Maã giá kt 100 shbt-a nghĩa là gì

Ngày 04/5/2023, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1062/QĐ-BCT quy định giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán điện cho các đơn vị bán lẻ điện.

Theo đó, đối với nhóm khách hàng sinh hoạt gồm 6 bậc, theo nguyên tắc dùng càng nhiều điện giá điện càng cao.

Cụ thể, bậc 1 có giá thấp nhất là 1.728 đồng/kWh (giá cũ là 1.678 đồng).

Bậc 2 có giá là 1.786 đồng/kWh (giá cũ là 1.734 đồng).

Bậc 3 có giá là 2.074 đồng/kWh (giá cũ là 2.014 đồng).

Bậc 4 có giá là 2.612 đồng/kWh (giá cũ là 2.536 đồng).

Bậc 5 có giá là 2.919 đồng/kWh (giá cũ là 2.834 đồng)

Bậc 6 có giá là 3.015 đồng/kWh (giá cũ là 2.927 đồng)

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Giá bán điện (đồng/kWh)

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.728

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.786

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

2.074

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.612

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.919

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

3.015

Biểu giá điện sinh hoạt 6 bậc mới nhất áp dụng từ ngày 04/5/2023.

Maã giá kt 100 shbt-a nghĩa là gì
File Excel tính tiền điện sinh hoạt mới nhất 2023

\>>Xem thêm: Biểu giá bán lẻ điện với từng nhóm khách hàng

Tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 04/5/2023

EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5/2023.

Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. (Xem thêm tại đây)

Giá bán lẻ điện sinh hoạt là gì?

Theo Thông tư 16/2014/TT-BCT, giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng với hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt có hợp đồng mua bán điện trực tiếp với bên bán điện.

Mỗi hộ sử dụng điện trong một tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt.

Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (xác định theo Thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm sử dụng điện), áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt trường hợp cho sinh viên thuê nhà

Theo Thông tư 16/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi Thông tư 09/2023/TT-BCT) thì trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):

- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);

- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện; cứ 04 (bốn) người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 (một) người được tính là 1/4 định mức, 02 (hai) người được tính là 1/2 định mức, 03 (ba) người được tính là 3/4 định mức, 04 (bốn) người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Bên bán điện được phép yêu cầu bên mua điện cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện để làm căn cứ xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Sau khi nhận được câu hỏi của độc giả, Ban biên tập website evn.com.vn đã liên hệ tới Trung tâm Chăm sóc khách hàng Tổng công ty Điện lực miền Nam và nhận được trả lời như sau:

Kính thưa Quý khách.

Công tơ hai chiều là thiết bị đo đếm ghi nhận sản lượng điện đi qua thiết bị trên cả 02 chiều giao, nhận từ lưới điện của Điện lực.

Chiều giao là sản lượng điện Khách hàng mua điện từ lưới điện của Điện lực, khi hệ thống điện năng lượng mặt trời không tạo ra hoặc tạo ra không đủ lượng điện để sử dụng cho các hệ thống phụ tải, sẽ ưu tiên nhận điện từ lưới điện.

Ký hiệu chỉ số chiều giao:

BCS: Bộ chỉ số, nhằm thông báo cho khách hàng bộ chỉ số ghi điện.

BT: là chỉ số ghi được tại thời điểm chốt chỉ số ở biểu giờ bình thường.

CD: là chỉ số ghi được tại thời điểm chốt chỉ số ở biểu giờ cao điểm.

TD: là chỉ số ghi được tại thời điểm chốt chỉ số ở biểu giờ thấp điểm.

SG: là chỉ số tổng của cả 03 biểu giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm.

VC: là chỉ số công suất phản kháng ghi được tại thời điểm chốt chỉ số.

Chiều nhận là sản lượng điện mà hệ thống điện năng lượng mặt trời tạo ra dư, sau khi đã cung cấp cho các tải tiêu thụ và phát ngược lại lên lưới điện.

Ký hiệu chỉ số chiều nhận:

BN: chỉ số ghi được tại thời điểm chốt chỉ số ở biểu giờ bình thường

CN: là chỉ số ghi được tại thời điểm chốt chỉ số ở biểu giờ cao điểm.

TN: là chỉ số ghi được tại thời điểm chốt chỉ số ở biểu giờ thấp điểm.

VN: là chỉ số công suất phản kháng ghi được tại thời điểm chốt chỉ số (sản lượng này Điện lực không mua).

Nếu còn thắc mắc chưa rõ trong quá trình sử dụng điện, Quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Trung tâm Chăm sóc khách hàng Tổng công ty Điện lực miền Nam 19001006 hoặc 19009000 để được hỗ trợ.