Gói mua sắm hàng hóa dưới 50 triệu năm 2024

(và các gói thầu được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg)

Hồ sơ bao gồm:

  1. Báo giá (tối thiểu 02 báo giá từ các nhà cung cấp);
  2. Tờ trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (theo mẫu Mau_TTr_KQLCNT_ĐB);
  3. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (theo mẫu Mau_QĐ_KQLCNT_ĐB);
  4. Hợp đồng (tham khảo mẫu đính kèm: Mua sắm hàng hóa; Hợp đồng cung cấp các dịch vụ);
  5. Biên bản bàn giao nghiệm thu (tham khảo mẫu đính kèm);
  6. Hóa đơn;
  7. Biên bản thanh lý hợp đồng (tham khảo mẫu đính kèm).

II. Giá gói thầu từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng:

Hồ sơ bao gồm:

  1. Báo giá (tối thiểu 03 báo giá từ các nhà cung cấp);
  2. Tờ trình phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu (theo mẫu Mau_TTr_DT_KHLCNT_CĐT);
  3. Lập Báo cáo thẩm định Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Tổ thẩm định Phòng QTTB);
  4. Quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu (theo mẫu Mau_QĐ_DT_KHLCNT_CĐT);
  5. Đăng tải Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống đấu thầu quốc gia (Đơn vị gửi bản scan, Phòng QTTB đăng tải);
  6. Báo cáo đánh giá các báo giá (theo mẫu Mau_BCĐG_CĐT);
  7. Biên bản thương thảo hợp đồng (tham khảo mẫu đính kèm);
  8. Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu (theo mẫu Mau_QĐ_KQ_CĐT);
  9. Đăng tải Kết quả chỉ định thầu trên Hệ thống đấu thầu quốc gia (Đơn vị gửi bản scan, Phòng QTTB đăng tải);
  10. Hợp đồng (tham khảo mẫu đính kèm: Mua sắm hàng hóa; Hợp đồng cung cấp các dịch vụ);
  11. Biên bản bàn giao nghiệm thu (tham khảo mẫu đính kèm);
  12. Bảng xác định khối lượng hoàn thành (theo mẫu Mau_PL8a);
  13. Hóa đơn;
  14. Biên bản thanh lý hợp đồng (tham khảo mẫu đính kèm).

Ghi chú: Đối với các gói thầu dưới 100 triệu đồng áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu Tự thực hiện (Do các đơn vị trực thuộc trường có đủ năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm thực hiện gói thầu): Phòng Quản trị Thiết bị sẽ hỗ trợ thủ tục lựa chọn nhà thầu.

Gói thầu đơn vị ông Quân đang thực hiện là gói thầu đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên ngành đặc thù có giá gói thầu là 40 triệu đồng.

Vậy, trong trường hợp này ông có thể lựa chọn giữa 2 hình thức sau: Áp dụng theo Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg hay được lựa chọn theo Khoản 19, Điều 3 (giá gói thầu không quá 50 triệu đồng)? Vì nếu áp dụng theo Khoản 1 Điều 3 đơn vị ông sẽ làm theo hướng dẫn bao gồm: lập thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thương thảo hợp đồng, ra quyết định lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng. Nếu áp dụng theo Khoản 19 Điều 3 thì thủ trưởng đơn vị ông toàn quyền quyết định và không phải lập,thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Trong trường hợp này đơn vị ông có quyền lựa chọn điều khoản áp dụng đơn giản nhưng vẫn đúng quy định không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngay 8/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu (Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg), đối với các gói thầu nêu từ Khoản 1 đến Khoản 13 Điều 3 Quyết định này được thực hiện theo quy trình nêu tại Khoản 1, Điều 4 của Quyết định; đối với các gói thầu thuộc Khoản 19, Điều 3 Quyết định này (gói thầu co giá không quá 50 triệu đồng) thì thực hiện theo quy trình nêu tại Khoản 7 Điều 4 của Quyết định.

Theo đó, trường hợp gói thầu của ông thuộc Khoản 1, Điều 3 nhưng có giá dưới 50 triệu đồng, nghĩa là thuộc Khoản 19 Điều 3 của Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg thì được phép áp dụng quy trình lựa chọn nêu tại Khoản 7, Điều 4 Quyết định này.

Ngoài ra, cần lưu ý việc phân chia dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý, nghiêm cấm việc chia dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật Đấu thầu nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu (Khoản 3, Điều 33; Điểm k, Khoản 6, Điều 89 Luật Đấu thầu).

Đối với gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên có giá không quá 50 triệu đồng thì không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định.

Gói mua sắm hàng hóa dưới 50 triệu năm 2024
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Duy Hưng (TP. Hà Nội) đặt câu hỏi như sau: Tôi tham khảo, Khoản 19, Điều 3 và Khoản 7, Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg quy định, gói thầu có giá không quá 50.000.000 đồng thì thủ trưởng cơ quan đơn vị quyết định việc mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật (không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu).

Tôi muốn hỏi, đối với tất cả các gói thầu có giá dưới 50.000.000 đồng nhằm mua sắm, duy trì hoạt động thường xuyên bao gồm cả những gói thầu đã nêu tại các Khoản từ 1 - 18 và 20 Điều 3 Nghị định số 17/2019/QĐ-TTg đều được áp dụng Khoản 19, Điều 3 và Khoản 7, Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg có đúng không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm đối với gói thầu quy định tại Khoản 19, Điều 3 Quyết định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật (không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu).

Theo đó, đối với gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên có giá không quá 50 triệu đồng thì không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật theo quy định nêu trên.

Gói thầu mua sắm hàng hóa gồm những gì?

Như vậy từ định nghĩa trên có thể hiểu gói thầu mua sắm hàng hóa là Gói thầu mua sắm các máy móc, thiệt bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư , phụ tùng, hàng tiêu dùng, thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu như thế nào?

Theo Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, gói thầu quy mô nhỏ được xác định là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.

Hình thức chỉ định thầu là gì?

Chỉ định thầu được hiểu là hình thức lựa chọn nhà thầu được nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước áp dụng nhằm thực hiện các công việc như: mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn,... Hiện tại, hình thức chỉ định thầu có 2 dạng là chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn.

Đấu thầu dịch vụ là gì?

Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp ...