Phương pháp luận là gì trong đề tài nghiên cứu

TÊN LỚP HỌC PHẦN - MÃ HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - NHÓM 2-2021- 2022.2. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN XUÂN BÌNH

HUẾ, THÁNG 5 NĂM 2022

SỐ PHÁCH: ..................

MỤC LỤC

  1. THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT ĐỀ TÀI, GỒM: TÊN
  • PHẦN MỞ ĐẦU Contents
  • A. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI - I. Cơ sở lý luận là gì?
    • II. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
      • 1. Tên đề tài
      • 2. Phần mở đầu
      • 2 Tính cấp thiết của đề tài
      • 2 Tổng quan nghiên cứu
      • 2 Mục tiêu nghiên cứu
      • 2 Đối tượng nghiên cứu
      • 2 Phạm vi nghiên cứu
      • 2 Phương pháp nghiên cứu
      • 3. Phần nội dung chính của đề tài
      • 3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
      • 3 Phương pháp nghiên cứu
      • 3 Kết quả và đánh giá
      • 4. Kết luận và kiến nghị
      • 4 Kết luận :
      • 4 Khuyến nghị:
2. Phần mở đầu

Cơ sở lý luận là một chương bắt buộc trong bất cứ văn bản học thuật nào. Nghiên cứu cơ sở lý luận giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan về lĩnh vự c và lịch sử nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, cơ sở lý luận còn là “thước đo” để giảng viên xác định sinh viên học viên của mình có thực sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu rộng về đề tài nghiên cứu chưa? Bài luận có đang đi đúng hướng hay không?

Quan trọng là vậy, nhưng rất nhiều bạn sinh viên thậm chí là học viên hệ sau đại học vẫn lúng túng trong tìm kiếm, chọn lọc nguồn tài liệu và triển khai viết cơ sở lý luận... Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ trình bày cụ thể về cơ sở lý luận của đề tài và cách xây dựng cơ sở lý luận của một đề tài nghiên cứu qua đó thiết kế đề cương nghiên cứu một đề tài, gồm: tên đề tài; lý do chọn đề tài; mục đích và mục tiêu; đối tượng, phạm vi và khách thể; các phương pháp nghiên cứu.

Sau khi lựa chọn đề tài nghiên cứu và liệt kê các câu hỏi nghiên cứu của bài luận, bạn sẽ phải đi tìm kiếm những lý thuyết, ý tưởng và mô hình mà các nhà nghiên cứu khác đã phát triển liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình nhằm phục vụ mục đích phân tích. Và dưới đây chính là những yếu tố góp phần làm nên tầm quan trọng của cơ sở lý luận:

Một dẫn chứng rõ ràng về các giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.

Cơ sở lý luận sẽ kết nối nhà nghiên cứu với kiến thức hiện có. Được hướng dẫn bởi một lý thuyết có liên quan, bạn được cung cấp một cơ sở cho các giả thuyết và lựa

2 Phương pháp nghiên cứu

Nêu rõ các giả định lý thuyết của một nghiên cứu buộc bạn phải giải quyết các câu hỏi tại sao và như thế nào. Nó cho phép bạn chuyển từ mô tả đơn giản một hiện tượng đượ c quan sát sang khái quát về các khía cạnh khác nhau của hiện tượng đó.

Tăng sự hiểu biết về của tác giả về các phương pháp, cách tiếp tiếp cận khác nhau đã đượ c áp dụng cho vấn đề nghiên cứu này. Từ đó tìm ra phương pháp nghiên cứu tối ưu nhất.

Đánh giá, lựa chọn và (hoặc) kết hợp các lý thuyết có liên quan đến chủ đề bài luận của bạn.

Giải thích các giả định và định hướng nghiên cứu của bạn.

II. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

“Cơ sở lý luận” là cụm từ được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Xét về bản chất logic, cơ sở lý luận chính là luận cứ lý thuyết, là loại luận cứ được chứng minh bởi những nghiên cứu của bản thân tác giả hoặc các đồng nghiệp đi trước.[1,68]

Cơ sở lý luận của đề tài là việc chọn lọc các tài liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất của chủ đề đó cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó; là việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu chúng ta đang thực hiện.

Xây dựng hoặc vận dụng đúng đắn các cơ sở lý luận, tức luận cứ lý thuyết là công việc có rất nhiều ý nghĩa:

  • Giúp người nghiên cứu có thể mượn ý kiến của đồng nghiệp đi trước để chứng minh những giả thuyết của mình.[1,68]
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc tổ chức nghiên cứu lại từ đầu các cơ sở lý luận về sự vật. [1,68]
1. Tên đề tài

Tên đề tài nghiên cứu khoa học là tên gọi của vấn đề khoa học mà tác giả cần nghiên cứu. Tên đề tài là vỏ bề ngoài, còn vấn đề nghiên cứu là nội dung bên trong. Tên đề tài phản ánh cô đọng nhất nội dung cần nghiên cứu.

Tên đề tài thể hiện ấn tượng đầu tiên đối với hội đồng khoa học/người đọc. Để đặt được một tên đề tài nghiên khoa học cứu hấp dẫn, tạo ấn tượng mạnh, các bạn cần nắm rõ những nguyên tắc sau:

Tên đề tài cần chỉ rõ đố i tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu.

Tên đề tài phải rõ ràng, súc tích, thể hiện được vấn đề mà bạn muốn nghiên cứu. Về nguyên tắc chung, tên đề tài nên ít chữ nhất có thể, nhưng chứa đựng một lượng thông tin cao nhất.

Từ ngữ sử dụng trong tên đề tài phải đơn nghĩa, tránh sử dụng những từ đa nghĩa vì sẽ dễ gây hiểu lầm, sai ý nghĩa của bài nghiên cứu.

Tên đề tài phải có mối liên hệ thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ, đố i tượng, phạm vi và ý nghĩa của bài nghiên cứu.

Các bạn nên tư duy, sáng tạo ra một cái tên đề tài mới, tránh trùng lặp với những đề tài đã được nghiên cứu và công bố trước đó.

Ví dụ tên đề tài: Đặc trưng của tín ngưỡng truyền thống người Việt; Phân tích tính công khai của báo chí;...

  • Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công trình.
2 Đối tượng nghiên cứu

Đố i tượng nghiên cứu là vấn đề được đặt ra nghiên cứu. Cần lưu ý phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:

  • Đố i tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì? – Những hiện tượng thuộc phạm vi nghiên cứu.
  • Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu ai? – Cá nhân/ nhóm xã hội chứa đựng vấn đề nghiên cứu.
2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là không gian, thời gian, lĩnh vực thực hiện nghiên cứu. Tác giả cần lưu ý tránh trường hợp đề tài thực hiện trên phạm vi quá rộng hoặc quá hẹp.

3 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng (Chỉ rõ phương pháp chủ đạo, phương pháp bổ trợ)

  • Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát, lập bảng hỏi, đọc tài liệu,...
  • Phương pháp xử lý thông tin: định lượng, định tính, ...

Phần này thường được quan tâm vì sẽ xác định được hướng đi chính của đề tài. Phương pháp nghiên cứu phải khoa học, hợp lý, đáng tin cậy, phù hợp đề tài; có sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công trình.

3. Phần nội dung chính của đề tài
2 Tổng quan nghiên cứu
  • Cơ sở lý luận: Các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề được nghiên cứu
  • Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt được
  • Mô hình lý thuyết của các nhà khoa học trên thế giới
  • Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng ở đâu (trên thế giới và Việt Nam)

3 Phương pháp nghiên cứu

  • Mô tả quá trình nghiên cứu diễn ra như thế nào, trình bày các phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu
  • Bối cảnh nghiên cứu
  • Tổng thể nghiên cứu và chọn mẫu
  • Phương pháp thu thập số liệu (báo cáo, khảo sát, bảng hỏi, phỏng vấn...)
  • Phương pháp xử lý thông tin
  • Xây dựng mô hình (dựa trên phân tích Kinh tế lượng, hay dựa trên việc phân tích case study,...)
3 Kết quả và đánh giá
  • Báo cáo kết quả: sau khi phân tích, xử lý dữ liệu thì thu được kết quả gì? (có thể đượ c trình bày bằng các bảng biểu, số liệu, ...)
  • Đánh giá, nhận xét: Kết quả có phù hợp với giả thuyết, dự kiến không? Giải thích vì sao lại có kết quả như vậy, ...
4. Kết luận và kiến nghị

4 Kết luận : Tóm tắt tổng hợp nội dung đề tài và những kết quả đượ c đúc kết từ quá trình nghiên cứu.

4 Khuyến nghị:
  • Đề xuất biện pháp áp dụng.
  • Nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề gì, còn vấn đề gì tồn động hoặc phát sinh trong và sau quá trình nghiên cứu. Từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo phù hợp.
  • THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT ĐỀ TÀI, GỒM: TÊN ĐỀTÀI; LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI; MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU; ĐỐI TƯỢNG,PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ; CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Khoa học Huế dựa trên việc phân tích các mô hình E-learning của các trường như Đại học du lịch Huế[4], Đại học y dược Huế [5] và các mô hình phổ biến trong nước và trên thế giới.

5. Đố i Tượng, Phạm Vi Và Khách Thể

+Đố i tượng: Hệ thống học trực tuyến tại Đại học Khoa học Huế.

+Phạm vi nghiên cứu :

Không gian: Khoa Công Nghệ Thông Tin và Kỹ thuật phần mềm trường Đại học Khoa học Huế.

Thời gian: Từ ngày 16/05/2022 đến ngày 20/06/2022.

Bài viết tập trung tìm hiểu thực trạng của đào tạo trực tuyến tại trường Đại học Khoa học Huế và đề xuất phát triển hệ thống E-learning nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến

+Khách thể nghiên cứu : Việc học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Khoa học Huế trong mùa dịch

  1. Các phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu ( phương pháp điều tra, so sánh, thử nghiệm,...)

  • Phương pháp tiếp cận liên ngành
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Phương pháp phân tích SWOT
  • Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:

Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc ứng dụng E-learning trong dạy học, từ đó phân tích và tổng hợp cơ sở lý luận của đề tài; lập phiếu điều tra về thực tiễn xây dựng bài giảng E-learning trong việc giảng dạy trực tuyến cho học sinh, sinh viên trường Đại học Khoa học Huế.

Phương pháp xử lý dữ liệu: Thống kê các dữ liệu thu được, tổng hợp, phân tích và so sánh để rút ra các kết luận.

ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT

Bài tiểu luận đã đưa ra những yêu cần cần thiết để có thể xây cơ sở lý luận của đề tài. Như các bạn đã biết, trong một bài luận văn thạc sĩ hay bài khóa luận ở bậc Đại học luôn có một phần là Cơ sở lý luận. Cơ sở lý luận có thể hiểu đơn giản là những lý thuyết xoay quanh vấn đề nghiên cứu trong luận văn. Đó là những giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định, chúng ta chỉ việc nêu ra và áp dụng chúng trong bài luận của mình mà không cần phải chứng minh lại nữa.

Ngoài ra, bạn cũng nên đọc nhiều các sách có liên quan để tìm thêm các lý luận cho bài luận văn của mình. Mỗi tác giả khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau. Nhờ đọc nhiều sách về chủ đề liên quan bạn sẽ tìm thêm được những ý tưởng để viết hay cho phần cơ sở lý luận.