Đề bài - bài 3 trang 100 sgk toán 9 tập 1

Do vậy \[OA=OB=OC=\dfrac{BC}{2}\] nên ba điểm \[A,\ B,\ C\] cùng thuộc đường tròn tâm \[O\] bán kính \[OA\]. Hay tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \[ABC\] chính là trung điểm của cạnh huyền.

Đề bài

Chứng minh các định lý sau:

a] Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.

b] Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng tính chất:

a] Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng nửa cạnh đó.

b] Tam giác có đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh đó thì là tam giác vuông.

Lời giải chi tiết

a] Xét tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\].

Gọi \[O\] là trung điểm của cạnh huyền \[BC\], ta có:

\[OB=OC=\dfrac{BC}{2}\].

Lại có, \[\Delta{ABC}\] vuông tại \[A\] có \[AO\] là trung tuyến

\[\Rightarrow AO=\dfrac{BC}{2}\]

Do vậy \[OA=OB=OC=\dfrac{BC}{2}\] nên ba điểm \[A,\ B,\ C\] cùng thuộc đường tròn tâm \[O\] bán kính \[OA\]. Hay tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \[ABC\] chính là trung điểm của cạnh huyền.

b]

Xét tam giác \[ABC\] nội tiếp đường tròn \[[O]\] đường kính \[BC\].

Suy ra ba điểm \[A,\ B,\ C\] cùng nằm trên đường tròn \[[O]\]

\[\Rightarrow OA = OB = OC = R\]

Lại có \[BC\] là đường kính của \[[O] \Rightarrow OB=OC=\dfrac{BC}{2}\]

\[\Rightarrow OA=OB=OC=\dfrac{BC}{2}\] [1]

Vì \[O\] là trung điểm cạnh \[BC\] nên \[AO\] là đường trung tuyến ứng với cạnh \[BC\] [2]

Từ [1] và [2] suy ra tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\].

Nhận xét: Định lý trong bài tập này thường được dùng để giải nhiều bài tập về nhận biết tam giác vuông.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề