Răng số 8 la răng gì

Do răng số 8 mọc muộn khi tổ chức hàm đã được cố định nên thường không đủ không gian cho răng mọc, gây ra nhiều biến chứng dẫn tới việc phải nhổ bỏ răng số 8. Nhổ răng số 8 là một trong những phẫu thuật phổ biến trong nha khoa nhưng để việc nhổ răng thuận lợi nhất cần đặc biệt lưu ý chăm sóc sau nhổ răng.

Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn bởi đây là chiếc răng cuối cùng mọc lên trong hàm và mọc khi chúng ta đã trưởng thành. Răng số 8 thường mọc vào tuổi trưởng thành từ 17 đến 25 tuổi và đa số chúng ta có đủ 4 răng số 8.

Bởi vì răng số 8 mọc muộn khi các răng khác đã mọc đầy đủ nên không còn nhiều khoảng trống trong hàm cho răng số 8. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng răng số 8 mọc bị lệch, mọc ngầm hoặc chỉ nhú lên một chút, bị lợi trùm gây đau nhức khó chịu. Ngoài ra, răng số 8 nằm ở vị trí sâu trong khoang miệng nên khá khó khăn trong việc làm sạch răng dễ sâu răng hoặc gặp các vấn đề về nướu.

2. Khi nào có chỉ định nhổ răng số 8?

Răng số 8 có chỉ định nhổ trong một số trường hợp sau:

  • Mọc răng hàm số 8 gây ra các biến chứng như đau nhiều, đau dữ dội, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, mọc làm ảnh hưởng đến răng số 7.
  • Răng khôn mọc ngầm cũng có trường hợp chỉ định loại bỏ để tránh ảnh hưởng tới các tổ chức xung quanh. Việc răng số 8 mọc ngầm không thể nhận biết được bằng mắt thường mà cần thông qua chụp phim.
  • Khi răng hàm số 8 chưa gây ra biến chứng, nhưng tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng số 7 thì cũng có chỉ định nhổ răng hàm số 8 để ngăn ngừa biến chứng làm hỏng răng số 7.
  • Răng hàm số 8 mọc thẳng, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng hàm đối diện không có răng ăn khớp, làm răng hàm số 8 trồi dài xuống đối diện. Tạo điều kiện cho việc rắc răng và gây ảnh hưởng tới nướu đối diện.
  • Răng mọc bình thường nhưng hình dạng răng hàm số 8 bất thường, có thể nhỏ, dị dạng, gây rắc thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.
  • Bản thân răng khôn có bệnh lý viêm nha chu hoặc sâu răng nặng nề.
  • Nhổ răng hàm số 8 trong những trường hợp chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng hàm số 8 là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.

Để biết được việc có cần nhổ bỏ răng số 8 hay không cần phải thăm khám và làm những xét nghiệm cận lâm sàng.

Răng số 8 la răng gì

Một số trường hợp người bệnh cần được chỉ định nhổ răng 8

3. Nhổ răng số 8 có biến chứng gì không?

Nhổ răng khôn là phẫu thuật thường làm, hiện này nhờ điều kiện máy móc hiện đại mà giảm bớt rủi ro, tuy nhiên có thể dẫn tới một số nguy cơ như:

  • Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra do chăm sóc không đúng cách sau khi nhổ răng số 8. Các dấu hiệu thường gặp là sốt cao, có dịch tiết màu vàng hoặc trắng từ vết thương, vết thương không lành, đau và sưng dai dẳng.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Từ ổ nhiễm khuẩn tại răng, có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết nếu không điều trị hay điều trị không đúng. Biểu hiện sốt cao, ret run, mạch nhanh, nhỏ...
  • Viêm ổ răng khôn: Biểu hiện là cảm giác đau âm ỉ ở nướu hoặc hàm đôi khi có mùi hôi từ ổ răng trống. Thường xảy ra nếu bạn chăm sóc răng miệng không đúng cách.
  • Tổn thương dây thần kinh: Tổn thương dây thần kinh do việc nhổ răng khôn có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác ngứa ran hoặc tê ở lưỡi, môi dưới, răng và nướu. Triệu chứng này thường xuất hiện trong một thời gian ngắn, hiếm khi nó sẽ kéo dài vĩnh viễn.

Để giảm thiểu tối đa việc xảy ra biến chứng thì cần được thăm khám kĩ trước khi nhổ răng và đánh giá yếu tố nguy cơ, cũng như chăm sóc sau khi nhổ răng.

4. Những lưu ý khi nhổ răng số 8

Để hạn chế những tai biến sau khi nhổ răng số 8 thì việc chăm sóc như thế nào là điều rất quan trọng. Một số lưu ý sau khi nhổ răng 8 bao gồm:

  • Cắn chặt vào miếng gạc ngày sau khi nhổ răng cho bạn, bác sĩ sẽ đặt một miếng gạc lên vết thương để cầm máu. Bạn hãy cắn chặt miếng gạc để tạo lực ép giúp máu ngừng chảy. Có thể thay gạc mới nếu như gạc cũ bị ướt nhiều bị, tuy nhiên việc này là hạn chế thực hiện. Bởi nếu thay nhiều quá mức cần thiết sẽ cản trở quá trình đông máu.
  • Không nói chuyện nhiều vì điều này có thể khiến máu bị chảy nhiều hơn.
  • Không dùng lưỡi, các vật dụng khác hay ngón tay chạm vào chỗ mới nhổ răng, tránh xì mũi, hắt xì hoặc cố gắng không ho vì có thể khiến vết thương chảy máu lại.
  • Uống thuốc giảm đau và giảm phù nề: Sau khi nhổ răng 8 sẽ gây sưng đau nên dùng thuốc giảm đau và giảm sưng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ đảm bảo an toàn.
  • Có thể chườm đá: Việc chườm túi nước đá vị trí bên ngoài răng bị nhổ giúp cầm máu và giảm sưng nhờ làm co các mạch máu. Chườm túi đá khoảng 10-20 phút.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Dùng nước muối ấm để súc miệng vào sáng hôm sau ngày nhổ răng. Lưu ý khi súc miệng cần chậm và nhẹ nhàng sau đó nhẹ nhàng nhổ nước muối ra để tránh động chạm đến chỗ máu đông. Vào những ngày tiếp theo thì nên súc miệng nước muối ấm khoảng 4 – 5 lần/ngày nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Nghỉ ngơi nhiều: Không nên tham gia bất cứ hoạt động thể chất nào ít nhất trong hai ngày sau khi nhổ răng và gối cao đầu hơn một chút khi nằm nghỉ ngơi hay ngủ để đảm bảo dịch hoặc nước bọt không gây sặc cho bệnh nhân.
  • Vệ sinh răng miệng hết sức cẩn thận: 24 giờ sau khi nhổ răng, hãy nhẹ nhàng chải răng và lưỡi, nhưng không đưa bàn chải đến gần vị trí chiếc răng bị nhổ
  • Chú ý chế độ ăn: Bắt đầu ăn sau khi hết tác dụng của thuốc tê. Và cần chú ý
    • Nên bắt đầu với các thức ăn mềm. Tránh những thức ăn cứng hoặc nóng; tránh dùng ống hút hay động tác mút vì có thể làm bật cục máu đông ra khỏi lợi.
    • Ăn đều đặn và đầy đủ dinh dưỡng không bỏ bữa.
    • Ăn thức ăn đã nguội hoặc lạnh, không ăn thức ăn ấm hoặc nóng.
    • Dần dần chuyển chế độ ăn từ thức ăn lỏng sang thức ăn đặc hơn và cuối cùng là bắt đầu với những loại thức ăn cứng sau vài ngày.
    • Tránh thức ăn cay, thức ăn dính, thức uống nóng, các sản phẩm đồ uống có chứa caffeine, cồn, nước ngọt.
    • Tránh hút thuốc lá và uống rượu ít nhất 24 tiếng sau khi nhổ răng.
  • Nên liên hệ với bác sĩ ngay khi có những bất thường xảy ra.

Răng số 8 la răng gì

Người bệnh nên chọn cơ sở y tế uy tín để nhổ răng 8

Chăm sóc sau nhổ răng 8 là điều quan trọng để giúp hạn chế nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Cho nên bạn cần thực hiện đúng những yêu cầu của bác sĩ để hạn chế những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chuyên thăm khám và điều trị tất cả các vấn đề về răng miệng thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ, nha sĩ giàu chuyên môn cùng hệ thống máy móc tân tiến giúp hỗ trợ quá trình kiểm tra được tốt và rút ngắn thời gian.

Do đó, khi có bất cứ vấn đề gì, bạn có thể đến bệnh viện để được kiểm tra nhằm có những chỉ định phù hợp từ bác sĩ chuyên môn. Tránh việc để lâu sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và tính thẩm mỹ hàm răng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng MyVinmec. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến thần kinh không?
  • Khi nhổ răng kiêng ăn gì cho đỡ đau, nhanh lành?
  • Vì sao bạn bị thừa răng?