Lợi tức kỳ vọng là gì năm 2024

Trong đầu tư, việc xác định lợi nhuận kì vọng là rất quan trọng trước mỗi quyết định đầu tư. Đây là thước đo để đi đến phương án đầu tư và mức giá chốt lời. Tuy nhiên trên thực tế, đa số nhà đầu tư lại rất mơ hồ về lợi nhuận kỳ vọng có thể đạt được và ở mức giá nào có thể chốt lời. Câu hỏi luôn được đặt ra là: nên chốt lời ở mức nào?

Với mô hình CAPM – Mô hình định giá tài sản vốn, sẽ cung cấp cho mọi người cách tiếp cận về mức sinh lợi kỳ vọng một cách đơn giản và có thể ứng dụng nhanh, rộng rãi ở tất cả các loại cổ phiếu.

Lợi tức kỳ vọng là gì năm 2024

Mô hình CAPM là gì?

Mô hình CAPM mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng đối với tài sản, đặc biệt là cổ phiếu. Nói cách khác, công thức này lượng hóa mức kỳ vọng và chỉ ra lợi nhuận chính xác với kỳ vọng đó. Ví dụ đơn giản, cổ phiếu FLC mang tính rủi ro cao, vậy lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư cổ phiếu này ở mức độ nào?

Bất cứ khoản đầu tư nào cũng sẽ hàm chứa rủi ro và các mức lợi nhuận kỳ vọng khác nhau. Tất nhiên đối với mức độ rủi ro cao, nhà đầu tư cũng yêu cầu một mức sinh lợi cao hơn. CAPM sẽ trả lời cho câu hỏi với mức độ rủi ro nhất định thì lợi nhuận kỳ vọng chính xác là bao nhiêu.

1. Công thức tính CAMP

Công thức tính lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản có rủi ro như sau:

R = Rf + Beta*(Rm – Rf)

Trong đó:

R: Lợi nhuận kỳ vọng trong đầu tư

Beta: Hệ số Beta

Rf: Lợi suất phi rủi ro (lãi suất trái phiếu chính phủ)

Rm: Lợi nhuận thị trường (tùy chỉ số chọn,có thể là Vn index hoặc Vn30)

CAPM là một phép tính đơn giản xác định tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, có thể sử dụng trên mỗi loại tài sản rủi ro hoặc kết hợp cả một danh mục bao gồm nhiều loại tài sản. Trong công thức tính CAMP có tính đến rủi ro thị trường Beta. Như vậy, với các loại tài sản có rủi ro cao (chỉ số Beta cao), mức lợi nhuận kỳ vọng cũng ở mức cao hơn. Phần này sẽ bù đắp phần rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận. Nó thể hiện mối tương quan cùng chiều trong công thức trên. Tuy đơn giản nhưng mô hình CAMP được ứng dụng rộng rãi trong đầu tư, là công cụ giúp nhà đầu tư xác định mức lời nhuận kì vọng cũng như mức giá có thể chốt lời đối với cổ phiếu hoăc danh mục nắm giữ.

2. Tính toán và ứng dụng mô hình CAPM

Để dễ hình dung và so sánh các suất đầu tư khác nhau, nhà đầu tư áp dụng công thức CAPM. Nhờ công thức này, nhà đầu tư có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro thấp và cao. Chúng ta sẽ đi đến 02 ví dụ cụ thể đối với cổ phiếu VNM có chỉ số beta bằng 0,61 và cổ phiếu VCB có chỉ số Beta là 1,3.

Ví dụ 1: VNM có beta bằng 0,61, lãi suất bình quân thị trường bằng 15%/năm, lãi suất phi rủi ro bằng 3% (lãi suất ngân hàng hoặc trái phiếu chính phủ). Như vậy công thức tính toán sẽ là:

R = Rf + beta*(Rm-Rf) = 3% + 0,61*(15% – 3%) = 10,3%

Tỷ suất lợi nhuận kì vọng khi đầu tư vào cổ phiếu VNM là 10,3%

Ví dụ 2: Với VCB có beta bằng 1,3. Tỷ suất lợi nhuận thị trường 15% và lãi suất phi rủi ro 3%, tỷ suất lợi nhuận:

R = Rf + beta*(Rm-Rf) = 3% + 1,3*(15% – 3%) = 18,6%

Tỷ suất lợi nhuận kì vọng khi đầu tư vào cổ phiếu VNM là 10,3%

Rõ ràng khi đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn thể hiện qua chỉ số beta cao hơn, tỷ suất kỳ vọng cũng sẽ ở mức cao hơn. Như trong 02 ví dụ trên, tỷ suất của VCB với độ rủi ro cao cũng ở mức cao hơn so với cổ phiếu VNM, 18,6% so với 10,3%.

Kết luận: Với mô hình CAPM, nhà đầu tư có thể xác định nhanh chóng và dễ dàng tỷ suất lợi nhuận kì vọng. Đồng thời, có thể xác định mức lợi nhuận mong muốn khi đầu tư vào các loại tài sản có mức độ rủi ro khác nhau. Với nhà đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để có lợi nhuận kì vọng cao hơn, có thể xem xét đối với các nhóm cổ phiếu có beta cao và ngược lại với phương châm “High risk – High return”.

Ví dụ: Khách hàng vay bằng đăng ký xe máy 10.000.000đ trong 12 tháng với lãi suất vay là 1.6%/ tháng (chưa bao gồm các phí khác)

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng là gì? Tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong quá trình quyết định đầu tư có ưu điểm và hạn chế gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng có ký hiệu là ROR

1. Những điều cần biết về tỷ suất sinh lời kỳ vọng

  • Lợi nhuận trong kinh tế học chính là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến hoạt động này. Lợi nhuận đã bao gồm chi phí cơ hội - phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Trong kế toán, lợi nhuận được xác định là chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất.
  • Đa số mọi người đều chỉ quan tâm tới chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, lợi nhuận sẽ bằng 0 khi ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo. Chính bởi sự khác biệt này đã dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận trên thực tiễn: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
  • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng hiểu cơ bản là tỷ lệ lợi nhuận tạo nên từ số vốn đầu tư ban đầu. Đây thực chất là mức phần trăm các chủ thể nhận được giữa giá trị khoản vốn đầu tư và lợi nhuận thu được. Tỷ suất sinh lời càng lớn, khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được lại càng cao.
  • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng (ký hiệu: ROR) giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn danh mục đầu tư hiệu quả, lập kế hoạch kinh doanh phù hợp đối với các doanh nghiệp của mình. Nó thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa mức lợi nhuận thu được và giá trị khoản vốn đầu tư bỏ ra.
  • Trên thị trường chứng khoán, việc tìm ra mức tăng dự kiến ​​chính xác là điều không dễ dàng. Tuy nhiên bằng cách phân tích lịch sử cổ phiếu và xu hướng thị trường tổng thể, có thể tính toán giá trị sinh lời xấp xỉ trong một khoảng thời gian. Khi xác định trước lãi lỗ, nhà đầu tư có thể đưa ra các kế hoạch tài chính tốt nhất. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng giúp nhà đầu tư lập kế hoạch tốt hơn

2. Công thức tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu

+ Công thức số 1:

Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng được đo bằng cách nhân các kết quả có thể có với xác suất xảy ra của chúng. Sau đó cộng các kết quả này với nhau. Tổng là giá trị kỳ vọng của một khoản đầu tư cụ thể có xem xét lợi nhuận kỳ vọng trong các tình huống tương phản. Công thức tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng cụ thể như sau:

R(e)=(D1+P1-P0) / P0=D1 / P0=(P1-P0) / P0

Trong đó:

  • P0: Giá cổ phiếu ở đầu kỳ.
  • P1: Giá của một cổ phiếu ở cuối kỳ.
  • D1: Cổ tức của một cổ phần nhà đầu tư sẽ nhận được trong năm.
  • D1/P0: Tỷ suất cổ tức.
  • (P1-P0)/P0: Tỷ suất lời vốn.

Các nhà đầu tư vấn đặc biệt lưu ý vào việc chia cổ tức sẽ chú trọng tính tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc các ngân hàng. Tách hoàn toàn cổ phiếu để có thể tính được giá cổ phiếu điều chỉnh.

Xét về mặt lý thuyết, có thể khẳng định nếu các công ty có lợi tức cổ phần tăng đều đặn hàng năm, tỷ lệ tăng giá sẽ có giá trị đúng bằng tỷ lệ tăng của cổ tức.

+ Từ đó, chúng ta có công thức thứ hai hướng tới mục đích tính tỷ suất cổ phiếu được kỳ vọng là:

R(e) = D1/P0 + g

Trong đó:

g là tỷ lệ tăng cổ tức đều đặn hàng năm.

Cách tính này có thể phù hợp với cá nhân hoặc doanh nghiệp vì khá đơn giản. Đây cũng là cách tính được nhiều chủ thể mới đầu tư sử dụng, có thể dự tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong tương lai. Đồng thời cũng mang lại những thuận tiện cho các nhà đầu tư.

Hiểu đơn giản hơn, cách tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng có thể tính như sau:

Giá trị kỳ vọng (EV) của một khoản đầu tư cụ thể có xem xét lợi nhuận / lợi nhuận kỳ vọng của nó trong các tình huống tương phản, công thức tính như sau:

Lợi nhuận kỳ vọng (ER) = Tổng (Lợi nhuận i x Xác suất i )

hay

Lợi nhuận kỳ vọng (ER) = R1 P1 + R2 P2 + R3 P3 +… + Rn Pn

Trong đó:

  • R: lợi nhuận / lợi ích mong đợi trong một tình huống nhất định.
  • P: xác suất hoặc cơ hội đạt được lợi nhuận trong tình huống cụ thể.
  • n: số tình huống.

Giá trị trả về có thể là bất kỳ biến ngẫu nhiên nào có chứa bất kỳ giá trị nào thuộc phạm vi đã cho. Ước tính dựa trên dữ liệu lịch sử, gây khó khăn cho việc xác định tỷ suất sinh lời chính xác. ROR là việc tính toán các xác suất được lập kế hoạch để dự báo khả năng một khoản đầu tư cụ thể có thể tạo ra lợi nhuận dương và lợi nhuận kỳ vọng khoảng bao nhiêu.

Quản lý tỷ suất sinh lời kỳ vọng giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn

3. Những ví dụ về tỷ suất sinh lời trong cổ phiếu

Ví dụ 1:

X đầu tư 2,000,000 đồng để mua cổ phiếu với thời hạn 1 năm. Sau 1 năm, khi cổ phiếu đến hạn, X nhận được số tiền là 2,200,000 đồng. Trong đó, tiền gốc là 1,000,000 đồng và số tiền lãi là 200,000 đồng. Như vậy, tỷ suất của X nhận được là: 200,000/2,000,000 = 10%/năm.

Ví dụ 2:

Tính toán phân phối xác suất rời rạc cho lợi nhuận tiền năm. Nhà đầu tư lấy một khoản đầu tư A với xác suất 20% thì lợi tức đầu tư là 15%, xác suất 50% thì mức lợi tức là 10%.

4. Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu có ý nghĩa gì?

  • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu là thước đo đánh giá hoạt động giao dịch của cổ phiếu. Đây cũng là căn cứ để các nhà đầu tư đưa ra quyết định nên mua hay bán. So với các yếu tố thị trường, quy mô, giá trị thì yếu tố tỷ suất sinh lời kỳ vọng này có thể khẳng định rằng là sở hữu giá trị quyết định cao hơn cả.
  • Khi tỷ suất sinh lời kỳ vọng cổ phiếu cao thì các nhà đầu tư nên bán cổ phiếu. Đồng nghĩa là khi tỷ suất sinh lời cổ phiếu B/M thấp thì nhà đầu tư cũng nên bán, khi cổ phiếu B/M cao thì nên mua. Khoảng cách trung bình giữa suất sinh lợi cổ phiếu dựa trên lợi nhuận hoạt động (OP) cao và thấp rất quan trọng.
  • Trên thực tế, xác suất này vẫn có thể xuất hiện các biến động không hề nhỏ, cần phải tính toán chính xác tỷ suất sinh lời kỳ vọng để đưa ra quyết định. Nhất là một số cổ phiếu của các công ty lợi nhuận hoạt động thấp, kết hợp với giá trị thị trường thấp vẫn có thể mang lại tỷ suất sinh lợi cao. Tức là tiềm năng tăng trở lại giá trị thực trong tương lai vẫn xảy ra. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu đánh giá hoạt động giao dịch của cổ phiếu

5. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong quyết định đầu tư có ưu – nhược điểm gì?

5.1. Lợi ích khi sử dụng tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong đầu tư

Phương pháp tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong đầu tư có thể đem lại những lợi ích sau:

  • Có thể ước lượng được lợi nhuận thu về bằng cách so sánh giữa rủi ro và lợi tức có thể xảy ra.
  • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho biết một phần về số tiền các nhà đầu tư sẽ kiếm được một cách hợp lý từ một khoản đầu tư nhất định.
  • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho phép các nhà đầu tư là những cá nhân và công ty lập kế hoạch đầu tư dài hạn dựa trên việc ước tính xác suất thu được.

Tuy nhiên, không có chỉ số nào hoàn hảo và tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu cũng vậy.

5.2. Bất lợi khi sử dụng tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong đầu tư

Phương pháp tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu có những điểm bất lợi sau:

  • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu có giá trị thời gian của tiền được bỏ qua. Trong khi đó yếu tố này cần thiết trong các quyết định chi tiêu tiền.
  • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng chỉ xác định lợi nhuận mong, không phải thời gian của các dự án đầu tư.
  • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu thực tế sẽ không được đảm bảo chính xác tuyệt đối do thị trường hoặc biến động kinh tế, lợi nhuận. Các nhà đầu tư cũng có thể bị thua lỗ trong khoản đầu tư.

Xoay quanh lĩnh vực đầu tư tài chính có rất nhiều khái niệm. Đòi hỏi nhà đầu tư không chỉ cần tìm hiểu mà phải có những trải nghiệm thực tế.

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng có những ưu và nhược điểm riêng nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ

Trên đây là một vài kiến thức xoay quanh tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu. Hi vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này để đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình đầu tư của mình.

Nếu bạn đang cần một số vốn để đầu tư và phát triển sự nghiệp của mình nhưng lãi vay vốn ngân hàng đang có xu hướng tăng cao thì bạn hãy tham khảo tại F88 ngay nhé.