Hay bị đầy hơi là bệnh gì năm 2024

Đầy hơi, chướng bụng là một triệu chứng rất hay gặp trong cuộc sống hàng ngày, gây nhiều ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng là gì? Làm cách nào để khắc phục tình trạng trên?

Chứng đầy, hơi chướng bụng hay đầy hơi do hiện tượng tích tụ hơi trong dạ dày, xảy ra khi lượng hơi trong dạ dày và ruột nhiều, trong một số trường hợp bụng sẽ căng lên. Người bị chướng bụng, đầy hơi thường xuyên xuất hiện chứng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn, bụng trướng, ậm ạch khó chịu, một số người xuất hiện tình trạng táo bón. Cảm giác càng khó chịu khi xuất hiện chứng ợ hơi, đau thắt ngực, triệu chứng trên càng nổi bật ngay sau khi ăn.

Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng

Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3-5 giờ. Nếu quá 3 -5 giờ mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân của chứng bệnh này bắt nguồn từ những thói quen không tốt như:

Ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu (thức ăn giàu tinh bột; nhiều chất xơ; nhiều chất béo; sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga...)

Ăn không đúng cách: Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no đã nằm ngay, vừa ăn vừa xem tivi...

Ngoài ra, bệnh còn gặp ở những người bị các bệnh rối loạn tiêu hóa lâu năm, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng hoặc dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau... làm lợi khuẩn đường ruột suy giảm trầm trọng, hại khuẩn phát triển mạnh, chính hại khuẩn sinh ra nhiều các khí hư gây ra đầy bụng, trướng hơi.

Cách khắc phục tình trạng đầy hơi, chướng bụng

Chứng đầy hơi hay đầy hơi do hiện tượng tích tụ hơi trong dạ dày, xảy ra khi lượng hơi trong dạ dày và ruột nhiều. Để khắc phục chứng bệnh này cần:

Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp tống các độc tố gây tiêu hóa kém ra khỏi cơ thể.

Ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp chất xơ, có xu hướng thải nhanh qua đường tiêu hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

Ưu tiên tỏi và một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê sau những bữa ăn nhiều đạm.

Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày.

Hạn chế ăn thức ăn chua, cay, kẹo, bánh ngọt...

Bỏ thói quen nhai kẹo cao su làm cho bụng bị tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi.

Cần tránh xa thuốc lá và đồ uống có cồn vì uống rượu và hút thuốc nhiều có thể gây buồn nôn và làm tăng nồng độ axít trong bụng dẫn đến trào ngược axít và ợ nóng.

Dùng tay xoa bóp bụng (mát-xa) để làm tăng nhu động dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn.

Tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột.

Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress.

Khi bị đầy hơi, chướng bụng kéo dài và thường xuyên tái phát, người bệnh cần sớm đi thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị cụ thể, tận gốc. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giúp cải thiện tình trạng bệnh là tốt nhất.

Đầy bụng khó tiêu là một vấn đề tiêu hóa thường gặp. Nó có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc là triệu chứng của nhiều loại bệnh tiêu hóa khác nhau. Đầy bụng khó tiêu có thể hết khi thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Hay bị đầy hơi là bệnh gì năm 2024
Đầy bụng khó tiêu là tình trạng thường gặp

Đầy bụng khó tiêu là cảm giác căng tức, đầy trong bụng. Tình trạng này thường biến mất sau một thời gian, nhưng ở một số người, tình trạng đầy bụng khó tiêu có thể lặp đi lặp lại gây khó chịu.

Các bệnh lý tiêu hóa, thuốc, chế độ ăn uống sinh hoạt và chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra đầy bụng khó tiêu. Nếu tình trạng này không thuyên giảm, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân.

2. Triệu chứng của đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu là khi:

- Cảm giác bụng đầy hoặc lớn hơn bình thường

- Đau bụng, khó chịu ở vùng dạ dày (vùng bụng trên)

- Cảm giác nhanh no khi ăn

- Cảm giác no kéo dài lâu hơn bình thường sau bữa ăn

- Bụng kêu

- Xì hơi nhiều hơn bình thường

- Có thể buồn nôn

3. Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu

Có nhiều nguyên nhân có thể gây đầy bụng khó tiêu.

Nguyên nhân thường gặp gây đầy bụng khó tiêu là do lối sống, thức ăn, đồ uống hoặc một số loại thuốc. Ví dụ như:

- Ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh

- Ăn thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ hoặc cay

- Uống nhiều cà phê, rượu bia hoặc đồ uống có ga

- Hút thuốc

- Tình trạng căng thẳng, lo lắng

- Một số loại kháng sinh, thuốc giảm đau và chất bổ sung sắt

Đầy bụng khó tiêu cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa như:

- Hội chứng ruột kích thích

- Viêm dạ dày tá tràng

- Loét dạ dày tá tràng

- Bệnh celiac

- Sỏi mật

- Táo bón

- Viêm tụy

- Ung thư dạ dày

- Tắc ruột

- Thiếu máu cục bộ đường ruột

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể bị đầy hơi khó tiêu tạm thời. Trong đó, có tới 75% phụ nữ bị đầy hơi trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Hay bị đầy hơi là bệnh gì năm 2024
Thực phẩm nhiều chất béo có thể gây đầy bụng khó tiêu

4. Điều trị đầy bụng khó tiêu như thế nào?

Việc điều trị đầy bụng khó tiêu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu nguyên nhân đến từ thói quen lối sống, chế độ ăn uống thì chỉ cần thay đổi lối sống là có thể khỏi hẳn.

Nếu thuốc bạn đang sử dụng là nguyên nhân gây ra đầy bụng khó tiêu, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị xem nó có gây ra đầy bụng khó tiêu nghiêm trọng không. Nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ thay đổi một loại thuốc khác cho bạn. Quan trọng là, đừng tự ý ngưng sử dụng thuốc mà hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước.

Nếu đầy bụng khó tiêu là do một bệnh đường tiêu hóa gây ra thì cần điều trị bệnh mới có thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng này.

a. Thay đổi lối sống

Đối với đầy bụng khó tiêu nhẹ và không thường xuyên, bạn có thể áp dụng các cách sau để hạn chế nguy cơ đầy bụng khó tiêu:

- Có chế độ ăn lành mạnh, cân bằng.

- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm kích thích, ví dụ như thực phẩm nhiều dầu mỡ, socola, hành, tỏi, cay… Điều này còn tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể bạn.

- Hạn chế thực phẩm có tính axit như cà chua.

- Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước nếu bị táo bón.

- Uống nước lọc thay vì các loại nước ngọt, nước có ga, soda.

- Hạn chế caffein, rượu bia.

- Ăn chậm nhai kỹ.

- Không nên ăn quá no.

- Sau khi ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng, không nằm xuống ngay.

- Không ăn quá no vào buổi tối muộn.

- Duy trì cân nặng hợp lý.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Tránh mặc quần áo bó sát khi ăn.

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế căng thẳng, lo lắng.

Hay bị đầy hơi là bệnh gì năm 2024
Một chế độ ăn lành mạnh giúp phòng ngừa đầy bụng khó tiêu

b. Sử dụng thuốc

Loại thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của bạn. Bạn nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trong một số trường hợp bệnh nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật. Nhưng lý do phẫu thuật sẽ là để điều trị bệnh đường tiêu hóa của bạn, nhờ đó giảm được các triệu chứng của bệnh bao gồm tình trạng đầy bụng khó tiêu.

5. Đầy bụng khó tiêu khi nào cần đi khám bác sĩ?

Thỉnh thoảng bị đầy bụng khó tiêu nhẹ, bạn có thể kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị đầy bụng khó tiêu, đầy bụng khó tiêu kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác thì bạn nên đi khám.

Chướng bụng đầy hơi bao lâu thì khỏi?

Thông thường, chứng chướng bụng đầy hơi do thực phẩm hoặc rối loạn hormone sẽ thuyên giảm trong vòng vài giờ đến vài ngày. Nếu thời gian kéo dài lâu hơn, triệu chứng lặp lại liên tục, thậm chí đã dùng thuốc, đây có thể là lời cảnh báo về bệnh lý nghiêm trọng.9 thg 5, 2023nullChướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừatamanhhospital.vn › CHUYÊN MỤC BỆNH HỌC › Tiêu hóa - Gan mậtnull

Tại sao bị đầy hơi chướng bụng?

Vì sao đầy hơi chướng bụng? Có nhiều nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng: - Do ăn nhiều chất tinh bột mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết. Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng (khi uống nước dễ nuốt cả hơi vào dạ dày); ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá).nullNhận biết và điều trị đầy hơi chướng bụng - Hồng Ngọchongngochospital.vn › nhan-biet-va-dieu-tri-day-hoi-chuong-bungnull

Làm sao biết bé bị đầy hơi chướng bụng?

Trẻ bị chướng bụng đầy hơi thường có thể có biểu hiện ăn kém hoặc bú kém, dễ ợ hơi kèm theo những dấu hiệu sau: - 1 - 2 giờ sau ăn bụng trẻ căng hơn so với bình thường. - Dùng tay vỗ nhẹ vào bụng trẻ nghe thấy âm thanh rỗng như tiếng trống. - Trẻ quấy khóc và bú lười.nullMách mẹ cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhanh và dễ - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › mach-me-cach-chua-chuong-bung-day-hoi-o-tre-n...null

Bị chướng bụng đầy hơi nên uống thuốc gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc ức chế bơm Proton thường được sử dụng phổ biến hiện nay đó là Omeprazole và Lansoprazole. Các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm lượng axit có trong dạ dày nên sẽ góp phần trị đầy hơi chướng bụng, khó tiêu hiệu quả.nullCác thuốc chống đầy hơi, chướng bụng - Vinmecwww.vinmec.com › cac-thuoc-chong-day-hoi-chuong-bungnull