩm hay cấm cung. Còn quý tộc quan lại ở trong các phủ đệ. Các vị thánh trong tứ phủ thường do vua phong thần, cho nên không xếp ngang hàng với vua được nên chỗ ngự gọi là phủ.

Những ai cần phải mở phủ?

Là những người có căn, có duyên với thánh. Được thánh chấm đồng thì phải ra hầu đồng. Chính chỗ này nếu ai không hiểu rõ thì sinh tâm thắc mắc và định kiến cho tín ngưỡng.

Đó là tại sao lại bắt người ta đi theo. Rõ ràng tâm linh tín ngưỡng là tự nguyện, ai thích thì tới, ai muốn thì theo mà tín ngưỡng thờ Mẫu lại bắt con người ta theo mình, không theo thì lại hành người ta ốm đau bệnh tật, có phải là ép buộc theo tín ngưỡng không? Trong Phật giáo có lý nhân quả. Gieo nhân phải gặt quả đó là quy luật phát sinh và vận hành của vạn vật. Những người đến với tín ngưỡng cũng như vậy.

Có 3 loại người đi tới tín ngưỡng.

  • Thứ nhất là những người có tâm kính trọng thánh như tiền kiếp được thánh giúp đỡ sinh tâm cung kính hay những người lính theo thánh đánh giặc giữ nước mà cảm niệm đức độ kiếp này nguyện hầu hạ thánh.
  • Loại thứ 2 là những người kiếp trước mắc nợ thánh, được thánh giúp đỡ mà chưa trả được ơn hay những người kiếp trước nói thêu dệt bôi nhọ nói sai sự thật về thánh kiếp này ra hầu hạ trả nợ.
  • Loại thứ 3 là kẻ phá đạo loại này đến với thánh để cầu xin tiền tài danh vọng. Khi cầu được thì tung hô lễ lạt đến khi thất bát đổ lỗi cho thánh, nói xấu, nói xuyên tạc.Hoặc những người vào nhà thánh làm biến tướng các ý nghĩa nghi lễ một cách lố lăng phá hoại.

Người ra đồng trước tiên phải là một tiểu đồng, một đứa trẻ trong sạch không có danh lợi bủa vây chỉ có tâm thành và sự cung kính để bước vào ngôi nhà thánh hầu hạ ngài.Ra đồng không phải là cầu tài cầu lộc không phải là cầu danh cầu quyền không phải là cầu khác người mà chính yếu là cầu cho tín ngưỡng luôn đúng luôn đẹp.

Hiện nay một số ít các thanh đồng đang quá chú trọng vào nghi lễ quá trú trọng vào phần lễ lạt trang phục mà quên đi ý nghĩa của nó