Thông tư hướng dẫn nghị định 20

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

Ngày cập nhật 27/07/2021

Ngày 24/6/2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Theo đó, Thông tư này hướng dẫn về: thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng, kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng; chế độ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và thủ tục chuyển mức và hệ số tương ứng. Đối tượng áp dụng: thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Đối tượng thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

- Đối tượng thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP bao gồm: Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật; đối tượng tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; đối tượng chấp hành án phạt tù ở trại giam hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thôi hưởng trợ cấp xã hội; đối tượng từ chối nhận chế độ, chính sách; sau 03 tháng kể từ khi có quyết định tạm dừng chi trả trợ cấp xã hội quy định tại điểm b khoản 3 Điều này mà đối tượng vẫn không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng.

- Thôi hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường hợp sau đây: Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người nhận chăm sóc nuôi dưỡng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật; đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP không còn đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định; người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em hoặc bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

Tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng trong các trường hợp sau:

Đối tượng không nhận chế độ, chính sách liên tục từ 03 tháng trở lên; đối tượng không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng; đối tượng bị tạm giam từ 01 tháng trở lên đối với trường hợp đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Chế độ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 2 Điều 19 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP:

- Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng: 60.000 đồng/người/ngày.

- Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau: Đối với đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Đối với đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế tương ứng.

- Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/1 km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển. Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể một số nội dung khác: Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, Thủ tục chuyển mức và hệ số tương ứng đối với đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, Trách nhiệm của các cơ quan.

Thông tư có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký (24/6/2021). Các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

Liên hệ Sơ đồ cổng thông tin Hướng dẫn khai thác Đăng nhập

Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội

  • CSDL Quốc Gia
  • Trang chủ
  • Tìm kiếm

Trung ương

Lên đầu trang

  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Văn bản hợp nhất
  • Hệ thống hóa VBQPPL

Cơ quan ban hành

  • Quốc hội
  • Chính phủ
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
  • Các cơ quan khác

Loại văn bản

  • Hiến pháp
  • Bộ luật
  • Luật
  • Pháp lệnh
  • Lệnh
  • Nghị quyết
  • Nghị quyết liên tịch
  • Nghị định
  • Quyết định
  • Thông tư
  • Thông tư liên tịch

Năm ban hành

  • 1945 đến 1950
  • 1951 đến 1960
  • 1961 đến 1970
  • 1971 đến 1980
  • 1981 đến 1990
  • 1991 đến 2000
  • 2001 đến 2010
  • 2011 đến 2020
  • CSDL quốc gia về VBPL »
  • CSDL Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội »
  • Văn bản pháp luật »
  • Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH
  • Toàn văn
  • Thuộc tính
  • Lịch sử
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Bản PDF
  • Tải về
  • Bản in
  • Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH
  • Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2021

CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT