Móng chân cho mọc dài đâm vào thịt

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết này ngay dưới đây nhé!

Lấy khóe móng chân là cách để làm đẹp và làm sạch bộ móng của bạn. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp lấy khóe móng chân không đúng cách vô tình làm tổn thương vùng da sát móng, khiến móng bị sưng tấy, chảy mủ, gây nhiều phiền toái cho cuộc sống. Điều này đã khiến nhiều chị em băn khoăn có nên lấy khóe móng chân không? 

Và mức độ nghiêm trọng của việc lấy khóe móng chân quá nhiều là gì? Phải làm gì khi lấy khóe móng chân bị sưng mủ? Hãy cùng mình tìm hiểu về chủ đề: “Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?” để giải đáp những thắc mắc ngay bây giờ nhé.

Bạn đang xem: Móng chân đâm vào thịt mưng mủ


Lấy khoé móng chân bị sưng mủ phải làm sao?

Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh ngâm chân trong nước quá lâu, không đi chân đất, tránh cát bụi dính vào kẽ ngón chân, khi cắt móng cần lưu ý không cắt sát da, không lấy góc sâu, không cắt móng nhọn. Nên cắt móng chân thẳng và giữ cho đầu móng dài hơn da.Giữ vệ sinh vùng lấy khóe móng chân bằng cách rửa vùng bị tổn thương bằng thuốc tím pha loãng với nước. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, cần bôi thuốc mỡ kháng sinh như Fucidin, Foban hoặc Bactroban. Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng. Tuy nhiên, lưu ý bôi thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.Trong trường hợp, khóe móng chân bị sưng mủ, cần đến các cơ sở y tế để khám và được xử lý kịp thời đúng cách. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý để lấy mủ ra ngoài. Bác sĩ cũng chỉ định dùng kết hợp với thuốc kháng sinh.Nếu sau khi đề đến phương pháp điều trị trên mà khóe móng vẫn còn sưng mủ và gây đau nhiều, hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp x-quang để kiểm tra khóe móng sưng mủ có để lại biến chứng hay không.

Tại sao lấy khóe móng chân bị sưng mủ?

Một trong những bước làm đẹp móng tay của thợ nail là lấy khóe móng. Nhưng cái đẹp chưa thấy đâu, nhiều trường hợp sau khi tháo móng khiến khóe móng bị sưng tấy. Thậm chí, có người phải gánh hậu quả nặng nề của việc này vì nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến khóe móng chân bị sưng mủ có thể là do:

– Dụng cụ lấy khóe móng không đảm bảo vệ sinh.

– Lấy khóe quá sâu và quá mạnh.

– Lấy quá nhiều da phần khóe khiến móng chân bị tổn thương.


Móng chân cho mọc dài đâm vào thịt

Lấy da quá sâu và quá nhiều gây tổn thương khóe móng.


Hậu quả của việc lấy khóe móng chân quá nhiều

Có những chị em tâm sự “cay đắng” về việc lấy khóe móng chân ra quá sâu nên bị nhiễm trùng. Một bạn thường xuyên đi lấy khóe móng chân cho biết: “Gần một tháng trời đau, tôi vào viện, bác sĩ mổ, nặn máu, khâu 5 mũi ở ngón chân. Hiện tại đã 3 tháng trôi qua mà chân tôi vẫn chảy nhiều máu, chảy mủ. ”

Nhiều người gặp vấn đề này phải đến gặp bác sĩ, điều trị và uống thuốc để giảm sưng. Sau đó, chị em có thể phải đến bệnh viện để kiểm tra lại nếu tình trạng không thuyên giảm. 

Trong một số trường hợp, ngón chân bị nhiễm trùng nghiêm trọng, chứa đầy mủ và sưng tấy. Có người đã từng dùng thuốc kháng viêm nhưng tình trạng không thuyên giảm. Nhiều người đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm trùng nặng phải phẫu thuật. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.


Móng chân cho mọc dài đâm vào thịt

Nhiều người gặp tình trạng này phải đi khám, điều trị và uống thuốc để giảm sưng


Vì vậy, trước khi muốn làm đẹp cho đôi chân bằng cách này, mọi người cần suy nghĩ và lường trước hậu quả của việc lấy khóe móng. Để giữ sức khỏe an toàn nhất, tránh nhiễm trùng, chị em không nên lấy khóe móng chân quá nhiều. Nếu lấy khóe móng chân, cần nhắc người chăm sóc không lấy quá sâu, nhiều da và sử dụng dụng cụ hợp vệ sinh.

Xem thêm: Tên Con Gái Bắt Đầu Bằng Chữ T, {Top} 555 Tên Con Gái Hay Bắt Đầu Bằng Chữ T

Việc lấy móng chân sâu và nhiều cũng có thể khiến móng chân mọc ngược. Ngoài ra lấy khóe móng quá sát với chân móng sẽ khiến da bị trầy xước, nhiễm trùng da giữa các móng. Nếu bạn muốn lấy khóe móng, không cắt sát góc móng hoặc uốn cong sâu về phía góc móng. Bởi vì khi chúng mọc dài ra, móng có nhiều khả năng sẽ đâm vào thịt.


Móng chân cho mọc dài đâm vào thịt


Ngoài ra, để tránh tình trạng móng mọc ngược, các bạn nên tránh đi giày dép không phù hợp kích cỡ, bít mũi bị va chạm mạnh vào đầu ngón chân khiến các mô mềm của móng bị viêm và sưng tấy.

Hướng dẫn cách lấy khóe móng chân đúng cách

– Đầu tiên, bạn cần ngâm chân vào chậu nước sạch trước khi cắt. Ngâm chân như vậy sẽ giúp loại bỏ chất bẩn trên chân, kẽ móng, làm mềm góc móng giúp việc loại bỏ góc, cắt móng dễ dàng hơn.

– Sau khi khóe móng sạch sẽ, mềm mại, bạn dùng kiềm cắt góc móng nhẹ nhàng, độ sâu vừa phải, không cắt quá sâu, quá sát thịt để hạn chế tối đa khả năng nhiễm trùng và chảy máu.

– Cắt xong, bạn rửa lại chân bằng nước ấm, để khô tự nhiên hoặc dùng khăn thấm khô chân.

Lưu ý: Với phần góc móng chân bị kẹt sâu, đâm vào thịt, phần móng bị cong thì bạn không thể đảm bảo có thể xử lý an toàn được. Bạn nên đến gặp bác sĩ trực tiếp để xử lý, không nên đến tiệm nail vì không chắc nhân viên cửa hàng biết cách xử lý, nếu người thiếu kinh nghiệm lấy khóe móng có thể dẫn đến bị nhiễm trùng, chảy mủ.

Kết luận

Mong rằng chủ đề: Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?” sẽ giúp các bạn cung cấp những thông tin hữu ích về cách lấy khóe móng chân. Từ đó giúp các bạn lấy khóe móng chân đảm bảo an toàn và tránh tránh tình trạng bị sưng mủ.

Nếu chẳng may rơi vào tình trạng móng chân mọc ngược, nhiều cô nàng cảm thấy rất khó chịu và không biết phải làm sao để xử lý. Bạn hãy tham khảo cách khắc phục được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này.

Có khá nhiều người mắc phải tình trạng móng chân mọc ngược nhưng lại chủ quan không có biện pháp xử lý kịp thời. Lâu dần, bệnh gây ra biến chứng khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị sớm, tránh cho bệnh càng thêm nguy hiểm.

1. Đôi nét về tình trạng móng chân mọc ngược

Móng chân cho mọc dài đâm vào thịt

Bệnh móng quặp gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày

Móng chân mọc ngược còn được biết với cái tên móng quặp hay móng chọc thịt, tên tiếng anh là Ingrown toenails. Đây là tình trạng góc trước của bờ bên bản móng chọc và làm rách tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên khiến móng bị sưng, đau và nhiễm khuẩn ở cuốn móng bên. Các triệu chứng bệnh sẽ có xu hướng xấu hơn nếu nạn nhân đi giầy, chân bị nhiễm khuẩn và nhất là khi bờ bên bản móng phát triển liên tục chọc vào phần mềm ở cuốn móng bên. Tình trạng này thường xảy ra với ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái và thường hiếm khi xuất hiện ở ngón tay.

Bệnh móng quặp sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đi lại. Những bệnh nhân cần đi giày sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi không thể mang giày được khi mắc bệnh vì bị đau do móng chọc vào thịt.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh móng chân bị quặp vào thịt

Móng chân cho mọc dài đâm vào thịt

Mang giày dép quá chật sẽ làm tăng nguy cơ khiến móng mọc ngược

  • Việc cắt tỉa móng không đúng cách: Khi bạn cắt bờ bên bản móng sâu vào bên trong thì tổ chức phần mềm sẽ bị ép vào thay thế chỗ của bản móng đã cắt, lúc ấy, bản móng sẽ phát triển thẳng ra phía ngoài xuyên qua tổ chức phần mềm gây nên hiện tượng móng chân mọc ngược.
  • Mang giày chật, mang giày mũi nhọn, giày cao gót khiến mũi giày ép móng cuốn vào hai bên của móng, bản móng phát triển xuyên vào cuốn móng bên gây tình trạng móng chọc vào thịt.
  • Bệnh lý khiến bản móng thay đổi bất thường, chẳng hạn như các bệnh loạn dưỡng, nấm móng... làm ngón rộng và dày lên, thúc đẩy bản móng đâm vào cuốn móng bên.
  • Chị em mang thai bị tăng cân cũng có thể bị móng quặp do phần mềm ở cuốn móng bên phát triển trùm lên phía trên bản móng. Bản móng sẽ phát triển và đâm vào tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên.
  • Móng chân bị chấn thương như làm rớt vật nặng hoặc vận động đá bóng, múa ballet, chơi bóng bầu dục, kick boxing liên tục.
  • Không vệ sinh bàn chân sạch sẽ, tư thế dáng đi không đúng kỹ thuật.
  • Di truyền

3. Triệu chứng của bệnh móng chân mọc ngược

3.1. Giai đoạn móng viêm nhẹ

Móng chân cho mọc dài đâm vào thịt

Móng quặp tiến triển qua 3 giai đoạn

Dấu hiệu sớm nhất cảnh báo bạn đã bị bệnh móng chọc vào thịt chính là hiện tượng sưng nhẹ, đau, tiết mồ hôi ở vùng liên quan tăng lên. Phần bản móng đã khiến biểu mô của cuốn móng bên bị chấn thương, mỗi ngày một trầm trọng do có áp lực ở giữa bản móng và xương ngón. Các mức độ sưng đỏ và phù nề thường đa dạng tùy thuộc vào thời gian của tổn thương.

3.2. Giai đoạn móng chân bị viêm vừa

Ở giai đoạn này, móng chân sẽ bị đau nhạy cảm, tiết mồ hôi tăng, tăng sinh tổ chức hạt ở cuộn móng bên, vết loét trùm lên bản móng, cuốn móng bị phù nề, tiết dịch và sinh mủ, có mùi hôi thối do vi khuẩn gram dương xâm chiếm.

3.3. Giai đoạn móng chân bị viêm nặng

Đặc điểm của giai đoạn này cũng tương tự như ở giai đoạn 2 nhưng lại có sự khác biệt quan trọng về mặt giải phẫu. Phần tổ chức hạt sẽ phủ lên bản móng khiến cho bản móng không thể nâng lên khỏi rãnh móng và đây chính là hiện tượng móng chân mọc ngược điển hình.

Nếu tình trạng này không được phát hiện hoặc điều trị thì có thể gây nhiễm trùng xương bên dưới. Lâu dần, bệnh sẽ biến thành nhiễm trùng xương nghiêm trọng. Các biến chứng này có khả năng vô cùng nghiêm trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì có thể khiến lưu lượng máu kém và làm dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương. Chính vì thế, người bệnh chỉ cần bị một vết thương nhỏ ở chân hoặc mọc ngược móng chân nhưng không lành đúng cách sẽ nhiễm trùng. Các vết loét khó lành sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhằm ngăn ngừa tàn phế và vấn đề hoại thư mô.

4. Những cách chữa móng chân mọc ngược

Móng chân cho mọc dài đâm vào thịt

Bạn nên đến bác sĩ để khám móng chân càng sớm càng tốt

Trong trường hợp bệnh ở tình trạng nhẹ, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày vài lần. Sau đó, bạn hãy nâng cạnh của móng chân đâm vào thịt một cách nhẹ nhàng, đặt một vài miếng bông nhỏ bên dưới móng nhằm tách móng ra khỏi ngón chân.

Nếu như móng chân đã bị viêm trầm trọng hoặc tình trạng móng quặp tái phát, bác sĩ có thể sẽ cắt bỏ phần móng bằng cách tiêm tê ngón chân, dùng kéo để cắt bỏ những phần móng bị quặp. Do đó, bạn lưu ý không nên tự học cách cắt móng chân mọc ngược tại nhà mà hãy đến bác sĩ để được thực hiện đúng kỹ thuật, tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Đối với ngón chân bị móng quặp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể bị biến chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như loét bàn chân, trường hợp này cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

5. Phòng ngừa bệnh móng quặp như thế nào?

Móng chân cho mọc dài đâm vào thịt

Nên chọn giày vừa chân để không bị bệnh móng quặp

  • Cắt móng chân thẳng, đừng uốn móng theo đường cong của mặt trước ngón chân. Nếu bạn đi làm nail thì hãy nhắc với nhân viên cắt móng chân thẳng. Trong trường hợp bạn mắc bệnh khiến cho ưu lượng máu đến chân kém và không thể tự cắt móng thì bạn hãy thường xuyên đi khám để bác sĩ thực hiện cắt móng.
  • Cắt móng chân dài bằng đầu ngón chân chứ không nên để móng quá ngắn hoặc quá dài để tránh giày dép tạo áp lực khiến móng mới mọc đâm vào mô.
  • Chọn giày vừa chân để không tạo áp lực khiến móng dài và đâm vào mô xung quanh.
  • Sử dụng giày bảo hộ nếu bạn làm công việc có nguy cơ bị thương ở ngón chân.
  • Người tiểu đường cần kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện dấu hiệu tình trạng móng chọc vào thịt hay các vấn đề khác có thể xảy ra với chân.

Tình trạng móng chân mọc ngược sẽ gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu biết thêm về tình trạng này. Bất kỳ ai cũng có thể rơi vào trường hợp mọc ngược móng chân, chủ yếu là ở thanh thiếu niên có bàn chân ướt mồ hôi, người cao tuổi với móng chân dày. Do đó, bạn hãy trang bị cho mình kiến thức xử lý khi đối mặt với nó. 

Móng chân cho mọc dài đâm vào thịt

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Móng chân mọc ngược còn được biết với cái tên móng quặp hay móng chọc thịt, tên tiếng anh là Ingrown toenails. Đây là tình trạng góc trước của bờ bên bản móng chọc và làm rách tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên khiến móng bị sưng, đau và nhiễm khuẩn ở cuốn móng bên. Các triệu chứng bệnh sẽ có xu hướng xấu hơn nếu nạn nhân đi giầy, chân bị nhiễm khuẩn và nhất là khi bờ bên bản móng phát triển liên tục chọc vào phần mềm ở cuốn móng bên.

Việc cắt tỉa móng không đúng cách, mang giày chật, mang giày mũi nhọn, bệnh lý khiến bản móng thay đổi bất thường, chẳng hạn như các bệnh loạn dưỡng, nấm móng, móng chân bị chấn thương, không vệ sinh bàn chân sạch sẽ là những nguyên nhân gây bệnh móng chân bị quặp vào thịt.

Ở giai đoạn này, móng chân sẽ bị đau nhạy cảm, tiết mồ hôi tăng, tăng sinh tổ chức hạt ở cuộn móng bên, vết loét trùm lên bản móng, cuốn móng bị phù nề, tiết dịch và sinh mủ, có mùi hôi thối.Phần tổ chức hạt sẽ phủ lên bản móng khiến cho bản móng không thể nâng lên khỏi rãnh móng và đây chính là hiện tượng móng chân mọc ngược điển hình.

Nếu tình trạng này không được phát hiện hoặc điều trị thì có thể gây nhiễm trùng xương bên dưới. Lâu dần, bệnh sẽ biến thành nhiễm trùng xương nghiêm trọng.

Trong trường hợp bệnh ở tình trạng nhẹ, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày vài lần rồi nâng cạnh của móng chân đâm vào thịt một cách nhẹ nhàng, đặt một vài miếng bông nhỏ bên dưới móng nhằm tách móng ra khỏi ngón chân. Nếu như móng chân đã bị viêm trầm trọng hoặc tình trạng móng quặp tái phát, bác sĩ có thể sẽ cắt bỏ phần móng bằng cách tiêm tê ngón chân, dùng kéo để cắt bỏ những phần móng bị quặp. Đối với ngón chân bị móng quặp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể bị biến chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như loét bàn chân, trường hợp này cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.