Máy bị lỗi tự động khởi động lại

Khi bị lỗi này, có thể chương trình bạn đang chạy một số tập tin nằm trong vùng bị lỗi thì máy sẽ khởi động lại. + Cách giải quyết: Vào Windows Explorer, chọn ổ đĩa cài đặt hệ thống, thường là ổ C, phải chuột, chọn Properties, chọn thẻ Tools, sau đó click vào Check Now ở phần Error-checking để kiểm tra lỗi đĩa. Có thể sử dụng các phần mềm cao cấp từ các hãng thứ 3 để việc kiểm tra và xử lý được chuyên nghiệp hơn như RepairDisk Manager của Raxco. Bạn cần sao lưu lại dữ liệu trong trường hợp này, vì đó cũng là tín hiệu của ổ cứng sắp đến giới hạn “tuổi thọ”. 2. Nhiệt độ trong thùng máy quá nóng - Có thể do quạt của CPU đã hỏng bạn cần kiểm tra lại, vì đây là nguyên nhân rất nguy hiểm có thể gây hư hỏng hệ thống phần cứng. - Gắn thêm các quạt trong case hoặc bộ làm mát bằng nước. - Để máy ở chỗ thoáng mát sẽ làm tăng tuổi thọ các thiết bị trong hệ thống. - Dùng các chương trình kiểm tra nhiệt độ trong thùng máy. 3. Nguồn điện không ổn định Có nhiều cách thức để kiểm tra dòng điện mà bộ nguồn cung cấp cho máy tính của bạn. Bộ nguồn tốt phải cung cấp được dòng điện "sạch" cho các linh kiện. Có nhiều người cho rằng các đường điện càng cao sẽ càng tốt nhưng thực tế điều này không đúng. Vấn đề ổn định dòng điện phải được đặt lên hàng đầu.Để theo dõi đường điện của bộ nguồn mới mua, bạn có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như Speedfan với chức năng lập biểu đồ theo thời gian. Tất nhiên, giá trị cụ thể của các dòng điện do chương trình đưa ra chỉ mang tính tham khảo. Để có con số chính xác, bạn nên sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng. Bên cạnh đó, có thể power managerment trong BIOS setup bị sai, bạn nên reset lại BIOS. Quạt CPU chạy yếu cũng có thể gây ra hiện tượng tự khởi động, bạn hãy kiểm tra quạt, nếu thấy quạt chạy yếu hãy thay ngay trước khi nó làm ảnh hưởng tới “sức khoẻ” con Chipset của bạn. 4. Virus Đây là trường hợp khả thi nhất. Khá nhiều loại virus làm cho hệ thống tự động restart lại liên tục. Bạn cần có 1 chương trình antivirus luôn được thực thi ở chế độ thời gian thực (real-time), cập nhật virus database mới nhất từ hãng sản xuất. Sau đó ngắt mạng (LAN, Internet) và tiến hành quét lại toàn bộ hệ thống (Full scan). Có thể sử dụng các trình antivirus như: Bitdefender Pro 10 Plus, AVG Antivirus, NOD32 Antivirus, Kaspersky Antivirus . 5. Pin CMOS đã hết Bạn hãy kiểm tra lại pin CMOS bằng cách tháo pin ra khỏi máy, dùng lưỡi liếm nhẹ, nếu thấy hơi tê, đắng là còn điện, còn không bạn phải thay pin mới. Bạn cũng nên tăng độ tiếp xúc của pin với mainboard bằng cách cạo sạch các mảng bám hoặc sét gỉ nơi vị trí tiếp xúc giữa pin CMOS và mainboard. 6. RAM có vấn đề RAM là một yếu tố rất quan trọng. Nếu RAM lỏng hoặc lỗi sẽ ảnh hưởng không tốt đến máy. Để kiểm tra RAM cách nhanh nhất là mượn tạm một thanh RAM đang hoạt động tốt và thay thử, bạn sẽ biết ngay chất lượng của thanh RAM mà bạn đang sử dụng. 7. Thiết lập trên Windows Việc thiết lập mặc định Windows sẽ khiến máy tự khởi động lại khi có lỗi liên quan đến hệ thống. Bạn có thể tắt tính năng này theo các bước: + Click chuột phải vào biểu tượng My Computer, chọn Properties, vào System Properties. + Chọn Tab Advanced, trong mục Start and Recovery, chọn Settings. + Bỏ dấu tùy chọn mục "Automatically Restart". 8. Các nguyên nhân khác Ngoài ra, Card màn hình, card mạng, các thiết bị phần cứng khác gắn lỏng lẻo cũng có thể gây ra tình trạng tự động tắt máy, tuy nhiên thường thì chúng sẽ xuất hiện màn hình “xanh” báo lỗi. Cách khắc phục: Tháo hộp máy rồi tháo hết các thiết bị, vệ sinh và cắm lại thật chặt.

Trung tâm TIN HỌC KEY rất hân hạnh được chia sẻ với các bạn kiến thức về phần cứng máy tính. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn đọc.

Trong thời gian gần đây, rất nhiều bạn đã gặp phải tình trạng máy tính tự khởi động lại hoặc bị tắt nguồn liên tục khi làm việc hoặc chơi game mà không có bất kỳ cảnh báo nào trước, gây cảm giác khó chịu và làm gián đoạn công việc. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và có giải pháp nào để khắc phục không? Hãy cùng 3D Computer đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Máy bị lỗi tự động khởi động lại

Nếu không may gặp phải tình trạng này, việc đầu tiên mà bạn cần làm là xác định được đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự cố trên, vấn đề có thể nằm ở phần mềm hoặc phần cứng, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho mình.

1. Máy tính bị nhiễm virus

Máy tính hoặc phần mềm bị nhiễm virus sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của máy tính, thậm chí có thể khiến nó bị khởi động lại liên tục. Để đảm bảo an toàn cho máy tính, tránh gặp phải các vấn đề trên, bạn nên cài đặt phần mềm diệt virut trên máy tính của mình. Nếu đã cài đặt rồi nhưng sự cố vẫn chưa được khắc phục, tốt nhất bạn nên cài lại Win để khắc phục triệt để lỗi này.

Máy bị lỗi tự động khởi động lại

2. Máy tính quá nóng

Việc hoạt động liên tục với các tác vụ nặng trong thời gian dài sẽ khiến máy tính bị quá nhiệt và tự động reset hoặc shutdown để bảo vệ an toàn cho toàn hệ thống. Để tránh gặp phải tình trạng này các bạn cần đảm bảo tản nhiệt đủ tốt, vệ sinh và thay keo tản nhiệt cho máy tính định kỳ, đồng thời luôn đặt nó ở vị trí thoáng mát để luôn duy trì nhiệt độ ổn định.

3. Ổ cứng bị lỗi

Ngoại trừ các lý do trên thì việc một trong các linh kiện phần cứng như ổ cứng, RAM, nguồn hay card màn hình bị lỗi đều có thể dẫn đến tình trạng máy tính tự khởi động lại liên tục.

Để biết ổ cứng của bạn có gặp vấn đề hay không bạn hãy vào This PC > Nhấp chuột phải vào ổ cần kiểm tra > Chọn Properties. Tại đây các bạn chọn tab Tools > Nhấn vào Check để kiểm tra.

⇒ Lưu ý: Nếu ổ cứng bị lỗi, bạn nên copy dữ liệu quan trọng sang một ổ cứng khác trước khi tiến hành thay thế.

4. Kiểm tra RAM

Máy bị lỗi tự động khởi động lại

Bên cạnh ổ cứng, RAM cũng là một trong những thành phần thiết yếu nhất của PC, do đó RAM bị lỗi cũng có thể là nguyên nhân khiến máy tính Restart liên tục. Khi gặp tình trạng này hãy tháo RAM ra vệ sinh sạch sẽ chân RAM và cắm thử nó vào một khe cắm khác xem sự cố có được khắc phục không nhé!

5. GPU bị lỗi

Giống như RAM và ổ cứng, việc GPU bị lỗi cũng có thể khiến máy tính tự khởi động lại liên tục. Để kiểm tra GPU có bị lỗi hay không các bạn hãy tháo card màn hình rời ra để hệ thống chỉ chạy bằng GPU tích hợp xem sự cố có được khắc phục hay không. Nếu sự cố được giải quyết thì GPU rời của bạn đã bị lỗi và bạn cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế nó.

Máy bị lỗi tự động khởi động lại

⇒ Lưu ý: Trước khi quyết định thay thế bạn nên làm sạch GPU cũ và cắm lại xem nó có hoạt động tốt hay không trước nhé.

6. Nguồn bị yếu hoặc lỗi

Như các bạn đã biết, nguồn máy tính là một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo hệ thống vận hành ổn định. Chính vì thế, nguồn điện bị lỗi hỏng cũng có thể là nguyên nhân khiến máy tính tự khởi động lại liên tục. Vì thế hãy kiểm tra xem bộ nguồn của bạn có đang chạy tốt và đảm bảo cung cấp đủ điện cho toàn hệ thống hoạt động ổn định không nhé!

.jpg)

Trên đây là một số nguyên nhân chính thường dẫn đến tình trạng máy tính tự khởi động lại liên tục để mọi người tham khảo.