Công việc của kế toán công nợ kiêm thanh toán năm 2024

Kế toán công nợ cần làm những việc gì? Kế toán Thiên Ưng xin mô tả công việc của nhân viên kế toán công nợ phải làm hàng ngày, hàng tháng, quý...Trách nhiệm cũng như quyền hạn của kế toán công nợ.

Công việc của kế toán công nợ kiêm thanh toán năm 2024

- Công việc của nhân viên kế toán công nợ là quản lý và theo dõi công nợ: Các khoản thu, chi, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả...

- Công ty kế toán Thiên Ưng xin chia sẻ với các bạn công việc của một nhân viên kế toán công nợ phải làm, hy vọng sẽ giúp các bạn làm tốt công việc này và có kinh nghiệm trong việc quản lý công nợ và thu nợ xấu.

- Kiểm tra các chứng từ trước khi lập thủ tục thu chi. - Lập phiếu thu ,chi theo biểu mẫu để làm căn cứ cho thủ quỹ thu chi tiền. - Chuyển giao các chứng từ ban đầu (phiếu thu, chi) cho bộ phận liên quan. - Theo dõi các khoản tạm ứng nội bộ - In báo cáo quỹ và sổ quỹ tiền mặt - Đối chiếu kiểm tra tồn quỹ cuối ngày với thủ quỹ - Đối chiếu tồn quỹ tiền mặt giữa báo cáo quỹ với kế toán tổng hợp Công ty. - Lập phiếu nộp ngân sách – ngân hàng. - Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh , số thứ tự ,thời gian. Lưu trữ , bảo quản. - Nhận chứng từ cở sở chuyển (bản sao hóa đơn ,phiếu nhập kho ,phiếu xuất kho,…) để thanh toán . - Hằng tháng đối chiếu với kế toán cơ sở tình hình công nợ nội bộ ,công nợ khách hàng. - Lập lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng . - Tính toán số công nợ phát sinh hằng tháng lập giấy thông báo thanh toán công nợ (nội bộ và khách hàng) hằng tháng từ ngày 05 đến ngày 15 (có cập nhập tình hình phát sinh tăng , giảm trong kỳ ). - Theo dõi , lập báo cáo tình hình số dư công nợ của nội bộ theo từng đối tượng đột xuất hoặc định kỳ (tháng quý năm ) theo yêu cầu BGĐ ,KTT , TP TV (có đối chiếu với KTCS số dư công nợ) - Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tạm ứng bằng tiền mặt (chỉ đối với các khoản tạm ứng không nằm trong các công trình do kế toán công trình theo dõi), định kỳ hàng tuần đối chiếu số dư tiền mặt với thủ quỹ.

- Đề xuất Phụ trách Phòng các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc. - Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu - Chủ động nhắc nhở thanh toán công nợ . - Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng

Chúc các bạn làm tốt công việc kế toán!

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia: Trong những doanh nghiệp có nhiều đối tác, quan hệ khách hàng rộng thì cần phải có một kế toán công nợ. Họ sẽ quản lý toàn bộ công nợ của doanh nghiệp.

Kế Toán Công Nợ Là Gì?

Kế toán công nợ cũng đóng vai trò khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp. Kế toán công nợ phải làm việc với các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả, tiền gửi ngân hàng, các khoản thu chi… Vì vậy, công việc quản lý công nợ ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm, loại hình kinh doanh, quy mô và trình độ đội ngũ kế toán để từ đó có thể thiết lập, tổ chức bộ máy kế toán công nợ cho phù hợp. Đôi khi, người làm kế toán công nợ có thể kiêm luôn kế toán thanh toán, kiêm cả thủ quỹ và kế toán nội bộ doanh nghiệp. Kế toán công nợ sẽ làm công việc phải thu nợ của khách hàng. Nếu không đòi được nợ, gây ra nguy cơ nợ xấu sẽ gây thất thoát cho doanh nghiệp.

Công Việc Của Kế Toán Công Nợ

Để làm tốt công việc kế toán công nợ, trước hết cần nắm rõ và chi tiết bản mô tả những việc phải làm của công việc này. Sau đây là bản mô tả công việc chung:

- Căn cứ vào bảng kê bán hàng và bảng kê thu tiền, kế toán công nợ cần nhập từng hóa đơn vào sổ chi tiết công nợ cho từng khách hàng chi tiết.

- Kiểm tra từng hóa đơn xuất, thu tiền đã đúng với khách công nợ và đã khớp với tổng tiền bảng kê hay chưa.

- Kế toán công nợ chuyển bảng kê Excel kê khai tất cả các lô hàng còn nợ của khách hàng, chi tiết từng khu vực.

- Hàng ngày, kế toán công nợ kê khai công nợ thu ngay mà khách chưa thanh toán và chuyển xuống phụ trách công nợ.

- Chuyển các khoản dư có xuống phòng kinh doanh 1 tuần/lần để phòng kinh doanh đưa ra hướng giải quyết.

- 1 tháng/lần kế toán làm bảng phân tích công nợ gửi xuống phòng kinh doanh

- In báo cáo quỹ và sổ quỹ tiền mặt.

- Đối chiếu tồn quỹ tiền mặt giữa báo cáo quỹ với kế toán tổng hợp của doanh nghiệp

- Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh, số thứ tự, thời gian lưu trữ, bảo quản.

- Lập lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng.

- Theo dõi, lập báo cáo tình hình số dư công nợ của nội bộ theo từng đối tượng đột xuất hoặc định kỳ (tháng, quý, năm) theo yêu cầu

- Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tạm ứng bằng tiền mặt, định kỳ hàng tuần đối chiếu số dư tiền mặt với thủ quỹ.

- Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán với khách hàng.

- Đề xuất Phụ trách Phòng các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc.

- Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu

- Chủ động nhắc nhở thanh toán công nợ

- Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng

Kỹ Năng Cần Có Của Kế Toán Công Nợ

- Kỹ năng tin học: Cụ thể ở đây là kỹ năng sử dụng excel, tin học văn phòng. Kế toán công nợ sẽ phải làm nhiều công việc sử dụng những phần mềm này như: Lập bảng kê khai, tính toán

- Kỹ năng giao tiếp: Không chỉ là giao tiếp với đồng nghiệp trong công ty, mà còn là giao tiếp với khách hàng, kỹ năng nói chuyện qua điện thoại, đàm phán nhanh gọn, hiệu quả.

- Kỹ năng quản lý công nợ: Bao gồm cách phân tích, tổng hợp các phiếu bán hàng mà khách hàng chưa thanh toán để ghi chép lại vào sổ sách công nợ.

- Nắm vững nghiệp vụ kế toán: Đây có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất đối với kế toán công nợ. Kỹ năng này được thể hiện qua cách bạn theo dõi công nợ của khách hàng, làm báo cáo sổ sách

- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong trường hợp bạn bị các doanh nghiệp khác gọi đến đòi nợ, hay trường hợp bạn phải đi thu nợ từ các công ty khác, bạn cần biết đề ra phương pháp xử lý sao cho hợp lý và đem lại hiệu quả nhất có thể.

- Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán: Dĩ nhiên, khi đã là 1 kế toán, bất kể là vị trí nào, bạn cần nắm rõ về cách sử dụng các phần mềm kế toán, vì nó sẽ là công cụ hỗ trợ bạn rất tốt khi làm việc.