Cảm thụ văn học ở trẻ mầm non là gì năm 2024

Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục học sinh mẫu giáo được tiến hành theo phương châm “Chơi mà học”.Và dạy trẻ cảm thụ văn học là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được cảm thụ văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em.

Tại trường Hoa Trà My phương pháp giáo dục mang nét đặc trưng riêng biệt,

các bé có thể“học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học các

bé tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu

biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ

trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật.

Chúng ta cùng đến giờ cảm thụ Văn Học ở lớp Bud 1 xem không khí học tập

của các bạn ở lớp như thế nào nhé.

Cô giới thiệu với các bạn bài thơ “cây dây leo”, sau đó cô hướng dẫn các bạn

đọc thuộc bài thơ qua các bức tranh

Cảm thụ văn học ở trẻ mầm non là gì năm 2024

Cảm thụ văn học ở trẻ mầm non là gì năm 2024

Cô tổ chức một cuộc thi nho nhỏ giữa các tổ, xem tổ nào đọc thuộc, đọc to, rõ rang nhất.

Cảm thụ văn học ở trẻ mầm non là gì năm 2024

Cảm thụ văn học ở trẻ mầm non là gì năm 2024
Cảm thụ văn học ở trẻ mầm non là gì năm 2024

Và đây là những bạn xuất sắc nhất trong buổi học ngày hôm nay.

Cảm thụ văn học ở trẻ mầm non là gì năm 2024
Cảm thụ văn học ở trẻ mầm non là gì năm 2024

Rèn luyện kĩ năng diễn đạt mạch lạc, biểu cảm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho sinh viên là một trong những nội dung quan trọng trong giảng dạy học phần “Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” ở các trường sư phạm hiện nay. Có năng lực cảm thụ văn học tốt thì các em sinh viên mới cảm nhận được nhiều nét đẹp của tác phẩm văn học. Trong thực tế việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt, đọc diễn cảm tốt giúp cho việc rung cảm bài văn , bài thơ thêm sâu sắc. Bởi vậy việc dạy học cho sinh viên cảm thụ văn học là hết sức cần thiết.

Trò chơi đóng kịch là con đường giúp sinh viên rèn luyện năng lực cảm thụ văn học một cách hữu hiệu. Trò chơi đóng kịch là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học, nhờ trí tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc của mình người chơi tái hiện lại tính cách nhân vật trong các tác phẩm văn học. Trong trò chơi đóng kịch, người chơi được “hoá thân” thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp, với những cá tính khác biệt, với những hành động vừa thực tế, vừa kỳ ảo… Để đóng được vai các nhân vật, người chơi phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống như người nghệ sĩ. Kết quả của trò chơi đóng kịch có một ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp sinh viên tích luỹ được kinh nghiệm sống, lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, được rèn luyện kĩ năng diễn đạt mạch lạc, biểu cảm, nâng cao năng lực cảm thụ văn học của mình.

Trên thực tế hiện nay khi giảng dạy học phần “Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” tại trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An, chúng tôi nhận thấy sinh viên khoa Mầm non còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn học đặc biệt là trong quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo. Vì vậy, chúng tôi muốn đưa ra một số giải pháp hướng đãn sinh viên khoa mầm non tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo nhằm rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho các em được tốt hơn.

  1. Thực trạng về việc rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho sinh viên khoa mầm non, trường cao đẳng sư phạm Nghệ An.

Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm. Như vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ... ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc...

Năng lực cảm thụ văn học là khả năng nắm bắt một cách nhanh nhạy, chính xác các đặc điểm, đặc trưng, bản chất của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với những điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tượng; là khả năng đánh giá chính xác và sâu sắc tài năng cũng như sự độc đáo trong phong cách nhà văn. Năng lực cảm thụ văn học ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố qui định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học…

Việc rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho sinh viên khoa mầm non, trường cao đẳng sư phạm Nghệ An có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Cảm thụ văn học ở trẻ mầm non là gì năm 2024

Ảnh tư liệu

1. Thuận lợi :

Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An là một trong những cơ sở giáo dục có bề dày truyền thống với chức năng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt trường có bề dày truyền thống về đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non. Nhà trường đã liên tục đổi mới về nội dung, phương thức đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo để trở thành một trường sư phạm có uy tín trong và ngoài tỉnh về đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non.

Với mục tiêu như vậy nên trong quá trình đào tạo sinh viên, nhà trường và các cán bộ giảng viên rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho sinh viên. Nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho sinh viên là một trong những nội dung cốt lõi khi giảng dạy học phần “Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học’’. Cảm thụ văn học tốt là chìa khóa giúp sinh viên dễ dàng chiếm lĩnh các tác phẩm văn học đồng thời sinh viên sẽ vững vàng hơn khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường sư phạm cũng như tại các trường mầm non.

Hiện nay học phần “Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học’’ được giảng dạy cho cả hai hệ trung cấp và cao đẳng mầm non với thời lượng 30 tiết/1 học phần. Khi dạy và học học phần này, giảng viên và sinh viên được nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho môn học. Sinh viên được trang bị đồ dùng đồ chơi, các phương tiện phục vụ cho học phần ở thư viện, phòng nghiệp vụ sư phạm... Các giảng viên ngoài việc cung cấp các kiến thức còn rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ cho sinh viên qua các bài giảng, bài tập dạy, qua các đợt kiến tập, thực tập. Chính vì vậy, năng lực cảm thụ văn học của sinh viên được nâng lên rõ rệt. Sinh viên hầu hết đều rất hứng thú khi tiếp cận các tác phẩm thơ và truyện. Các em đến với văn học một cách tự giác, say mê, rất hứng thú trong các hoạt động đóng kịch, đọc thơ hay kể chuyện. Với sự hướng dẫn của các giảng viên cùng với những thuận lợi về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học nên sinh viên rất hào hứng khi tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật. Các em có thể đọc kể diễn cảm, có thể tham gia các trò chơi một cách hào hứng. Và các em cũng đã truyền được niềm say mê văn học đến với trẻ qua các đợt kiến tập, thực tập tại các trường mầm non.

2. Khó khăn :

Về phía giảng viên:

- Một bộ phận nhỏ trong giảng viên vẫn chưa quan tâm đúng mức đến rèn luyện năng lực cảm thụ văn học của sinh viên, chưa thực sự có những biện pháp tích cực, thích hợp với từng đối tượng sinh viên để khơi dậy hứng thú, khả năng cảm thụ văn học của các em.

- Năng lực cảm thụ văn học của một số giảng viên còn hạn chế.

Về phía sinh viên :

Vốn sống và vốn kiến thức văn học của sinh viên vẫn còn hạn chế. Đa số các em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với các tác phẩm văn học. Khi khám phá các tác phẩm văn học, các em gặp khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng, khái quát, thường sa vào những chi tiết cụ thể, thiếu khả năng tổng hợp vấn đề; không biết lật trở vấn đề, sự khái quát thường vội vã, thiếu chiều sâu đồng thời chưa thấy được hết các mối quan hệ giữa các sự kiện diễn ra trong tác phẩm... Mặt khác, các em cũng ít cảm thụ bằng trải nghiệm cá nhân, chưa biết lí giải một cách tường tận, thấu đáo các cung bậc, trạng thái tình cảm của mình, ít đánh giá với óc phê phán tác phẩm và nhà văn, thường chỉ nhận xét về nhân vật, và những nhận xét này cũng dễ cực đoan, một chiều...

Sinh viên khoa mầm non đến từ nhiều vùng miền khác nhau nên có nhiều bất cập về ngôn ngữ đặc biệt là trong cách thể hiện giọng điệu, ngữ điệu. Muốn truyền cảm xúc đến người nghe thì người đọc phải có giọng đọc hay và diễn cảm. Tuy nhiên, các em sinh viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra giọng điệu, ngữ điệu thích hợp và chưa chú trọng luyện đọc diễn cảm.

Cảm thụ văn học ở trẻ mầm non là gì năm 2024

Ảnh tư liệu

Khi tổ chức trò chơi, sinh viên vẫn chưa chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong lựa chọn kịch bản, trong cách hướng dẫn trẻ phân vai, nhập vai chơi... Do đó các trò chơi chưa thực sự tạo hứng thú, chưa truyền được cảm hứng đến người xem.

Trước những khó khăn đó đặt ra cho các giảng viên là cần phải nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho sinh viên bằng nhiều cách thức và phương pháp khác nhau.

II. Một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho sinh viên khoa mầm non trường CĐSP Nghệ An khi hướng dẫn sinh viên tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo.

1. Hướng dẫn sinh viên lựa chọn tác phẩm văn học để đóng kịch.

Để tổ chức trò chơi đóng kịch có hiệu quả thì công việc lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hứng thú của trẻ là rất quan trọng. Kết quả của trò chơi đóng kịch phụ thuộc vào việc lựa chọn tác phẩm văn học. Trước hết, tác phẩm văn học lựa chọn để tổ chức trò chơi đóng kịch phải là tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách trẻ, đáp ứng được yêu cầu giáo dục: giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, cách đối nhân xử thế… tính cách của các nhân vật phải được thể hiện rõ ràng, phù hợp. Nội dung các tác phẩm phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm.

Các tác phẩm lựa chọn cần có nhiều tình tiết hấp dẫn đối với trẻ và hình thức đối thoại là chủ yếu. Sinh viên có thể chọn những truyện dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích như: Tấm Cám, Cây Khế, Ba cô gái, Tích chu, Cáo, thỏ và gà trống…. những truyện cổ tích này mang đầy đủ phẩm chất của kịch bản. Trong truyện có mâu thuẫn kịch tính, có sự cọ xát tính cách, có những tình huống gai góc và chứa đầy xúc cảm; hội thoại ngắn gọn diễn cảm, ngôn ngữ đơn giản, giàu hình ảnh cũng như các sự kiện diễn ra nhanh chóng.

Ngoài ra, sinh viên cũng có thể sưu tầm những truyện dành cho trẻ mầm non ngoài chương trình để chuyển thể sang kịch bản cho trẻ không nhàm chán.

2. Hướng dẫn sinh viên rèn kỹ năng cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học

* Đọc, kể tác phẩm văn học sẽ đóng kịch cho trẻ nghe

Muốn cho trẻ nhập vai tốt trong khi chơi trò chơi đóng kịch, sau khi đã lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với trẻ, sinh viên phải tổ chức cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học mà trẻ sẽ đóng kịch. Trẻ mẫu giáo chưa thể tự đọc được truyện, quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học cần phải đa dạng, sinh động bằng cách sinh viên đọc, kể tác phẩm văn học một cách diễn cảm cho trẻ nghe nhiều lần, giúp trẻ cảm nhận và hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm, hiểu phẩm chất, tính cách của các nhân vật.

Sinh viên đọc hoặc kể cho cả lớp nghe toàn bộ truyện một cách nghệ thuật. Có nghĩa là sinh viên sử dụng sắc thái giọng kể của mình để trình bày tác phẩm và thể hiện trọn vẹn nội dung tư tưởng phong cách nghệ thuật của tác phẩm, giúp trẻ tái tạo lại bằng hình ảnh, những cái đã nghe được, gợi lên những cảm xúc tình cảm ở trẻ. Các thủ thuật chính của đọc và kể diễn cảm là: Xác định và sử dụng đúng giọng điệu cơ bản, ngữ điệu, ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ âm thanh ngôn ngữ của mình. Trên nền của giọng điệu cơ bản sinh viên còn phải sử dụng các sắc thái khác nhau tùy vào diễn biến nội dung của tác phẩm.

Để tăng phần hiệu quả của kể và đọc diễn cảm, sinh viên cần chú ý đến nết mặt cử chỉ, tư thế của mình sao cho phù hợp với diễn biến của tác phẩm. Việc đọc và kể diễn cảm tác phẩm giúp trẻ càng hiểu và trải nghiệm sâu sắc tác phẩm thì càng phản ánh đúng đắn chính xác vào trong trò chơi của mình. Cảm nhận sâu sắc tác phẩm văn học là một trong những điều kiện để diễn kịch thành công, vì trong khi lắng nghe tác phẩm văn học, trẻ đã có những cảm xúc, tình cảm, trạng thái nhất định và thể hiện chúng một cách công khai. Những xúc cảm, tình cảm này sẽ là cơ sở để trẻ hiểu tác phẩm và thể hiện thái độ đối với những sự kiện và nhân vật trong tác phẩm, trẻ sẽ đánh giá đúng đắn nhân vật trong truyện và trẻ sẽ hình dung cần phải làm gì trong tình huống ấy. Ví dụ: Khi nghe truyện“Cáo, thỏ và gà trống” qua lời đọc, kể diễn cảm của sinh viên, trẻ có thể hình dung được: Gà trống khi đi lại nhấc cao chân, khi hát thì như tiếng chuông kêu và tự tin. Trẻ sẽ nhận xét đúng một số tính cách của gà trống: dũng cảm, hiền từ, dễ mến còn Thỏ thì thật thà, yếu đuối…

* Cho trẻ xem tranh minh hoạ kết hợp đàm thoại về tác phẩm văn học

Để hình thành và khắc sâu những biểu tượng của trẻ, sinh viên nên cho trẻ xem tranh minh hoạ và cho trẻ mô tả lại các nhân vật của tác phẩm, nhận xét những đặc trưng, tính cách của nhân vật như màu sắc, quần áo… và tư thế của từng nhân vật. Đối với việc tổ chức đóng kịch theo tác phẩm văn học, việc xem chi tiết tranh minh hoạ và đàm thoại về tác phẩm văn học, sau khi đã nghe sinh viên đọc - kể có một ý nghĩa đặc biệt. Nếu việc xem tranh minh hoạ trước khi đọc - kể có tính chất tổng quát (làm quen với hình thức của các nhân vật), thì việc xem minh hoạ sau khi đọc – kể có nhiệm vụ sâu sắc hơn. Lúc này việc xem tranh là một trong những biện pháp làm hình thành ở trẻ những biểu tượng chính xác hơn về các nhân vật trong truyện. Hình dáng, tính cách quan hệ của các nhân vật được phản ánh trong tư thế, nét mặt, hành động trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Tóm lại: Việc sinh viên đọc, kể tác phẩm văn học và việc sinh viên cho trẻ xem chi tiết các bức tranh minh hoạ kết hợp đàm thoại sẽ giúp trẻ hình thành được những biểu tượng cụ thể về tính cách nhân vật, về hành động và quan hệ giữa chúng, khi đóng kịch trẻ sẽ tự xây dựng được hình tượng phù hợp với nội dung tác phẩm văn học. Việc sinh viên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học sẽ gây được ở trẻ những xúc cảm tương ứng, việc biểu diễn trong trò chơi đóng kịch của trẻ sẽ chân thực, giọng nói có sức diễn cảm, hấp dẫn… những tình cảm ấy sẽ giúp trẻ biểu lộ trong những động tác khéo léo khi lên sân khấu trò chơi.

3. Hướng dẫn sinh viên chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản

Chuyển thể kịch bản là quá trình chuyển thể tác phẩm từ truyện kể sang kịch bản, đây là công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi sinh viên phải thực sự hiểu sâu sắc tác phẩm, tính cách của từng nhân vật trong tác phẩm. Chủ động trong việc sáng tạo hay bổ sung thêm những tình tiết, sự kiện vào trong kịch bản để tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn mà không làm thay đổi nội dung cốt truyện. Tuy nhiên để xây dựng được một kịch bản đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và nghệ thuật cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đây:

Xác định nhân vật: sinh viên cần xác định rõ số lượng nhân vật trong một tác phẩm, quá trình phát triển tâm lý, tính cách rõ nét của mỗi nhân vật sao cho phù hợp và làm nổi bật được nội dung tác phẩm. Ví dụ: Truyện “Quả bầu tiên” có 3 nhân vật chính: Cậu bé hiền lành - tốt bụng, yêu quý chăm sóc bảo vệ các loài vật. Lão địa chủ: Tham lam, độc ác. Con chim Én hiền lành, dễ thương.

Trong các vở kịch, tính cách của các nhân vật được bộc lộ qua hành động và ngôn ngữ trong đó bao gồm cả ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại.

Ngôn ngữ độc thoại trong kịch bản thường là những lời giới thiệu, lời dẫn trong truyện kể, đòi hỏi sinh viên phải khéo léo đưa những lời giới thiệu, lời dẫn đó trở thành lời nói của nhân vật cùng với thái độ - cử chỉ - hành động để giúp cho người nghe, người xem có thể hiểu được diễn biến của vở kịch - kịch bản. Ví dụ: Trong truyện “Chú dê Đen” kể có đoạn mở đầu “Có một chú dê Trắng đi vào rừng để kiếm lá non ăn và nước suối mát để uống” nhưng khi chuyển thể sang kịch bản sinh viên có thể chuyển thành lời của nhân vật dê Trắng: “Ôi mùa xuân thật là đẹp, mình phải đi vào rừng để kiếm lá non ăn và nước suối mát để uống thôi”.

Ngôn ngữ đối thoại: Đối thoại là quá trình giao tiếp của hai hay nhiều nhân vật với nhau được phối hợp với cử chỉ - hành động. Với trẻ mẫu giáo, khi chuyển thể kịch bản sinh viên cần chú ý đến ngôn ngữ nhân vật. Lời thoại phải ngắn gọn, dễ hiểu để diễn đạt đủ câu, đủ ý, giàu hình ảnh, đảm bảo lời hay ý đẹp. Tránh những câu nói dài dòng, những câu hỏi ép mớm, không phát huy được tính chủ động sáng tạo, phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ.

Trong khi chuyển thể thành kịch bản sinh viên có thể thêm hoặc bớt tình tiết và nhân vật nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm của kịch bản. Một vở kịch có thể có từ 3 - 4 nhân vật chính, nếu quá ít nhân vật thì tẻ nhạt nhưng quá trình nhiều thì vở kịch trở nên lộn xộn, không trọng tâm làm phân tán sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Trong truyện “Chú dê Đen”, vì truyện chỉ có 3 nhân vật nên sinh viên cũng có thể cho thêm nhân vật Thỏ trắng xuất hiện ở đầu truyện cùng dê Đen và dê Trắng đi kiếm ăn, ở cuối truyện cùng Dê đen và Dê trắng đánh lại chó Sói.

Trong quá trình xây dựng kịch bản, sinh viên cần chú ý đến tính kịch. Nếu vở kịch không có tính kịch thì không hấp dẫn đối với người xem, nhưng đối với truyện kể dành cho trẻ mầm non không phải truyện nào cũng có tính kịch. Vì vậy, sinh viên cần phải sử dụng hình thức cài kịch, giữ kịch để vở diễn thêm phần sinh động và lôi cuốn hơn. Ví dụ: Trong kịch bản “Ba chú heo con”, Đoạn chó Sói chui vào ống khói, 3 chú heo con đang đun nước sôi, hun khói để lừa giết chó Sói. Không nên để chó Sói rơi liền xuống nồi nước sôi mà để chó Sói chạy ngược lên ống khói rồi lại rơi xuống kêu la, rãy rụa, van xin. Mục đích là để cuốn hút sự chú ý của trẻ. Tạo nên niềm hưng phấn, sự thích thú, thoả mãn khi chó Sói độc ác, ranh mãnh bị trừng phạt.

Ngoài ra sinh viên cần biết: Đối với phần kết, sau những diễn biến sự kiện xảy ra thì tất cả cuối cùng đều được giải quyết theo luật nhân quả: Ở hiền gặp lành, chính nhân sẽ thắng, báo ân trả oán. Ví dụ: Lão địa chủ trong truyện “Quả bầu tiên” sẽ không chết mà được cứu sống và tỏ ra ân hận và lấy của cải chia hết cho người nghèo. Dê Trắng không bị chó Sói ăn thịt mà được dê Đen cứu thoát… Cô Cả và cô Hai sau khi biến thành con nhện tỏ ra ân hận, hối cải, được trở lại thành người biết yêu thương, chăm sóc mẹ già (Ba cô gái).

Tóm lại, sau khi đã lựa chọn được tác phẩm phù hợp với yêu cầu, để chuyển thể từ truyện sang kịch bản, sinh viên cần linh hoạt, sáng tạo thêm hoặc bớt các tình tiết để tạo sự hấp dẫn cho trò chơi.

4. Hướng dẫn sinh viên thiết kế bối cảnh và trang phục phù hợp nội dung truyện

Sinh viên cần chuẩn bị trang phục cho trẻ sao cho phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật. Tuy nhiên không nên quá cầu kỳ hoặc chú trọng quá vào trang phục. Đối với những vở kịch biểu diễn trong tiết học, trong các hoạt động góc, sinh hoạt chiều… sinh viên chỉ cần chuẩn bị những trang phục đơn giản như mũ múa hoặc những đồ dùng mang tính chất tượng trưng. Chỉ khi biểu diễn trong các cuộc thi, các ngày lễ hội thì sinh viên cần chuẩn bị trang phục đầy đủ, phù hợp với từng nhân vật: Mũ múa - mặt nạ, hình nộm…

Sinh viên cùng trẻ thiết kế bối cảnh phù hợp, không nên trang trí quá lòe loẹt, rườm rà. Chỉ trong các hoạt động lễ hội lớn cảnh trí mới cần giống như thật: Cây, núi, nhà… còn trong giờ học và các hoạt động khác thì sinh viên chỉ cần chuẩn bị miếng xốp cũng là tảng đá, bảng đứng cũng có thể là ngôi nhà, chỉ cần trẻ yêu và ham thích hoạt động đóng kịch thì tất cả trong trí tưởng tượng của trẻ đều giống thật.

Âm thanh được sử dụng trong quá trình trẻ diễn kịch cũng đem lại sự sinh động, cuốn hút đối với diễn viên cũng như khán giả. Vì vậy sinh viên có thể chuẩn bị nhạc đệm hoặc một bài hát, tiếng gà gáy, tiếng nước chảy róc rách… tất cả đều thật là hấp dẫn khi được sử dụng trong quá trình trẻ diễn xuất.

Ngoài ra, sinh viên cần chuẩn bị thêm đạo cụ, đồ dùng cần thiết cho các vở kịch: Cuốc, hái, đao…. làm bằng bìa cứng để thuận lợi cho trẻ hoạt động.

Để tăng sự hấp dẫn của trò chơi, sinh viên cần chuẩn bị một số yếu tố phụ trợ vì trò chơi đóng kịch không đơn thuần chỉ là trò chơi mà còn là nghệ thuật kịch vừa mang tính thực vừa mang tính chất chơi. Vì vậy, sân khấu và hoá trang là những điều kiện không thể thiếu trong trò chơi đóng kịch, chúng làm cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, làm tăng thêm cảm xúc chân thực của trẻ khi thể hiện vai, thành công của vở diễn phụ thuộc không nhỏ vào hóa trang và sân khấu. Sinh viên cần phải chuẩn bị một số yếu tố cần thiết để giúp cho vở kịch hay hơn, sinh động hơn và đạt tới đỉnh cao của sự hoàn thiện đó là:

Sân khấu: sinh viên có thể làm đơn giản gồm một màn kéo căng trên một sợi dây, kích thước này phụ thuộc vào không gian cho trẻ chơi rộng hay hẹp. Tuy nhiên nếu có điều kiện sinh viên có thể làm sân khấu phức tạp hơn, bằng gỗ.

Hóa trang: Hóa trang là việc làm tạo ra nét điển hình đặc trưng cho diễn viên nhập vai theo nhân vật trong tác phẩm, kịch bản. Hóa trang bao gồm hóa trang trên khuôn mặt và trang phục. Khuôn mặt của diễn viên được trang điểm, kẻ, vẽ theo đặc điểm như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tính cách… của nhân vật. Nhưng vẫn phải giữ được nét ngây thơ và ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Hiện nay phổ biến và thuận lợi cho việc hóa trang khuôn mặt, người ta sử dụng mặt nạ và các mũ hóa trang. Còn về phần trang phục (hóa trang quần áo), ngoài việc cải tiến quần áo hàng ngày của trẻ để phù hợp với vai diễn có thể chuẩn bị thêm những chiếc đai, áo choàng, khăn, áo tứ thân, váy… những đồ này có thể được tận dụng từ quần áo cũ của người lớn để sửa và tạo nên. Lưu ý cần quan tâm đến màu sắc phải tươi sáng và phong phú.

5. Hướng dẫn sinh viên luyện tập và biểu diễn

Để tổ chức tốt trò chơi đóng kịch, sinh viên cần giúp trẻ nhập vai chơi và luyện tập đóng vai, tổ chức cho trẻ biểu diễn kịch bản.

Sinh viên sẽ phân vai cho từng trẻ, giúp trẻ tìm hiểu sâu sắc hơn nhân vật mình sẽ đóng vai. Có thể cho nhiều trẻ đóng cùng một vai tùy vào các lần diễn. Sinh viên cho trẻ ghi nhớ ngôn ngữ bằng cách đọc đồng thanh lời đối thoại của các nhân vật theo kịch bản. Sau đó cho từng trẻ nhắc lại lời thoại của các vai diễn đã được phân theo tiến trình của kịch bản, rồi đổi vai đối thoại giữa các trẻ. Điều này giúp trẻ ghi nhớ được ngôn ngữ truyện theo kịch bản và có thể đóng được các vai diễn khác nhau.

Sinh viên giúp trẻ biểu diễn nhân vật vai mình đóng bằng cách lần lượt cho từng nhóm trẻ tập phối hợp giữa lời nói và cử chỉ, điệu bộ của các vai diễn. Trẻ được tự thể hiện các hành động, cử chỉ điệu bộ của các nhân vật trong truyện theo trí tưởng tượng của mình. Sinh viên cần khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ, hướng cách suy nghĩ của trẻ vào sự tìm kiếm những phương tiện để thể hiện cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm. Sinh viên cần giúp trẻ biết phối hợp giữa các vai diễn trong hành động cũng như trong lời thoại tạo điều kiện cho trẻ nhận xét lẫn nhau trong việc nhập vai của tác phẩm. Sinh viên nhận xét, bổ sung kịp thời những gì trẻ thể hiện chưa đạt và có thể làm mẫu cho trẻ xem, sau đó cho trẻ luyện tập theo nhóm dưới sự quan sát và điều khiển của mình.

Trong quá trình luyện tập cho trẻ nhập vai, sinh viên là người nhắc nhở, người dẫn truyện và là người đạo diễn. Sự tham gia trực tiếp của sinh viên hoạt động cùng trẻ sẽ làm cho vở kịch có tính chất nhất quán, liền mạch. Khi trẻ đã thuộc các vai thì sinh viên cho trẻ tự biểu diễn để trẻ thể hiện được khả năng của chính mình.

Biểu diễn là khâu quan trọng của trò chơi đóng kịch, là kết quả của quá trình tập luyện, chuẩn bị. Tổ chức buổi biểu diễn thực chất là tổ chức cuộc chơi cho trẻ, nhưng cuộc chơi này mang tính nghệ thuật. Đây chính là tạo dựng lại một mảng cuộc sống trong sinh hoạt văn hóa, đó là xem kịch và diễn kịch song đây chỉ là trò chơi nên cần cho tất cả mọi trẻ được tham gia. Buổi biểu diễn đầu, sinh viên nên chọn những cháu đóng vai đạt nhất, sau đó cần luân phiên các nhóm khác vào buổi diễn tiếp theo, có thể đặt tên cho đoàn kịch và có người giới thiệu (là sinh viên hoặc trẻ).

Sinh viên nên phân công các thành viên còn lại theo chức năng: Trẻ nào trang trí sân khấu, thay cảnh khi cần thiết; Trẻ nào sắp xếp ghế cho khán giả ngồi xem, giữ trật tự và hướng dẫn người xem ngồi đúng chỗ; Trẻ nào bán vé và kiểm soát vé… Song thành phần đông đảo nhất vẫn là người xem. Sinh viên cần hướng dẫn người xem làm đúng một số “thủ tục” như: mua vé, đưa vé cho người soát vé kiểm tra, ngồi đúng chỗ theo hướng dẫn, khi xem không nói chuyện ồn ào…

Sinh viên cho từng nhóm trẻ thể hiện các vai diễn của mình qua các màn biểu diễn và cần giúp trẻ biết phối hợp giữa vai mình và bạn diễn sao cho thật ăn khớp để tạo nên một vở kịch thật hài hoà, hấp dẫn.

Trong khi xem kịch, sinh viên cần biết nhắc “khán giả” nên biết tán thưởng bằng những tràng vỗ tay hay những đóa hoa tặng cho “diễn viên”, thậm chí còn có thể giao lưu nói chuyện, hát múa giữa người diễn và người xem, làm cho không khí trở nên sôi động. Như vậy qua trò chơi đóng kịch, sinh viên không chỉ giúp trẻ học được cách đóng kịch mà còn học được cách xem kịch như thế nào cho có văn hóa.

Sau khi chơi, sinh viên nên tổ chức trao đổi, thảo luận chất lượng của các vai diễn, từ đó rút ra kinh nghiệm trong nhóm chơi với nhau. Thỉnh thoảng sinh viên cần cho trẻ ôn lại những vở kịch cũ đã dựng để không bị nhàm chán, việc này còn giúp trẻ nhớ lâu tác phẩm, nâng cao hơn kỹ năng biểu diễn trên sân khấu.

Việc sử dụng trò chơi đóng kịch trong tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo cần được thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng chủ điểm, từng hoạt động; tránh rập khuôn máy móc, sao chép một cách công thức dẫn tới sự nhàm chán cho trẻ, phản tác dụng. Nó không quá khó, chỉ cần mỗi sinh viên dành thời gian đầu tư kịch bản, đồ dùng, dụng cụ, luyện tập cho trẻ trước khi tổ chức trò chơi.

Qua tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo, sinh viên được rèn luyện năng lực cảm thụ văn học của mình. Sinh viên hiểu được nội dung tác phẩm, biết diễn xuất trên sân khấu, biết nhập vai chơi và thể hiên sáng tạo các vai chơi... Đây là hoạt động thiết thực, nó đòi hỏi ở mỗi sinh viên cần ý thức, thấy được tầm quan trọng của trò chơi đóng kịch đối với trẻ mẫu giáo: “Chơi mà học, học bằng chơi” để vận dụng cho phù hợp trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học cũng như trong hoạt động vui chơi hàng ngày.

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Thị Thái Sơn, Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học, NXBGD, 2006

2. Huỳnh Văn Sơn, Nhận thức và thực trạng việc sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi; Tạp chí giáo dục mầm non số 3, 2023.

3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa, Tâm lý học trẻ em, NXB ĐHQGHN, 1997.

4. Lê Thị Ánh Tuyết, Hồ Lam Hồng; Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB GD, 2004.

5. Trần Thị Ngọc Trâm, Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn.