Công văn giải trình lý do nộp hồ sơ muộn

Tôi muốn xin mẫu công văn giải trình dành cho doanh nghiệp về việc chậm nộp tờ khai thuế gửi đến cơ quan thuế. – Toàn Thắng (Hưng Yên).

1. Mẫu công văn giải trình gửi cơ quan thuế dành cho doanh nghiệp và hướng dẫn sử dụng

Công văn giải trình lý do nộp hồ sơ muộn
Mẫu công văn giải trình gửi cơ quan thuế dành cho doanh nghiệp và hướng dẫn sử dụng mẫu này

CÔNG TY ..........

Số: ......../CV-GT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________

……….......... ngày ......tháng ....năm.......

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V/v ……………………………………….)

Kính gửi: ………………..................

CÔNG TY .....................................................................................................................................

- Mã số thuế: ...................................................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ....................................................................................................................

- Số điện thoại: …………………….. , Fax: ………………………

Người đại diện theo pháp luật: ...................................................................................................

- Chức vụ: ......................................................................................................................................

- CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………………… cấp ngày ……………….. tại …………….

Ngày ….. tháng …… năm……..., Công ty nhận được Công văn số ………………….. của …………………….. về việc ………………………………………….

Công ty chúng tôi xin được giải trình về việc …………………………….như sau:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Công ty chúng tôi cam kết nội dung giải trình trên và các giấy tờ, tài liệu cung cấp (nếu có) là đúng sự thật và sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Kính đề nghị ……………………… tiếp nhận, xem xét./.

Xin trân trọng kính chào.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VP.

ĐẠI DIỆN CÔNG TY

............................

(Ký tên và đóng dấu)


Trích yếu nội dung công văn: xác định và ghi vắn tắt về vấn đề cần giải trình với cơ quan thuế. Ví dụ: V/v chậm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng quý III.

Tên cơ quan thuế mà doanh nghiệp dự định gửi công văn giải trình đến. Ví dụ: Chi cục Thuế Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh.

Điền tên doanh nghiệp lập công văn giải trình.

Điền tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi thông tin về: Họ tên, số giấy ủy quyền (văn bản ủy quyền), số CMND/CCCD/Hộ chiếu cùng với ngày cấp và nơi cấp.

Điền tên chức vụ mà người đại diện theo pháp luật đảm nhận tại doanh nghiệp.

Áp dụng cho trường hợp có Công văn của cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp giải trình về vấn đề cụ thể.

Điền ngắn gọn vấn đề cần giải trình.

Điền chi tiết và chính xác nội dung cần giải trình để cơ quan thuế có thể hiểu rõ. Đồng thời, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm các tài liệu, giấy tờ chứng minh nội dung giải trình (nếu có), trong trường hợp này, ghi thêm dòng “Đính kèm theo Công văn này những tài liệu, giấy tờ sau: ………”

Cơ quan thuế nơi tiếp nhận công văn giải trình.

Tên chức vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Công văn giải trình lý do nộp hồ sơ muộn

Mẫu công văn giải trình gửi cơ quan thuế dành cho doanh nghiệp và hướng dẫn sử dụng

2. Công văn giải trình thuế là gì?

Công văn giải trình thuế là loại văn bản được doanh nghiệp sử dụng gửi đến cơ quan thuế để giải trình một/một số vấn đề cụ thể có liên quan đến thuế. Nội dung chính cần có trong công văn giải trình:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Thời gian và địa điểm gửi công văn giải trình.

- Cơ quan thuế tiếp nhận công văn.

- Thông tin của doanh nghiệp giải trình.

- Nội dung giải trình thuế.

- Xác nhận của người đại diện pháp luật hoặc người đứng đầu doanh nghiệp giải trình.

3. Các trường hợp phải gửi công văn giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Căn cứ Khoản 1 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các trường hợp doanh nghiệp phải giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, bao gồm:

- Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;

- Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định này, cụ thể:

+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn;

+ Hành vi trốn thuế;

+ Vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế;

+ Hành vi in/đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.