Nhịp là gì phách là gì trong xây dựng năm 2024

Nhịp và phách là 2 yếu tố quan trọng của nhạc lý. Nắm vững được hai phần này sẽ giúp bạn quyết định đến cách bạn đàn hát một bản nhạc đó như thế nào. Cùng tìm hiểu những điều bạn cần biết về nhịp và phách trong một bản nhạc dưới đây để học nhạc lý hiệu quả nhé!

Nhịp là gì phách là gì trong xây dựng năm 2024
Phách là gì?

Phách là những quãng đều nhau trong một nhịp của bản nhạc. Mỗi ô nhịp sẽ có cả phách mạnh và phách nhẹ. Các loại nhịp phách thường thấy chẳng hạn như: 2/4, 3/4, 4/4… Thông qua phách của một bài nhạc, bạn cũng có thể định hình rõ ràng về phong cách cũng như nhịp điệu của bài hát một cách chính xác hơn.

Nhịp trong một bản nhạc

Nhịp là khoảng thời gian chia đều nhau của một bản nhạc, nhịp nằm giữa 2 vạch nhịp. Với những bạn chỉ học đệm hát đơn thuần, nhịp về cơ bản sẽ là khoảng thời gian bạn chơi một hợp âm đơn. Những người học nâng cao lên một chút, sẽ gặp trường hợp có 2 đến 3 hợp âm trong một nhịp. Nắm bắt được hợp âm sẽ giúp các bạn chuyển giữa, các hợp âm mượt mà và chính xác hơn rất nhiều.

Trong bài nhạc sẽ có cả nhịp đơn và nhịp kép:

Nhịp là gì phách là gì trong xây dựng năm 2024
Nhịp trong bản nhạc

Nhịp đơn

Nhịp đơn là loại nhịp có một phách mạnh trong một ô nhịp.

Ví dụ:

Nhịp 2/4: có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ.

Nhịp 3/4: có 3 phách, phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ.

Nhịp kép

Nhịp kép là loại nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nhịp kép có thể do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.

Ví dụ:

Nhịp 4/4 là loại nhịp kép 4 phách:

  • Phách đầu mạnh
  • Phách hai nhẹ.
  • Phách 3 mạnh vừa.
  • Phách 4 nhẹ.

Nhịp 6/8 là loại nhịp kép 6 phách gần giống như 2 nhịp 3/8 cộng lại.

  • Phách 1 mạnh
  • Phách 2 & 3 nhẹ.
  • Phách 4 mạnh vừa
  • Phách 5 & 6 nhẹ.

Giá trị nhịp và phách thường không thay đổi ở mỗi bản nhạc. Tuy nhiên một số thể loại âm nhạc phức tạp như: jazz, fusion, progressive rock … sẽ có sự thay đổi nhịp và phách.

Chỉ số nhịp

Chỉ số nhịp là 1 cặp số viết như 1 phân số ở đầu mỗi bản nhạc. Con số phía trên chỉ số phách trong một ô nhịp, thể hiện một nhịp của bản nhạc được chia làm mấy phần. Trị số bên dưới chỉ “giá trị” mỗi phách bằng bao nhiêu phần của một nốt tròn. Tương ứng với 2 là ½ nốt tròn (hay một nốt trắng), 4 là ¼ nốt tròn (hay 1 nốt đen), 8 là ⅛ nốt tròn (hay 1 nốt móc đơn)…

Nhịp là gì phách là gì trong xây dựng năm 2024
Chỉ số nhịp trong bản nhạc

Thông thường mỗi bản nhạc sẽ chỉ sử dụng 1 chỉ số nhịp. Nhưng cũng có bài nhạc sử dụng đến 2-3 chỉ số nhịp. Mục đích của điều này đó là tác giả muốn tăng sự phấn khích cũng như thay đổi tâm trạng người nghe trong suốt bản nhạc. Việc này cũng giúp cho bản nhạc có thêm điểm nhấn tinh tế cho tác phẩm.

Hướng dẫn phân biệt giữa nhịp và phách trong đệm hát

Để phân biệt được nhịp và phách, bạn cần chú ý những điểm sau:

– Đối với nhịp: Khi nghe một bản nhạc, hay một bài hát ta sẽ thấy cách một khoảng thời gian đều nhau sẽ có một tiếng đệm mạnh, hay một tiếng trống đệm theo. Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau trong bản nhạc gọi là nhịp.

Để phân biệt nhịp với nhau người ta dùng 1 vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp. Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh. Kết thúc 1 đoạn nhạc người ta dùng khóa nhịp, hoặc vạch nhịp.

– Đối với phách. Mỗi nhịp sẽ có phách mạnh và nhẹ. Để nhận biết thì thông thường phách mạnh sẽ nằm ở đầu ô nhịp. Phách có thể chia làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc, hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc. Nhờ có phách người ta mới phân biệt được các nhịp khác nhau, số lượng phách sẽ phụ thuộc vào chỉ số nhịp.

1. Thùy Linh chuẩn bị cỗ phách, ngồi xếp bằng. Thong thả, cẩn trọng và tỉ mỉ. Cỗ phách bắt đầu reo lên những tiếng rí rách, rí rách. Rồi bất chợt hối hả, chí chát, rồi lại chuyển nhịp, thong dong... Mới qua khúc dạo đầu mà tiếng phách đã như gửi gắm bao tâm sự, đưa người nghe qua những cung bậc cảm xúc. Ðấy là một buổi tập ca trù của Thùy Linh. Bao giờ cũng thế. Dù tập một mình, Thùy Linh cũng nghiêm cẩn từ khâu chuẩn bị. Y như trước mặt mình là những quan viên có tài thẩm âm, hay là người thầy kỹ tính của mình, mà nay đã thung dung về giời - ca nương tài danh Nguyễn Thị Chúc. Linh nhỏ nhẹ: “Với em, ca trù không bao giờ vội vàng được”.

Thì cũng cơ duyên đấy. Nhưng mỗi người đến với ca trù theo một nhẽ, rất riêng. Vũ Thùy Linh vốn học Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tại Hà Nội, chuyên về đàn tam thập lục. Ðược đào tạo bài bản, am tường cổ nhạc, ấy vậy mà lần đầu nghe tiếng phách, tiếng ca của ả đào, Linh bỗng thấy bàng hoàng. Một thứ âm nhạc như vọng về từ chốn xa xăm. Tiếng phách thật lạ lùng. Bắt đầu bằng sự tò mò, rồi lạc vào “cõi mộng”. Từ ca từ, kỹ thuật nhả chữ, buông câu hay những ngón đàn, tiếng phách... đều như đến từ thế giới khác. Nghe đấy, biết đấy, mà khi tưởng nắm trong tầm tay, lại thấy tuột vào hư không. Linh học hỏi tại Giáo phường Ca trù Thăng Long, rồi sau này, mới được cụ Nguyễn Thị Chúc thu nhận.

Ca trù đã đưa Thùy Linh gặp kép đàn Phạm Ðình Hoằng - truyền nhân của đệ nhất danh cầm Nguyễn Phú Ðẹ. Ðình Hoằng vốn là họa sĩ. Chỉ vì một lần đi qua Bích Câu đạo quán (phố Cát Linh, Hà Nội), nghe tiếng ca, tiếng đàn, mà lạc lối vào thế giới ca trù. Anh lặn lội xuống tận Hải Dương xin học cụ Ðẹ. Cụ Ðẹ ban đầu tưởng Hoằng chỉ học chơi. Thế rồi, anh họa sĩ này cứ bám riết. Qua bao phen đá biết tuổi vàng, những ngón đàn gan ruột cụ truyền dạy cho kỳ hết. Muốn thành danh cầm, thì phải có danh ca. Hoằng tìm gặp cụ Nguyễn Thị Chúc. Biết rằng, người được cụ Ðẹ coi là truyền nhân hẳn chẳng phải dạng vừa, cụ Chúc nhận lời kèm cặp. Tiếng đàn của Hoằng đặc biệt hiếm có, vì có “cha sinh, mẹ dưỡng”. Ðó chính là cụ Ðẹ, cụ Chúc, khi cụ Chúc thân chinh “dưỡng” ngón đàn ấy qua những lần tập cùng.

Ðồng cảnh thì tương lân. Ðình Hoằng - Thùy Linh nên duyên chồng vợ. Cứ chủ nhật hằng tuần, hai vợ chồng lại đèo nhau đến nhà cụ Chúc. Ban đầu cụ Chúc chưa nhận Linh làm đệ tử. Ðiều ấy chỉ xảy ra qua thời gian, khi cụ cảm mến tấm lòng. “Chồng đàn - vợ hát” âu cũng là cái cách để ca trù bền chặt, vững vàng.

Linh cứ âm thầm học, rồi hành. Thời huy hoàng xưa kia, nghệ nhân cũng nghèo kiết. Huống hồ bây giờ... Chỉ mong giữ lại được cái tinh hoa của người xưa mà thôi. Ai dè có ngày lại thành lập Câu lạc bộ Ca trù Phú Thị. Ðấy là khi Linh gặp được người bạn tri kỷ...

2. Cũng cái lề lối nhẹ nhàng, khoan thai mà không kém phần đĩnh đạc ấy, là đào nương Nguyễn Kim Ngọc. Cầm lên lá phách, khẽ thả mình xuống chiếu hoa, mọi vật của thời hiện đại như biến mất khỏi tâm trí đào nương. Cô thấy, mình đang xếp bằng trên chiếc sập gụ, ánh nến bập bùng trong căn nhà cổ. Cô thấy, lặng im phía dưới kia, tưởng như nghe rõ cả tiếng quạt thơ phe phẩy, là những khăn đóng, búi tó, áo dài, đang đợi mình nhả chữ, buông câu. Lá phách đã gieo. Kép đàn cũng đã quên chính mình để chỉ còn tiếng tùng tếnh trầm đục... Kim Ngọc thường thấy mình lạc về quá khứ như thế. Và khi khóe miệng như hoa nụ, hoa khai, cảm giác Kim Ngọc vừa làm một chuyến du hành ngược dòng thời gian để đem cái thứ âm thanh tự xa xưa về với hôm nay...

Ca trù vốn man mác buồn, từ lời thơ, đến tiếng đàn, tiếng phách. Âm hưởng ấy dường như cũng “vận” vào cái nghiệp của Kim Ngọc với ca trù. Ðôi khi có người bảo, có khi không biết đến ca trù lại còn... hay hơn. Cha của Ngọc là nghệ sĩ tài danh Kim Sinh. Ông có nhiều “ngón nghề” để biết bao nghệ sĩ mê mẩn theo học cho kỳ được. Nhưng Ngọc thấy ông hay mở đài nghe lại một thứ nhạc “lạ”. Mỗi lần như thế, ông đều cẩn trọng, rồi tấm tắc. Ra là ông nghe ả đào. Toàn những bậc tài danh xuất chúng. Nào cụ Quách Thị Hồ, nào cụ Ðinh Khắc Ban... Thời gian gần gũi cha không nhiều, song ông là người “khai thị” cho Kim Ngọc trên con đường đi vào thế giới ca trù. Sau này, Kim Ngọc theo học ca trù từ một người học trò của cha, rồi cô tìm cụ Nguyễn Thị Chúc xin làm đệ tử. Chẳng ngờ, cụ Chúc chối từ.

Kim Ngọc tự dằn vặt mình. Biết bao câu hỏi cứ bủa vây. Phải chăng mình chưa đủ trình độ, chưa đủ đam mê? Liệu mình có đi tiếp được con đường ấy không? Một thời gian sau, khi ngành văn hóa mở lớp bồi dưỡng ca trù, Kim Ngọc được tham gia lớp nâng cao. Ðến hôm biểu diễn báo cáo kết quả, cụ Chúc ngồi phía dưới “thẩm định”. Hết bài, Kim Ngọc chạy xuống xin ý kiến cụ. Cụ vẫn nhớ, đó là cô học trò mình từ chối hôm nào. Nhưng giờ, nỗ lực của cô khiến cụ cảm động. Chẳng có lý do gì để cụ không cho đào nương ấy được làm lễ bái sư...

Người sành thường hay dùng cụm từ “văn hóa ca trù”. Thơ ca trù xưa được viết bởi những bậc tài danh. Mỗi câu thơ mang những ẩn dụ sâu sắc, dùng nhiều điển tích, điển cố. Không hiểu ít nhiều sao “cảm” được tâm sự của người xưa! Ðấy mới là ca từ. Còn luyện giọng, luyện phách của rất nhiều thể cách, từ dễ đến khó. Mà tiếng phách ca trù, người sành cổ nhạc cũng khó nắm bắt. Hơn chục năm gắn bó ả đào, nhiều lần mải luyện phách, luyện ca, nhìn đồng hồ đã chuyển sang chiều mới giật mình nhớ chưa kịp ăn uống gì. Thế mà lúc nào Kim Ngọc cũng thấy mình lạc lối trong thế giới ca trù. Nếu cha là người truyền cảm hứng, cụ Nguyễn Thị Chúc nâng tầm, thì nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền là người một lần nữa “khai thị” cho Kim Ngọc về ả đào. Kim Ngọc vẫn nhớ năm 2017, khi trải qua một đợt tập huấn ngắn ngày, thầy Hiền đã phân tích đến “đường tơ kẽ tóc” của tiếng phách, trong từng nhịp, từng khổ. Bây giờ, Ngọc có thể tự mình nghe và phân tích rành rẽ từng nhịp phách của các danh ca thuở trước để học theo. Lá phách trên tay bỗng có độ “phiêu”. Và nếu kép đàn cũng là người đồng điệu về trình độ, tâm hồn, thì buổi diễn thăng hoa... Vất vả là thế nhưng Ngọc chưa một lần than phiền. “Sống với điều mình đam mê sao gọi là vất được anh?”, Ngọc nhoẻn cười hỏi lại khi tôi hỏi về công phu luyện tập ca trù.

Ca trù đưa Kim Ngọc gặp cặp đôi Thùy Linh - Ðình Hoằng. Họ hiểu nhau, không chỉ ở tiếng ca, nhịp phách, mà ở tiếng lòng. Họ đi chung trên một con đường: Ði từ hiểu đến yêu, và rồi “rước” nghiệp vào thân. Cả ba cùng tham gia Liên hoan Ca trù toàn quốc lần thứ nhất năm 2014 và quyết định đăng ký dự thi với một cái tên chung. Họ lấy tên đệm của những người thầy ghép vào: Ðó là danh cầm Nguyễn Phú Ðẹ, danh ca Nguyễn Thị Chúc. Câu lạc bộ Phú Thị ra đời.

3.“Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”. Câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều gần đúng với số phận hát ả đào. Giờ, nhiều giáo phường, câu lạc bộ đã vang tiếng phách giòn. Ca trù Phú Thị có lẽ là câu lạc bộ thuộc hàng non tuổi nhất Việt Nam, được tạo nên bởi những con người đều còn trẻ. Nếu nói ca trù là cái nghiệp, thì với họ, đều là cái... nghiệp nặng. Cái mê ca trù của Kim Ngọc đã cuốn cả gia đình sống cùng nhịp sênh phách. Người bạn đời nên duyên với Kim Ngọc từ một lần nghe ca trù. Giờ anh là quan viên trong những canh hát của Câu lạc bộ Phú Thị. Tình yêu ca trù của Kim Ngọc, Thùy Linh đều lan tỏa sang con cái. Con gái đầu lòng của Ngọc là một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất tham dự Liên hoan Tài năng trẻ ca trù Hà Nội cuối năm 2019 vừa qua.

Phách sênh nối nhịp. Cung đàn thôi “ngậm thở nuốt than”. Dù nhận thức về hát ả đào của xã hội còn nhiều hạn chế, nhưng Ca trù Phú Thị tìm được không ít tâm hồn đồng điệu. Nghệ nhân trà Việt Nguyễn Cao Sơn đã mời nhóm Ca trù Phú Thị biểu diễn ở quán trà của mình, một tháng đôi lần, với tên gọi “Ðêm Ả đào Khâm Thiên”, trong không gian yên tĩnh của một căn biệt thự cổ ở ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên (Hà Nội). Và thật trùng hợp đến lạ kỳ. Căn biệt thự ấy chính là nơi từng diễn ra những canh hát ả đào của những năm đầu thế kỷ 20...

Nhịp 2 4 là gì lớp 7?

Nhịp đơn là loại nhịp có một phách mạnh trong một ô nhịp. Ví dụ: Nhịp 2/4: có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ. Nhịp 3/4: có 3 phách, phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ.

Khái niệm nhịp và phách là gì?

Phách là gì? Trong mỗi nhịp (ô nhịp hay nhịp trường canh) lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách. Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp.

Số chỉ nhịp có ý nghĩa như thế nào?

Số chỉ nhịp (nhiều khi chỉ được gọi là nhịp, tiếng Anh: time signature, meter signature, metre signature, hoặc measure signature) là những ký hiệu quy ước được sử dụng để xác định có bao nhiêu phách trong mỗi ô nhịp và giá trị nốt nhạc nào được gán cho mỗi phách.

Đơn vị phách là gì?

Trong một nhịp lại chia thành các quãng thời gian đều nhau gọi là phách. Trong mỗi ô nhịp sẽ có phách mạnh và phách nhẹ, từ đó mà chúng ta có thể phân biệt được các loại nhịp khác nhau như 2/4, 3/4, 4/4 … Số dưới chỉ “giá trị” mỗi phách bằng bao nhiêu phần của một nốt tròn.