Da ở hậu môn căng rát là bị gì năm 2024

Trong ớt có chứa hợp chất capsaicin có tác dụng tăng cường trao đổi chất, giúp giảm cân và kích thích miễn dịch. Tuy nhiên, ăn ớt quá nhiều sẽ dễ gây khó chịu cho đường ruột và đi phân nóng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Nếu tình trạng đi phân nóng kéo dài ngay cả khi không còn ăn cay thì có thể bạn đang mắc những vấn đề sau:

Táo bón gây kích ứng

Da ở hậu môn căng rát là bị gì năm 2024

Có nhiều cách để trị táo bón, từ uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ đến uống thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng

SHUTTERSTOCK

Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Trong một số trường hợp, phân quá khô do táo bón sẽ gây kích ứng và nóng rát ở hậu môn khi đại tiện, thậm chí là gây rách hậu môn.

Có nhiều cách để trị táo bón, từ uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ đến uống thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng. Nếu đã áp dụng hết những cách này mà không khỏi thì cần đến bác sĩ kiểm tra.

Tiêu chảy gây bỏng rát

Tiêu chảy thông thường sẽ không gây nóng rát hậu môn. Cảm giác nóng rát hậu môn khi tiêu chảy có thể là do cúm dạ dày.

Cúm dạ dày là loại bệnh nhiễm trùng đường ruột gây nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Khi thức ăn đi vào dạ dày, bệnh sẽ khiến dạ dày và ruột không có đủ thời gian để hấp thụ thức ăn. Do đó, axit dạ dày, enzyme tiêu hóa và dịch mật sẽ đi nhanh qua ruột và gây cảm giác kích ứng hậu môn, làm tiêu chảy gây cảm giác nóng rát.

Bệnh trĩ

Da ở hậu môn căng rát là bị gì năm 2024

Bệnh trĩ không chỉ khiến hậu môn đau đớn khi ngồi mà còn gây nóng rát lúc đại tiện

SHUTTERSTOCK

Cảm giác nóng rát khi đại tiện là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ, gây sưng phù tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn. Các tĩnh mạch sưng phù này sẽ yếu và bị chảy máu do bị quá căng và bị đè nén từ các lực bên ngoài.

Khi đại tiện, phân đi qua hậu môn sẽ kích thích búi trĩ, gây các triệu chứng như ngứa, khó chịu, sưng và đau rát. Các nguyên nhân gây trĩ thường là do táo bón kéo dài, lão hóa, nâng vật nặng và yếu tố di truyền.

Viêm trực tràng

Khi không phải do táo bón hay vết rách hậu môn thì cảm giác nóng rát khi đại tiện có khả năng là viêm trực tràng. Căn bệnh này khiến lớp mô bên trong trực tràng bị viêm, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, chảy máu, tiết nhiều dịch nhầy và bỏng rát, đau đớn khi đại tiện. Nếu thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần đến bác sĩ kiểm tra, theo Healthline.

Đây là một cục máu đông được hình thành ở trong búi trĩ ngay sát da rìa hậu môn. Nếu những cục máu to, nó có thể gây đau khi bạn đi lại, ngồi, hoặc khi đại tiện. Đau hậu môn có thể xảy ra đột ngột và trở nên xấu đi trong vòng 48 giờ đầu. Đau thường sẽ giảm nhẹ sau vài ngày. Bạn có thể bị chảy máu vì vùng da ở vị trí đó bị rách. Điều trị nội khoa bằng cách ngâm hậu môn vào chậu nước ấm, sử dụng thuốc giảm đau, thuốc làm mềm phân. Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng cục máu đông này nên được loại bỏ bằng tiểu phẫu thuật. Tiểu phẫu thuật này có thể được thực hiện bằng gây tê tại chỗ tại phòng khám, hoặc tại bệnh viện.

2. Nứt kẽ hậu môn

Ống hậu môn là một ống nhỏ được bao quanh với cơ và là phần tiếp theo của trực tràng, phần cuối cùng của đường tiêu hoá. Trực tràng là đoạn ruột ở phía dưới của đại tràng (ruột già). Một vết nứt kẽ hậu môn là một vết rách, xước nhỏ nằm ở vùng hậu môn. Những vết nứt hay gặp phải nhưng lại hay bị nhầm lẫn với những bệnh khác của hậu môn như là bệnh trĩ. Mục tiêu của việc điều trị không phẫu thuật làm cho phân mềm, khuôn. Điều trị bao gồm chế độ ăn nhiều xơ và sử dụng thêm thuốc bổ sung xơ (25-35 gram xơ/ngày); sử dụng thuốc nhuận tràng; ngâm nước ấm từ 10 đến 20 phút, vài lần trong ngày và sử dụng một số thuốc giúp liền vết nứt. Mặc dù hầu hết vết nứt đều có thể liền mà không cần phẫu thuật, những vết nứt mãn tính thì không thể điều trị nội khoa và phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất. Mục đích của điều trị ngoại khoa là giúp cho cơ thắt thả lỏng dễ dàng hơn nhờ đó giảm đau và co thắt, giúp vết nứt liền tốt.

3. Áp xe và rò hậu môn

Một khối áp xe là một chỗ nhiễm trùng chứa mủ ở ngay cạnh hậu môn hoặc trực tràng. Tất cả các ổ áp xe đều phải được điều trị bằng cách mổ mở ổ áp xe dẫn lưu mủ. Rò hậu môn là một đường hầm được hình hành dưới da nối những tuyến bã bị nhiễm trùng ở bên trong hậu môn ra phía ngoài da cạnh hậu môn. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất đề điều trị bệnh rò hậu môn. Những phẫu thuật này thường là những phẫu thuật đơn giản, tuy nhiên những trường hợp bệnh phức tạp cần phải mổ nhiều lần mới có thể giải quyết được vấn đề.

4. Nhiễm nấm hoặc các bệnh truyền nhiễm qua đường quan hệ tình dục

Những bệnh nhân nhiễm nấm hoặc nhiễm qua đường quan hệ tình dục có thể bị đau mức độ ít hoặc vừa ở vùng hậu môn trực tràng. Những bệnh lây truyền qua đường tình dục như: bệnh lậu, chlamidia, herpes, giang mai, virus HPV (virus human papilloma) và một số bệnh khác. Đau thường không hay đi kèm với đại tiện. Những dấu hiệu khác có thể thấy là chảy máu nhẹ vùng hậu môn, chảy dịch hoặc ngứa. Điều trị thường bằng thuốc bôi tại chỗ hoặc đường uống.

5. Các bệnh về da

Các bệnh về da thường ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau của cơ thể (như vảy nến, mụn) và cũng có thể ảnh hưởng đến cả da vùng hậu môn. Ngứa hậu môn, chảy máu, đau có thể đến và đi. Ở một số trường hợp bệnh cần phải lấy sinh thiết phần da bị bệnh. Điều trị phụ thuộc vào kết quả giải phẫu bệnh sau khi sinh thiết và khám xét. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp bệnh mau khỏi hơn.

6. Ung thư hậu môn

Da ở hậu môn căng rát là bị gì năm 2024

Ung thư hậu môn là do sự phát triển của các tế bào bất thường trong cơ thể. Ảnh: WomenWorking

Hầu hết các trường hợp đau hậu môn thường không liên qua đến ung thư, những khối u có thể gây chảy máu, xuất hiện khối bất thường, thay đổi thói quen đại tiện và đau ngày càng tăng theo giời gian. Nếu bạn bị chảy máu và đau ở hậu môn mà không hết, hoặc nặng dần lên, bạn nên đến gặp ngay bác sỹ chuyên khoa hậu môn trực tràng. Khi gặp bác sỹ, bạn sẽ được khám hậu môn với ống soi nhỏ để tìm kiếm những bất thường ở vùng hậu môn và làm sinh thiết khối bất thường. Nếu đau trở nên tồi tệ khi thăm khám ở phòng khám, bác sỹ của bạn sẽ yêu cầu gây mê đề thăm khám được dễ dàng và chính xác hơn. Điều trị ung thư hậu môn hoặc các khối u khác vùng hậu môn là sự phối hợp các phương pháp, hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các biểu hiện: Đau tái phát hoặc không hết; Chảy máu hậu môn liên tục; Cảm thấy có khối bất thường ở hậu môn… người bệnh cần đến gặp các chuyên gia trong điều trị các bệnh về đại trực tràng và hậu môn để được thăm khám và điều trị kịp thời.