Ngân hàng nào gửi tiết kiệm tốt nhất năm 2024

Trong thời buổi lạm phát leo thang, tìm kiếm lãi suất tiết kiệm hấp dẫn đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Với muôn vàn lựa chọn ngân hàng trên thị trường, làm thế nào để xác định được ngân hàng nào đang cung cấp mức lãi suất tiết kiệm cao nhất? Hãy cùng Infina phân tích và so sánh lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng hàng đầu, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt để sinh lợi tối đa cho khối tài sản của mình.

Ngân hàng nào gửi tiết kiệm tốt nhất năm 2024

Vào tháng 6/2024, các ngân hàng lớn tại Việt Nam bao gồm Agribank, BIDV và Vietinbank vẫn duy trì mức lãi suất huy động sau khi giảm vào ngày 17/3/2024. Tuy nhiên, họ vẫn nằm trong nhóm ngân hàng có lãi suất tiết kiệm thấp nhất trên thị trường.

Cụ thể, Vietcombank tiếp tục dẫn đầu với mức lãi suất huy động thấp nhất, đạt 1,70%/năm cho kỳ hạn 1-2 tháng, 2,00%/năm cho kỳ hạn 3-4 tháng, 3,00%/năm cho kỳ hạn 6-9 tháng và 4,70%/năm cho kỳ hạn từ 12-36 tháng.

Trong khi đó, Agribank, BIDV và Vietinbank áp dụng lãi suất tiết kiệm cao hơn một chút so với Vietcombank nhưng vẫn thuộc nhóm trả lãi thấp nhất trên thị trường. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng của BIDV và Vietinbank là 1,90%/năm, trong khi Agribank giảm mạnh hơn xuống mức 1,70%/năm.

Đối với kỳ hạn 3-5 tháng, BIDV và Vietinbank niêm yết mức 2,20%/năm, giảm 0,3 điểm phần trăm, còn Agribank ở mức 2,0%/năm. Kỳ hạn 6-9 tháng, lãi suất niêm yết của BIDV và Vietinbank là 3,20%/năm, trong khi Agribank là 3,00%/năm. Thay đổi mới nhất là Agribank, BIDV và Vietinbank giảm 0,2 điểm phần trăm lãi suất ở kỳ hạn từ 12 đến 18 tháng, xuống mức 4,80%.

Trong tương lai, có thể sẽ có một đợt giảm lãi suất trên diện rộng, vì khi các ngân hàng nhà nước điều chỉnh lãi suất thường kéo theo hàng loạt ngân hàng thương mại khác cũng giảm lãi suất theo.

Ngân hàng nào gửi tiết kiệm tốt nhất năm 2024

Bảng lãi suất tiết kiệm các ngân hàng khi gửi online

Dữ liệu lãi suất ngân hàng hiện nay được cập nhật lúc 19:13:26 04/06/2024

Chú thích màu sắc:

  • Màu xanh lá cây là lãi suất %/năm cao nhất trong kỳ hạn gửi tiết kiệm.
  • Màu đỏ là lãi suất %/năm thấp nhất trong kỳ hạn gửi.

*Thông tin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi.

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều Website ngân hàng khác nhau.

Bảng lãi suất tiền gửi các ngân hàng khi gửi tại quầy

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều Website ngân hàng khác nhau.

Lưu ý khi lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm

Để đánh giá uy tín và mức độ an toàn của một ngân hàng, cần xem xét các yếu tố như thời gian hoạt động, quy mô tài sản, quản trị điều hành, báo cáo tài chính, xếp hạng tín nhiệm và danh tiếng trên thị trường. Một ngân hàng uy tín sẽ có lịch sử lâu năm, quy mô lớn, quản trị minh bạch và được đánh giá tín nhiệm cao.

Khi gửi tiết kiệm, cần chú ý đến các điều khoản về lãi suất, kỳ hạn gửi, khả năng rút gửi linh hoạt, phí dịch vụ (nếu có), điều kiện đóng băng tài khoản/hợp đồng trước hạn, các quy định về miễn trừ trách nhiệm của ngân hàng.

Rủi ro khi gửi tiết kiệm là khả năng mất toàn bộ hoặc một phần khoản tiền gửi do ngân hàng gặp khó khăn tài chính, phá sản hoặc vì những lý do pháp lý, chính trị. Đây là rủi ro cần được cân nhắc để lựa chọn ngân hàng an toàn.

Bảo hiểm tiền gửi là một chương trình do nhà nước bảo lãnh, theo đó khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng được bảo hiểm lên đến một mức nào đó nếu ngân hàng gặp rủi ro phá sản. Điều này giúp hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền.

Kết luận

Để lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm phù hợp, cần cân nhắc tổng thể các yếu tố như lãi suất tiết kiệm hấp dẫn, uy tín và sự ổn định của ngân hàng, sự linh hoạt trong giao dịch, phí dịch vụ hợp lý, chất lượng dịch vụ khách hàng tốt, mạng lưới chi nhánh rộng khắp và các tính năng, dịch vụ bổ sung tiện lợi.

Các tiêu chí để xếp hạng ngân hàng lớn và uy tín hiện nay bao gồm: Quy mô hoạt động, năng lực tài chính, thành tựu và đóng góp, sản phẩm cung cấp, feedback từ khách hàng.

1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Vietcombank (HOSE: VCB)

Ngân hàng Vietcombank được thành lập từ năm 1963, đến nay ngân hàng này đã có 60 năm hình thành và phát triển. Nhà băng này đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, song song hỗ trợ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Ngân hàng nào gửi tiết kiệm tốt nhất năm 2024

Ảnh: Internet

Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với hơn 600 chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị thành viên cả trong và ngoài nước, 23.000 cán bộ nhân viên, phát triển hệ thống autobank có hơn 2.500 máy ATM, trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên phạm vi toàn quốc. Hoạt động của ngân hàng được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.163 ngân hàng đại lý trên 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ năng lực tốt, nhạy bén với môi trường hiện đại, mang tính hội nhập cao, VCB luôn là đơn vị hàng đầu cho các tổ chức và cá nhân trong nước lẫn quốc tế.

2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank

Agribank là một ngân hàng thuộc loại doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được thành lập từ năm 1988, là đơn vị tiên phong và chủ lực của Chính phủ trong việc triển khai chương trình tín dụng chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Cho nên, đây là ngân hàng 100% vốn Nhà nước với dư nợ chủ yếu là cho vay nông nghiệp - nông thôn.

Đến nay, Agribank có quy mô và mạng lưới hoạt động lớn nhất hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam với 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo; gần 40.000 cán bộ, người lao động. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động cũng như khách hàng trên toàn quốc.

3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID)

Được thành lập từ năm 1957, BIDV có gần 70 năm hình thành và phát triển, gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ Nhà nước Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ ban đầu là cấp phát vốn ngân sách Nhà nước cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của chính phủ giao, phục vụ cho cả miền Nam chống Mỹ cứu nước và miền Bắc xây dựng Tổ quốc.

Hiện nay, BIDV có 25.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 190 chi nhánh và 871 phòng giao dịch trên cả nước, với 57.825 máy ATM và POS, hiện diện thương mại trên 6 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

4. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG)

VietinBank được thành lập từ năm 1988, được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bắt đầu thực hiện cổ phần hoá từ những năm 2009 - 2013.

Hiện nay, nhà băng này có 166 chi nhánh trên 63 tỉnh thành cả nước và hơn 1000 phòng giao dịch. Có 2 chi nhánh tại Berlin, Frankfurt - Đức, 1 văn phòng đại diện tại Myanmar, 1 ngân hàng con tại Lào có đầy đủ trụ sở chính, chi nhánh và phòng giao dịch. Đây cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên có mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh giá những bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam.

5. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB)

Ban đầu Techcombank là một ngân hàng tư nhân, thành lập năm 1993, bắt đầu với số vốn là 20 tỷ đồng, đến nay, ngân hàng đã có 30 năm phát triển.

Ngân hàng này hiện có khoảng 11.882 nhân viên làm việc tại 315 chi nhánh trên toàn quốc, cung cấp sản phẩm tới hơn 5.4 triệu khách hàng tại Việt Nam.

Trong những năm trở lại đây, Techcombank liên tiếp được vinh danh trao tặng các giải thưởng quốc tế uy tín như Euromoney, Global Finance, Finance Asia… giành giải thưởng Top những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Đặc biệt, tỷ lệ CASA tại Techcombank luôn đứng trong top đầu của khối ngành ngân hàng.

6. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank, HOSE: MBB)

MBBank là một định chế vững mạnh về tài chính dưới sự chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương - Bộ Quốc Phòng, Ngân hàng nhà nước và các đơn vị cơ quan hữu quan trong và ngoài quân đội. MB bắt đầu được thành lập từ năm 1994, trong 29 năm hình thành và phát triển, MB hiện tại vinh dự nằm trong top hệ thống ngân hàng Việt Nam có hiệu quả kinh doanh và an toàn, được nhiều người tin dùng.

Hiện tại, Ngân hàng Quân đội có 290 chi nhánh và phòng giao dịch tại 53 tỉnh thành cả nước. MB cũng tham gia đầu tư vào nhiều dịch vụ như môi giới chứng khoán, kinh doanh địa ốc, quản lý quỹ, bảo hiểm, khai thác tài sản…

7. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB)

VPBank thành lập từ năm 1993, sau 30 năm phát triển hoạt động thì VPBank đã có mạng lưới trên 227 chi nhánh và phòng giao dịch, với đội ngũ cán bộ nhân viên khoảng 27.000 người.

Năm 2022, VPBank là đơn vị lớn nhất cũng là đơn vị đầu tiên mang bản quyền FIFA World Cup 2022 về cho Việt Nam với số tiền tài trợ là 100 tỷ đồng.

VPBank được đánh giá là một ngân hàng năng động và có năng lực tài chính ổn định. Từ năm 2022 - 2024, giá trị thương hiệu của VPBank đã tăng gần gấp rưỡi, đứng vị trí thứ 173 trong Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất toàn cầu (theo Brand Finance).

8. Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB)

Ngân hàng Á Châu chính thức đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 1993, với các sản phẩm và dịch vụ chính là huy động vốn bằng tiền đồng, ngoại tệ, vàng, sử dụng vốn bằng tiền đồng, ngoại tệ, vàng, phát hành, thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, các dịch vụ trung gian về kiều hối, cho vay tín chấp…

Đến nay ACB có khoảng 384 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, khoảng 13.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

ACB đã giành được nhiều giải thưởng danh giá như Enterprise Asia - doanh nghiệp có thương hiệu truyền cảm hứng tốt nhất năm 2022, ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất Châu Á 2022 theo International Banker…

9. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB)

Ngân hàng TPBank được thành lập khá mới, từ năm 2008 với các cổ đông chủ chốt là Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, Công ty FPT, Công ty tài chính Quốc tế IFC, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam Vinare, SBI Ven Holding của Singapore, đến tháng 12/2010 số vốn điều lệ tăng lên 3.000 tỷ đồng.

Tính đến đầu năm 2024, ngân hàng này có mạng lưới giao dịch gồm 55 chi nhánh và 71 phòng giao dịch trên toàn quốc, chủ yếu tại hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn.

TPBank được nhận về các giải thưởng như ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam, Top 10 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam (The Asian Banker bình chọn)…

10. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB)

Ngân hàng Quốc tế Việt Nam được thành lập từ ngày 18/09/1996, với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và chỉ có 23 cán bộ nhân viên làm việc. Sau 27 năm hoạt động, hiện tại VIB có vốn điều lệ là 25.368 tỷ đồng (tính đến 30/06/2023) và tổng tài sản đạt gần 383.000 tỷ đồng, với hơn 11.000 cán bộ nhân viên, phục vụ cho 4,5 triệu khách hàng tại 179 chi nhánh và phòng giao dịch trên phạm vi cả nước.

VIB từng xác lập 2 kỷ lục tại Việt Nam với VIB Checkout và thẻ Super Card. Chuyên gia tài chính ảo Vie của VIB cũng được Meta vinh danh là giải pháp sáng tạo nhất của lĩnh vực chăm sóc khách hàng. Mục tiêu của VIB là hướng tới xã hội không tiền mặt, thúc đẩy nền kinh tế số hoá tại Việt Nam.