Cách xin lỗi và cảm ơn trong bản tường trình năm 2024

Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, lời cám ơn và xin lỗi tưởng chừng như rất khó nói nhưng thực chất nó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và kết nối các mối quan hệ. Đặc biệt tại môi trường công sở, khi công việc được giải quyết bằng sự phối hợp của tập thể thì giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi càng được nhân lên gấp nhiều lần.

Cách xin lỗi và cảm ơn trong bản tường trình năm 2024

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Thậm chí thường ngày khi cha mẹ dặn dò con cái phải biết cảm ơn và xin lỗi nhưng đôi khi lại ít chủ động làm gương trong việc nói những lời ấy.

Cách xin lỗi và cảm ơn trong bản tường trình năm 2024

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Những cách để lời xin lỗi đạt được hiểu quả cao nhất:

+ Dành thời gian để xác định bản thân đã làm gì có lỗi.

+ Sử dụng những từ ngữ rõ ràng để diễn tả suy nghĩ và tình cảm của bạn.

+ Cho đối phương thấy bạn đã hiểu được lỗi lầm của bản thân và cảm thông với sự giận của họ. Đừng cố gắng biện minh và đừng đổ lỗi.

Bản tường trình là một trong những văn bản được sử dụng nhiều tại các cơ quan, tổ chức mỗi khi có sự việc nào đó xảy ra cần phải tường trình lại sự việc cụ thể. Do đó, Ban biên tập xin hướng dẫn chị và bạn đọc cách viết bản tường trình một cách cụ thể thông qua bài viết dưới đây.

1. Bản tường trình được sử dụng khi nào?

Bản tường trình là loại văn bản được sử dụng khi có một sự việc nào đó xảy ra mà người viết có trực tiếp tham gia hoặc trông thấy và cần phải trình bày sự việc đó một cách rõ ràng, khách quan dưới góc nhìn cá nhân nhằm mục đích giúp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nắm rõ được sự việc, qua đó tìm đến hướng giải quyết phù hợp.

Có thể kể đến một số trường hợp cần viết bản tường trình như sau:

- Bản tường trình sự việc bị mất tài sản (điện thoại, máy tính, phương tiện đi lại,...);

- Bản tường trình sự việc tai nạn giao thông, tai nạn lao động,..;

- Bản tường trình sự việc có xảy ra xung đột, xô xát giữa 2 bên,...

- Bản tường trình vi phạm quy định, nội quy của Công ty.

2. Mẫu bản tường trình được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Ban biên tập xin đưa ra 02 mẫu bản tường trình được dùng nhiều nhất hiện nay để chị và bạn đọc có thể tham khảo:

Bản tường trình mẫu số 1:

Tải bản tường trình mẫu số 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/ban-tuong-trinh-mau-1.docx

Bản tường trình mẫu số 2:

Tải bản tường trình mẫu số 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/ban-tuong-trinh-mau-2.docx

3. Hướng dẫn cách viết bản tường trình

Dù không có quy định bắt buộc phải viết bản tường trình theo quy chuẩn nhất định, tuy nhiên văn bản vẫn cần phải đảm bảo yêu cầu về thể thức đối với một văn bản hành chính theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 8. Thể thức văn bản

1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính

  1. Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
  1. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
  1. Số, ký hiệu của văn bản.
  1. Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

  1. Nội dung văn bản.
  1. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
  1. Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
  1. Nơi nhận.

3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác

  1. Phụ lục.
  1. Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
  1. Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
  1. Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này”.

Do đó nội dung văn bản tường trình cần phải có đầy đủ những thông tin gồm:

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ: Được viết in hoa và không được sai chính tả.

- Địa điểm và thời gian viết bản tường trình: Ghi rõ thời gian, địa điểm tại thời điểm viết bản tường trình.

- Tại "Kính gửi" ghi rõ cá nhân, tổ chức, đơn vị tiếp nhận bản tường trình.

- Thông tin về người viết bản tường trình: Ghi rõ đầy đủ họ và tên, CCCD/CMND/Hộ chiếu, quê quán, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú/địa chỉ tạm trú, chức vụ/nghề nghiệp của bản thân.

- Tên văn bản, nội dung của văn bản tường trình: Phải viết cụ thể sự việc cần tường trình là gì; thời gian/địa điểm xảy ra vụ việc; diễn biến của sự việc xảy ra như thế nào theo góc nhìn của người viết; ghi rõ nguyên nhân, hậu quả xảy ra vụ việc, mức độ thiệt hại và trách nhiệm của người viết và những người khác có liên quan trực tiếp đến vụ việc (nếu có).

- Phần chữ ký của người viết: Ký tên và ghi rõ họ, tên của người viết.

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

- Nơi nhận.

Khi viết bản tường trình, người viết phải trình bày sự việc một cách cụ thể, khách quan và chính xác, bởi vì người viết sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những thông tin được ghi lại trong văn bản.

Trận trọng

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]