Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở đâu

Tháng 7-1928, tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam đã thành lập

Nhân tố nào đã tác động đến sự phân hóa của nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng?

Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện lịch sử gì?

Tổ chức tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là

Đâu là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng?

Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa trong hoàn cảnh như thế nào?

Đâu không phải là tên của một tổ chức cộng sản được thành lập vào năm 1929?

Nội dung Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lâm thời của Đảng (10/1930) là

Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa trong hoàn cảnh như thế nào?

Việt Nam Quốc dân Đảng là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng nào?

 Địa bản hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng đảng là ở đâu?

Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng là:

Ai là đứng đầu tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng?

An Nam Cộng sản Đảng được ra đời từ tổ chức nào?

Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) nơi diễn ra sự kiện nào?

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?

Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời mảnh đất Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người không chọn Nhật hay Trung Quốc như một số người yêu nước Việt Nam đã ra đi, mà Người muốn đến phương Tây, sang chính nước Pháp - nước đang cai trị Việt Nam. Sau đó, Người đi sang Châu Mỹ, đến nước Mỹ, Anh.

Sau 10 năm bôn ba ở nước ngoài (1911-1920), từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn. Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở đâu

Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp tháng 12-1920, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp: Ảnh Tư liệu

Nếu từ năm 1921 đến cuối năm 1924, chủ yếu Người chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng, thì từ năm 1925 trở đi, Người chú trọng về mặt tổ chức. Trước hết, Người thành lập một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản, đó là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên,  hạt nhân là Cộng sản đoàn. Người mở lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Những cán bộ này sau khi nắm được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, trở về nước thâm nhập phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thực hiện “vô sản hóa”. Nhờ thấm nhuần tư tưởng cách mạng tiên tiến nhất của thời đại, phong trào công nhân chuyển dần từ trình độ “tự phát” sang “tự giác” mà một nội dung có ý nghĩa quan trọng là giai cấp công nhân đã giác ngộ về chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng vô sản, giác ngộ về sự cần thiết phải có Đảng Cộng sản. Tháng 6/1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập được thành lập, là cơ sở để xây dựng Đảng Cộng sản và thực hiện sứ mệnh lịch sử là chuẩn bị về tư tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

Ngày 17/6/1929, tại số nhà 132 phố Khâm Thiên (Hà Nội) các đồng chí trong Kỳ bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Sau khi ra đời, Đông Dương Cộng sản Đảng hoạt động mạnh mẽ và phát triển nhanh tổ chức trong cả nước.

Việc thành lập An Nam Cộng sản Đảng cũng diễn ra, ngày 16/8/1929, đã thành lập chi bộ An Nam Cộng sản ở Gò Công, Mỹ Tho. Giữa tháng 9/1929, thành lập đặc ủy An Nam Cộng sản ở Hậu Giang.

Ở Trung Kỳ, nhiều thanh niên trí thức đã sớm xây dựng tổ chức yêu nước, Hội Phục Việt ra đời vào tháng 7/1925, sau đó đổi thành Hội Hưng Nam (1926), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (tháng 7/1927), Tân Việt cách mạng Đảng (tháng 7/1928), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (tháng 1/1930).

Như vậy, trong những tháng cuối của năm 1929, từ hai tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng đã dẫn tới thành lập ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Từ thực tế đó, phản ánh nhu cầu bức bách của cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải có một Đảng Cộng sản mới đủ sức lãnh đạo và tổ chức các phong trào.

Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hồng Kông, tại đây thay mặt cho Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản trong nước để hợp nhất thành một Đảng Cộng sản. Trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc viết: “Đã hai lần tôi cố gắng về An Nam, nhưng phải quay trở lại. Bọn mật thám và cảnh sát ở biên giới quá cẩn mật, đặc biệt là từ khi xảy ra vụ An Nam “Quốc dân Đảng”. Tôi đã cố gắng đi lần thứ ba khi một đồng chí từ Hồng Kông tới Xiêm và tin cho tôi biết tình hình Hội An Nam Thanh niên Cách mạng bị tan rã; những người cộng sản chia thành nhiều phái...Lập tức tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23/12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam). Chúng tôi họp vào ngày mồng 6/1. Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì. Họ đồng ý thống nhất vào một đảng”[1]. Nguyễn Ái Quốc nêu rõ: Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế cộng sản. Các đại biểu phải tổ chức một Trung ương lâm thời gồm bảy ủy viên chính thức và bảy ủy viên dự khuyết. Các đại biểu trở về An Nam ngày 8/2.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6/1 đến đầu tháng 2/1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc (Đồng chí Nguyễn Ái Quốc - phái viên của Quốc tế Cộng sản, Ủy viên Bộ phương Đông phụ trách Cục phương Nam của quốc tế Cộng sản). Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra ý kiến chỉ đạo với 5 điểm lớn:

“1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương;


2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;
3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng;
4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước;
5. Cử một Ban Trung ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai đại biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương.”[2]

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam phản ánh các điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Đông Dương đã chín muồi với vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cộng sản. Sự ra đời của một Đảng cách mạng chân chính là hết sức cần thiết. Nguyễn Ái Quốc đã sớm đặt vấn đề “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?”. Và Người đã giải thích: “Trước hết phải có đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.[3]

Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở đâu

Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951). (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930. Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”[4]. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra thời kỳ mới trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam, gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tạo ra những tiền đề và điều kiện để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng Cộng sản Việt Nam được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập tháng 2/1930, là một Đảng chính trị, đội tiên phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Từ khi có Đảng, lịch sử dân tộc Việt Nam bước sang một trang mới, 54 dân tộc anh em trên đất nước bước sang một cuộc đời mới. Trong những ngày thiêng liêng khi Đảng ta mới ra đời, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người tiêu biểu cho sự kiên trì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho lòng nhân ái và tinh hoa khí phách, trí tuệ Việt Nam, đã ra lời kêu gọi “Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta. Từ nay a nh em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng”.

Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở đâu

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ở Thủ đô Hà Nội. Ảnh tư liệu

Đảng ta mang bản chất giai cấp công nhân. Đồng thời, người cộng sản có vinh dự to lớn là mọi người Việt Nam yêu nước, dù đảng viên hay không phải đảng viên đều tự hào gọi Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng ta”, “Đảng của mình”. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân. Đảng lãnh đạo, dân làm chủ, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, tức là Đảng trực tiếp lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo Nhà nước, thì Đảng phải lấy dân làm gốc; phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân. Nội dung Đảng gắn bó với dân có nhiều, nhưng quan trọng nhất là biết lắng nghe ý kiến của dân, học hỏi dân, khai thác và chắt lọc trí tuệ của dân, chăm lo lợi ích cho cả dân tộc. “Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ” [5].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng Đảng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, mà trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ. Lênin coi đây là thước đo quan trọng nhất để đánh giá một đảng có thật sự cách mạng, chân chính hay không. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh nguyên tắc hàng đầu này, trước hết ở sự gắn bó và thống nhất của hai mặt dân chủ và tập trung trong một nguyên tắc. Tập trung phải trên cơ sở của dân chủ. Ngược lại, nếu dân chủ mà không tập trung thì Đảng không có sức mạnh. Nguyên tắc tập trung dân chủ làm cho Đảng vừa phát huy được trí tuệ, vừa tập trung thống nhất ý chí hành động của đảng viên, làm cho “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh chỉ như một người”. Gắn liền với nguyên tắc này là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; là tự phê bình và phê bình. Đây là ba trụ cột thuộc vấn đề tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt trong công tác xây dựng Đảng.

Trong quá trình rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh cũng thường xuyên quan tâm tới tư cách đảng viên và vấn đề cán bộ. Trên cơ sở đánh giá cao vai trò của cán bộ, đảng viên, Người luôn yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng bản thân như việc rửa mặt hằng ngày, trên cả hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau đức và tài, lấy đức làm gốc. Bởi vì nếu không có đạo đức cách mạng thì cũng giống như “sông không có nguồn, cây không có gốc”. Đặc biệt, “vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” [6]. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Mỗi đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Trải qua 90 năm trưởng thành và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ được vai trò lịch sử của mình, đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đấu tranh giành độc lập tự do thống nhất tổ quốc và từng bước xây dựng thành công xã hội mới, xã hội chủ nghĩa.

[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 19.

[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 1.

[3]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 267 - 268.

[4]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, trang 8.

[5]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, trang 4

[6]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, trang 253.