Con chưa thành niên là bao nhiêu tuổi năm 2024

Vị thành niên (chữ Hán: 未成年, nghĩa là "chưa đủ tuổi trưởng thành" hay "chưa là người lớn") là một khái niệm chưa được thống nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 12 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 18- 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 10 - 16 tuổi.

Trên thế giới, các nước có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau: nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 - 30 tuổi.

Ở nhiều quốc gia, bao gồm Úc, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Croatia và Colombia, trẻ vị thành niên được xác định là một người dưới tuổi 18.

Trong khi Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, trẻ vị thành niên là người dưới 20 tuổi. Pháp luật New Zealand quy định trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi là thích hợp, nhưng hầu hết các quyền của tuổi trưởng thành được giả định ở độ tuổi thấp hơn: ví dụ, giao kết hợp đồng và có một ý chí là có thể hợp pháp ở tuổi 15.

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi (luật bảo vệ trẻ em 2016), thanh niên là từ 16 - 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

Như vậy có thể thấy rằng độ tuổi vị thành niên còn được quy định chưa thống nhất giữa các nước trên thế giới.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tuổi mới lớn
  • Thanh thiếu niên
  • Tuổi thành niên

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

http://www.quora.com/Prisons-and-Prison-Life/Juvenile-crime-is-on-the-rise-Is-it-right-or-fair-to-treat-and-charge-juveniles-as-adults

Thanh niên là người bao nhiêu tuổi? Nhà nước có những chính sách gì đối với thanh niên? – Diễm Quỳnh (Bình Phước)

Con chưa thành niên là bao nhiêu tuổi năm 2024

Thanh niên là người bao nhiêu tuổi? Chính sách của nhà nước đối với thanh niên (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Thanh niên là người bao nhiêu tuổi?

Theo Điều 1 Luật Thanh niên 2020, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

2. Chính sách của nhà nước đối với thanh niên

Cách chính sách của nhà nước đối với thanh niên được quy định tại Chương III bao gồm:

(1) Chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học

- Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học.

- Ban hành và bảo đảm thực hiện các chương trình giáo dục đạo đức, lý tưởng, truyền thống dân tộc, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên.

- Có chính sách tín dụng, học bổng, miễn, giảm học phí cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

- Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thanh niên; tham gia đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng cần thiết khác cho thanh niên.

(2) Chính sách về lao động, việc làm

- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động cho thanh niên; giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cho thanh niên; bảo đảm thanh niên không bị cưỡng bức, bóc lột sức lao động.

- Tạo điều kiện để thanh niên có việc làm; tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo phù hợp với từng vùng, miền, gắn với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

- Tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn tín dụng hợp pháp khác để tự tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh.

(3) Chính sách về khởi nghiệp

- Giáo dục, đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên.

- Cung cấp thông tin về thị trường; hỗ trợ pháp lý, khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ.

- Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; khuyến khích thành lập quỹ khởi nghiệp cho thanh niên theo quy định của pháp luật

(4) Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe

- Tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho thanh niên; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS; phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh xã hội khác và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của thanh niên.

- Bảo đảm cho thanh niên được cung cấp thông tin, tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên.

(5) Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động và sáng tạo trong văn hóa, thể dục, thể thao.

- Tạo điều kiện cho thanh niên tích cực tham gia giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức và bảo vệ sự an toàn của thanh niên trên không gian mạng.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.

(6) Chính sách về bảo vệ Tổ quốc

- Bảo đảm cho thanh niên được giáo dục quốc phòng và an ninh, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Bảo đảm cho thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Dân quân tự vệ; tham gia quân nhân dự bị và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

(7) Chính sách đối với thanh niên xung phong

- Thanh niên xung phong là lực lượng xung kích của thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục, đào tạo, rèn luyện thanh niên và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nhà nước ban hành chính sách để thanh niên xung phong thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

+ Tham gia dự án phát triển kinh tế - xã hội được Nhà nước giao;

+ Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

+ Tham gia sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên;

+ Các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước bảo đảm điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho tổ chức thanh niên xung phong khi thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao.

- Thanh niên xung phong được hưởng chế độ, chính sách trong và sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

(8) Chính sách đối với thanh niên tình nguyện

- Thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.

- Nhà nước ban hành chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:

+ Tạo lập các kênh thông tin để thanh niên được tiếp cận và tham gia hoạt động tình nguyện;

+ Xây dựng chương trình, dự án đưa thanh niên tình nguyện về làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo;

+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

(9) Chính sách đối với thanh niên có tài năng

- Nhà nước có chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đối với thanh niên có tài năng.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện chính sách đối với thanh niên có tài năng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

(10) Chính sách đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số

- Ưu tiên cho thanh niên là người dân tộc thiểu số về học tập, lao động, việc làm, khởi nghiệp, chăm sóc sức khỏe, thể dục, thể thao.

- Hỗ trợ thanh niên là người dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.

- Ưu tiên lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng và đưa vào quy hoạch để tạo nguồn lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức là thanh niên người dân tộc thiểu số trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.

- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức ưu tiên tuyển dụng thanh niên là người dân tộc thiểu số.

(11) Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

- Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện.

- Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi.

- Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh.

- Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật.

- Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Chính phủ quy định cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Con gái bao nhiêu tuổi là đủ tuổi vị thành niên?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 12 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 18- 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 10 - 16 tuổi.

Người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu?

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

Con gái 17 tuổi gọi là gì?

Vậy, nên những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi gọi là “thanh niên”. Luật Thanh niên quy định, thanh niên là người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Bộ luật Hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Từ 20 đến 30 tuổi gọi là gì?

Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Như vậy, thanh niên là người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.