Thiện có ý nghĩa là gì?

Việc thiện là những lời nói, ý nghĩ, việc làm đều thiện, chân chính, chuẩn mực ngay thẳng tốt đẹp trong sáng... là nền tảng của thiện tâm, đạo đức, phước đức và an lành.

Chuỗi vòng may mắn của bạn, xem ngay!.

 > Từ thiện xã hội và triết thuyết 'Từ bi, cứu khổ' của Phật giáo

Để biết được những hành vi việc làm của mình là thiện hay ác đúng hay sai phải hay quấy tốt hay xấu... thì phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức tư tưởng tư duy đạo lý chân chính. (Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp...).

Làm việc thiện (pháp thiện) sẽ mang lại lợi ích cho mình, mọi người và xã hội đất nước, không gây tổn hại đến sinh mạng của nhân loại (đối với luật pháp thế gian) không tổn hại đến sinh mạng của chúng sinh muôn loài (đối với đạo giác ngộ giải thoát), không tổn hại đến tinh thần vật chất môi trường quyền lợi danh dự tình cảm mọi người, và biết giúp đỡ mọi người, xã hội khi cần.

Thiện có ý nghĩa là gì?

Làm việc thiện, (pháp thiện) mang lại nhiều phước đức ngay trong đời sống hiện tại, mai sau và nhiều đời kiếp sau.

Được làm việc thiện ngày nào, chúng tôi an lạc ngày ấy!

Đối với đời sống làm việc hằng ngày trên thế gian thì mình phải ý thức được luật pháp sở tại, tuân thủ đạo lý lối sống lành mạnh, phù hợp với nền văn hóa thuần phong mỹ tục, tùy vào nơi chốn vùng miền riêng biệt để không rơi vào những việc xấu ác, sai trái.

Làm việc thiện, (pháp thiện) mang lại nhiều phước đức ngay trong đời sống hiện tại, mai sau và nhiều đời kiếp sau, nhưng cũng chỉ là phước đức hữu lượng (có giới hạn, sẽ cạn dần).

Thiện có ý nghĩa là gì?

Làm việc thiện (pháp thiện) sẽ mang lại lợi ích cho mình, mọi người và xã hội đất nước, không gây tổn hại đến sinh mạng của nhân loại

Từ thiện xã hội trong giáo lý Phật giáo

Từ thiện: là những việc làm thiện, pháp thiện và bố thí, được xuất phát từ lòng từ bi của tâm giác ngộ buông xả, không tham cầu vụ lợi và chấp trước, đó được gọi là tâm địa hạnh nguyện của vị Bồ tát thế gian tùy duyên độ chúng, hóa thân trong mọi hoàn cảnh, dựa trên những việc làm thiện, pháp thiện làm nồng cốt, phát đại nguyện từ bi bố thí hỷ xả cứu khổ cứu nạn mang lại lợi ích cho chúng sinh muôn loài (lục độ ba la mật), công đức phước đức vô lượng không thể nghĩ bàn trong thực tại cũng như mãi mãi muôn đời muôn kiếp (phước báu không giới hạn, mãi mãi không cạn). Hạnh phúc vô biên, an lạc vĩnh hằng.

Việc thiện chưa thiện thì tâm chưa thiện

Tâm chưa thiện thì từ bi chưa xuất hiện

Từ bi chưa hiện thì từ thiện chưa thiện.

Tâm không thiện thì hành vi sẽ bất thiện.

>Xem thêm video: Học thiền giúp trẻ phát triển trí tuệ:

HỖ TRỢ CHÚNG TÔI

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

Đầu tiên, từ thiện là một hành động giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác xuất phát từ tấm lòng nhân ái ( thương người ). Từ thiện là một từ Hán Việt (慈善) kết hợp giữa hai từ: Từ là nhân từ, từ tâm và Thiện là tốt lành. Vậy từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng thương. Những hành vi, việc làm tốt mà không xuất phát từ lòng thương thì không được gọi là Từ Thiện.

Vì từ thiện là một hành động tự nguyện, nên không có một nguyên tắc bắt buộc nào nhưng phải đi chung với việc không vụ lợi (vì lợi ích cá nhân) và tự nguyện làm những điều tốt (thiện nguyện)

Hiểu một cách rộng ra, bạn đưa một bà cụ qua đường, bạn nhường đường cho xe cứu thương, cảnh giác cho người đi đường một tên móc túi hay chỉ đơn giản chân chống kìa! cũng là từ thiện. Nếu bạn quan niệm từ thiện là chỉ dành cho những người giàu, những doanh nghiệp cần lấy lòng xã hội, những bạn trẻ dư thừa thời gian và đối tượng được từ thiện là người nghèo, người khuyết tật hay không có khả năng tự chăm sóc bản thân thì tôi chắc bạn đã sai lầm.

Cho tiền người ăn xin là giúp đỡ họ hay đẩy họ lún sâu hơn vào việc xin ăn, trong khi bản thân số tiền đó chưa chắc họ đã được lấy. Giúp đỡ người khác là tự đặt mình vào nguy cơ bị lừa đảo hay chỉ cần đơn thuần là sống với tình yêu và niềm tin cuộc sống.

Các tổ chức thiện nguyện được lập ra làm tiêu phí thời gian của tình nguyện viên mà hiệu quả đạt được không mấy ý nghĩa hay là đã tạo môi trường cho các bạn ấy rèn luyện kĩ năng mềm, tình thương người, nhận được vốn sống và niềm vui từ những hành động tưởng như nhỏ nhoi. Để từ đó những con người lớn lên với niềm tin cuộc sống sẽ tạo dựng một xã hội của giàu mạnh và yêu thương.

Các doanh nghiệp làm từ thiện rốt cục là vì đánh bóng tên tuổi hay bản thân họ với tiềm lực của mình lại đã làm được những chương trình mang nhiều ý nghĩa hơn, đồng thời hiệu quả đạt được nếu có lại giúp doanh nghiệp phát triển đóng góp tiền thuế cho nước nhà, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều người và lại thúc đẩy họ làm tiếp chương trình khác ý nghĩa hơn.

Nên chăng trực tiếp phát cơm từ thiện hay tạo dựng những quán cơm 5.000đ để người nhận bớt đi cảm giác xin cho, giá trị của bản thân được trân trọng và bản thân tổ chức cũng thu lại được một phần tiền để tiếp tục duy trì.

Tôi là một người đã từng tham gia các hoạt động thiện nguyện trong một thời gian dài và đã bỏ tâm huyết của mình để gây dựng một tập thể vững mạnh, một không gian rất thiện nhằm kêu gọi cộng đồng cùng nhau hướng thiện, giúp họ thay đổi lại cách nhìn nhận cuộc sống. Và tôi nghĩ rằng, mình làm những việc này không phải mình đang giúp họ mà là đang tự giúp chính bản thân mình. Vì sao tôi lại nói vậy?

Thứ nhất, khi đi làm thiện nguyện tâm hồn chúng ta được thư thái, cảm giác như muộn phiền trong lòng tan biến vì đã làm được việc tốt hoặc cảm thấy mình là người có ích.

Thứ hai, sau khi gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người có hoàn cảnh khó khăn chúng ta mới nhận thức và luôn nhắc nhở bản thân rằng: mình vẫn chưa phải là khổ. Đôi khi chúng ta hay than thở, phàn nàn về cuộc sống nhưng hay đâu bên cạnh mình vẫn còn những người cơ cực hơn, thiếu thốn hơn mà họ lại còn nghị lực hơn ta.

Thứ ba, bạn sẽ học được cách chia sẻ, học được cách quan tâm đến mọi người, học được cách yêu thương. Lòng nhân ái và sẵn sàng chia sẻ là những đức tính vô cùng quý báu của con người và không phải ai cũng có được.

Hãy làm những gì đúng với lương tâm, cùng những kinh nghiệm sống đã trải qua, sự suy xét kĩ càng mà bạn cho là đúng đắn. Và bởi mỗi người có những quan niệm về đạo đức, có lối sống khác nhau, đừng bao giờ vội vàng đánh giá đúng sai.