Sốt siêu vi là gì nguyên nhân năm 2024

là hiện tượng bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi. Nhất là lúc thời tiết giao mùa. Cùng tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, con đường lây nhiễm, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa sốt siêu vi trong bài viết này nhé.

Định nghĩa sốt siêu vi

Sốt siêu vi hay còn được gọi với tên khác là sốt virus, chính là tình trạng sốt do nhiễm phải các loại virus (siêu vi trùng) khác nhau. Đây là một loại bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính, mắc nhiều vào thời điểm giao mùa trong năm hoặc trong các đợt dịch .

Có rất nhiều loại virus là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt siêu vi, trong đó điển hình nhất là virus Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm,... tùy theo loại virus bị nhiễm mà gây ra các tình trạng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại virus khác nhau nhưng lại có thể gây ra những triệu chứng bệnh giống nhau.

Sốt siêu vi thường gặp vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày và thường tự khỏi, khi được điều trị tích cực bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan, bởi vì một số trường hợp bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Đường lây truyền sốt siêu vi

Có nhiều cách khiến bạn bị nhiễm siêu vi và dẫn tới sốt, thường gặp như:

  • Hít thở: Nếu một người bị nhiễm virus có ho/ hắt hơi ở gần bạn, bạn có thể hít phải những giọt bắn có chứa virus từ họ. Trường hợp này thường xảy ra đối với lây cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
  • Nuốt phải: Đồ ăn, thức uống cũng có thể bị nhiễm virus như virus norovirus và enterovirus. Nếu dùng phải những thực phẩm như vậy bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Bị cắn/ đốt: Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng virus nếu bị côn trùng và các động vật khác mang virus cắn/ đốt. Ví dụ cho trường hợp này là bệnh dại hoặc sốt xuất huyết.
  • Truyền máu: Nếu người hiến máu bị nhiễm virus như viêm gan B hay HIV thì có nguy cơ cao lây bệnh cho người nhận máu.
  • Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền gián tiếp qua các vật dụng ở nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, hay cầm nắm đồ chơi đối với trẻ em. Những vật dụng này có thể dính dịch tiết có chứa virus gây bệnh, khi chúng ta vô tình chạm phải sẽ bị lây bệnh.

Đối tượng dễ bị nhiễm siêu vi

  • Có tiếp xúc gần với người bị nhiễm siêu vi
  • Ở gần động vật bị nhiễm hoặc đang giết mổ chúng
  • Đi du lịch hoặc đến khu vực đang có dịch
  • Quan hệ tình dục thiếu an toàn với người bị nhiễm bệnh
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu

Triệu chứng của sốt siêu vi

Khi bị sốt siêu vi trẻ sẽ có các biểu hiện chung như:

Sốt, có thể sốt nhẹ 37,2 độ C hoặc sốt cao đến 39 - 40 độ C, sốt có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng. (Lưu ý đo nhiệt độ tốt nhất và thuận tiện nhất là đo bằng nhiệt kế thủy ngân và đo ở vùng nách).

Phần lớn các cơn sốt siêu vi kéo dài từ 3-4 ngày. Ngoài ra có 1 số loại virus đặc biệt như Sốt Xuất Huyết Dengue có thể sốt kéo dài 6-7 ngày.

  • Ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi.
  • Người mệt mỏi, chán ăn.
  • Với trẻ nhỏ thường sẽ quấy khóc nhiều, bỏ bú.
  • Với trẻ lớn thường kêu đau đầu, đau ở hai bên thái dương và sau gáy.

Ngoài các triệu chứng chung như trên, tùy theo loại siêu vi mà trẻ nhiễm phải sẽ có thêm các triệu chứng đặc trưng khác như:

  • Trẻ bị chảy nước mắt, mắt đỏ, có ghèn và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Trẻ bị đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
  • Trẻ có thể bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da,...
  • Trẻ có thể bị nổi ban hoặc bọng nước. Ban thường xuất hiện sau khi triệu chứng sốt đã giảm, ở giai đoạn bắt đầu hồi phục.

Các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi diễn biến bệnh của trẻ, cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt cao liên tục trên 2 ngày, kèm theo hiện tượng run rẩy bất thường, lạnh chân tay.
  • Trẻ có biểu hiện lơ mơ hoặc ngủ nhiều li bì, khó đánh thức.
  • Trẻ có biểu hiện tím tái, thở mệt.
  • Toàn thân trẻ phát ban.
  • Trẻ đau bụng, nôn ói nhiều.
  • Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen.
  • Trẻ hay bị giật mình, hoảng hốt.

Các cách đo nhiệt độ cơ thể

Đo nhiệt độ ở nách

  • Lau khô vùng nách
  • Vẩy mạnh nhiệt kế sao cho mức thủy ngân ở dứoi mức 35 độ C
  • Đặt bầu thủy ngân vào giữa vùng hõm nách. Đọc kết quả sau 10 phút
  • Nhiệt độ từ 37,2 độ C trở lên được gọi là sốt

Đo nhiệt độ ở miệng

  • Không ăn uống ít nhất 10 phút trước khi đo nhiệt độ
  • Kiểm tra mức thủy ngân dưới mức 35 độ C
  • Đặt bầu Thủy ngân ở dưới lưỡi (đối với trẻ nhỏ thì đặt ở góc má), ngậm miệng lại nhẹ nhàng (tránh không được cắn vào nhiệt kế). Đọc kết quả sau 5 phút
  • Nhiệt độ bằng hoặc trên 37,5 độ C được gọi là sốt

Đo nhiệt độ đường hậu môn (Nhiệt độ trực tràng)

  • Đặt nhiệt kế vào ống trực tràng (thường sẽ có loại nhiệt kế riêng). Đây là nhiệt độ phản ánh trung thực nhất thân nhiệt cơ thể. Nên thực hiện cẩn thận vì nếu thô bạo có thể làm tổn thương hậu môn hoặc ống trực tràng ở trẻ nhỏ
  • Đọc kết quả sau 05 phút, Nhiệt độ đo được từ 38 độ C trở lên được gọi là sốt

Điều trị - Chăm sóc

Cho đến nay, bệnh sốt siêu vi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng và đề phòng các biến chứng.

Cần phải kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Khi trẻ sốt cao trên 38 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, như Paracetamol với liều 10 - 15mg/kg/lần, các lần cách nhau từ 4-6h.

Cho trẻ nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, thoáng mát. Mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi. Bố mẹ dùng khăn ấm vắt ráo nước lau người cho trẻ, chú ý tới vùng nách, bẹn.

Khi trẻ sốt cao sẽ bị mất nước, rối loạn điện giải, vì vậy cần cho trẻ uống nhiều nước và bù điện giải bằng Oresol, uống thay nước trong ngày. Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như súp, cháo. Không nên bắt trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa, mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đồng thời, cho trẻ uống thêm các loại nước ép hoa quả có chứa nhiều vitamin C như nước cam để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, không có tác dụng tiêu diệt virus. Chính vì vậy, không sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sốt siêu vi nếu như không có bội nhiễm.

Các bậc phụ huynh cần phải theo dõi trẻ sát sao, khi trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần cho trẻ tới các cơ sở y tế thăm khám và điều trị, tránh để dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Phòng ngừa sốt siêu vi

Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường xung quanh cho sạch sẽ, thoáng mát, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh.

Mỗi người cần phải giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với trẻ em cần hạn chế cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng.

Mọi người, đặc biệt là trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ.

Không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, không nên đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh lưu hành.

Khi hắt hơi, ho, sổ mũi mọi người nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại. Người lớn cũng cần hướng dẫn cho trẻ nhỏ thực hiện điều này.

Trên đây là thông tin về sốt siêu vi. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!

Ngoài ra, nếu bạn cần bác sĩ tư vấn về sốt siêu vi hoặc các vấn đề về sức khỏe khác, có thể tham khảo dịch vụ bác sĩ online tại ứng dụng MEDIGO. Với đội ngũ bác sĩ tận tâm và chuyên môn cao, sẽ hỗ trợ giải đáp và đưa ra những lời khuyên hữu ích về vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.

Bị sốt siêu vi làm sao cho nhanh khỏi?

Nếu bạn đang thắc mắc sốt siêu vi nên làm gì thì lời khuyên đầu tiên là hãy uống nhiều nước. Việc bị sốt siêu vi khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, dễ dẫn đến tình trạng mất nước, gây khô cổ họng. Do đó, bạn cần cố gắng uống càng nhiều nước càng tốt.

Sốt vi rút bao nhiêu ngày thì khỏi?

Sốt virus thường sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày, chậm nhất là 10 ngày và ít gây biến chứng nguy hiểm.

Sốt siêu vi thường kéo dài bao lâu?

Trẻ bị sốt siêu vi thường kéo dài từ 3-5 ngày, lâu nhất là 7 ngày. Ngoài có triệu chứng sốt, trẻ có thể xuất hiện kèm theo một số biểu hiện khác như đau đầu, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau cơ, trẻ chán ăn, mệt mỏi, hay quấy khóc,...

Bị sốt siêu vi nên uống nước ép gì?

Thực tế, cơn sốt siêu vi không chỉ khiến bạn mất nước mà còn làm hao hụt lượng chất điện giải trong cơ thể. Để đối phó với tình trạng này, bạn có thể chọn uống nước dừa. Ngoài ra, nước dừa còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe như: Điều hòa huyết áp, đường huyết và cholesterol trong máu.