Cơ thể cần cứ vào các dấu hiệu nào để biết được mức độ mệt mỏi của cơ thể trong tập luyện TDTT

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu như không có các hoạt động thể chất thì cơ thể con người sẽ trở nên trì trệ, mệt mỏi và dễ bị bệnh.

Khi bạn luyện tập thể thao, cả cơ thể từ bên trong lẫn bên ngoài đều sẽ trở nên khỏe mạnh. Màng lưới nội chất trong mỗi tế bào trong cơ thể bạn sản sinh ra năng lượng. Vì thế, càng luyện tập thể dục nhiều bao nhiêu, thì cơ thể bạn lại càng có nhiều năng lượng bấy nhiêu.

Chính vì thế, bạn nên cố gắng sắp xếp thời gian để tập luyện thể thao để đảm bảo cho sức khỏe, duy trì nhan sắc và giúp cơ thể tràn đầy năng lượng tích cực.

Sau đây là những dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang cần được tập thể thao:

Có vấn đề về tiêu hóa

Khi hệ tiêu hóa có vấn đề, bạn nên tập thể dục. Chạy hoặc đi bộ nhanh 30 phút sẽ giúp bạn tiêu hóa bữa tối nhanh chóng. Khi tập luyện, thức ăn sẽ được tiêu hóa nhanh chóng thông qua đường ruột ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ táo bón.

Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi

Cơ thể cần cứ vào các dấu hiệu nào để biết được mức độ mệt mỏi của cơ thể trong tập luyện TDTT

Dù ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi đây chính là lúc bạn cần vận động nhiều hơn. Một nghiên cứu từ Đại học Georgia, Mỹ, cho thấy bạn chỉ cần 20 phút tập thể dục và duy trì 3 ít nhất tuần, mức năng lượng sẽ tăng lên 20%. Đồng thời, nghiên cứu còn phát hiện tập thể dục tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi tới 65%.

Khó ngủ

Nếu cảm thấy khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc vào ban đêm, bạn có thể cần phải tập luyện nhiều hơn trong ngày. Nghiên cứu của Đại học Northwesten, Mỹ, cho thấy những người thường xuyên tập luyện dễ ngủ và ngủ nhiều hơn 75 phút so với những không tham gia hoạt động thể chất dù cùng đi ngủ trong phòng tối, mát và cùng thời điểm.

Cơ thể cần cứ vào các dấu hiệu nào để biết được mức độ mệt mỏi của cơ thể trong tập luyện TDTT

Cảm thấy cơ thể nặng nề

Liệu bạn có thường cảm thấy cơ thể mình nặng nề những lúc làm việc ở văn phòng hoặc khi ở nhà lúc nào bạn cũng muốn nằm dài và không muốn làm bất cứ việc gì, khiến công việc trì trệ và không có sự sáng tạo. Ngay lúc này, điều duy nhất bạn cần làm là cố gắng đứng lên và vận động cơ thể bằng cách tập thể dục, làm việc nhà hay tận dụng đi bộ bất cứ khi nào có thể như đi bộ cầu thang, đi bộ đi ăn trưa,…

Cơ thể tăng cân

Để giảm cân nhanh và giữ số đo cơ thể chuẩn nhất các chuyên gia khuyến khích nên tập luyện 5 ngày hoặc nhiều hơn trong 1 tuần và mỗi lần tập ít nhất 60 phút.

Tập thể dục chính là chìa khóa để kiểm soát cân nặng và giúp cơ thể có thể đốt cháy lượng calo nhanh hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với các môn thể thao hoạt động như đi bộ, chạy, đạp xe, bơi, khiêu vũ hay tập thể dục bằng máy…

Cơ thể cần cứ vào các dấu hiệu nào để biết được mức độ mệt mỏi của cơ thể trong tập luyện TDTT

Thở dốc khi đi bộ cầu thang

Chia sẻ với Greatist, Nieca Goldberg, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ) cho biết leo cầu thang sử dụng nhiều cơ bắp hơn lúc đi bộ và khiến năng lượng bùng nổ nhanh chóng. Nhịp tim tăng đòi hỏi bổ sung oxy dẫn đến thở dốc.

Để cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất là luyện tập. Bạn nên chọn những bài tập tăng sức bền cho phần thân dưới như split squat, lunge hoặc reverse lunge để bắt chước chuyển động của cơ thể lúc lên cầu thang. Dần dần, bạn sẽ quen và bớt thở dốc.

Hay bị đau khớp, đau lưng

Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn tự nhiên thấy đau lưng dưới, đầu gối hoặc đau hai bả vai. Lúc này, bạn chỉ cần di chuyển cơ bắp, nới lỏng các khớp để tiếp máu đến các vùng cơ thể này là đủ để giảm bớt đau đớn. Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

Căng thẳng kéo dài

Theo nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon, đi bộ, chạy hoặc tập luyện nhẹ nhàng khoảng 20-30 phút 3 lần/tuần sẽ giúp bạn giảm lo lắng, căng thẳng rất hiệu quả. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên tập thể dục ở nơi có không khí thoáng mát, tự nhiên và vừa tập vừa nghe nhạc sẽ nhanh chóng giúp bạn giảm thiểu căng thẳng và tăng cường năng lượng tốt cho cơ thể.

Đối với những người mới tập luyện thể thao, sự tiến bộ nhanh chóng trong một thời gian ngắn khiến cho không ít bạn cảm thấy phấn khích tột độ. Việc đạt những thành tích quá dễ dàng khiến nhiều người “ảo tưởng” về sức mạnh của bản thân. Sự hưng phấn quá đà khiến họ đốt cháy giai đoạn và bị cuốn theo guồng tập luyện quá đà.

Nếu gặp một trong những dấu hiệu sau, bạn rất có thể đang tập luyện quá sức. Hãy nghỉ ngơi, hoặc xin tư vấn từ những huấn luyện viên có nhiều kinh nghiệm trước khi quá muộn.

1.Lên xuống cầu thang khó nhọc

Cách dễ nhận biết bạn có cần phải nghỉ ngơi phục hồi hay không là khi bạn làm những thao tác tưởng như đơn giản hàng ngày một cách khó nhọc. Nếu bạn leo lên, xuống cầu thang phải lần từng bước một, đầu gối nhức mỏi, tim đập, chân run thì bạn nên dừng chạy vài ngày để cơ thể được nghỉ ngơi.

2.Tâm trạng không thoải mái, dễ cáu gắt

Khi bạn tập chạy không theo giáo án, không vì mục tiêu cụ thể nào (tham dự một giải chạy đua nào đó hay lập kỷ lục cá nhân…) mà cảm thấy khó chịu hơn bình thường thì đây cũng là lúc bạn nên nghỉ ngơi.

Luyện tập theo giáo án đôi khi khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi bạn phải đáp ứng, hoàn thành bài tập. đề ra. Trong những buổi tập chạy không vì sức ép thời gian, nếu bạn chạy với tâm lý uể oải, như đeo chì vào chân thì bạn nên tạm nghỉ. Hãy chạy trở lại khi nó mang đến niềm vui và sự hứng khởi cho bạn. Bạn cần điều chỉnh tần suất, cường độ tập luyện nhẹ hơn nếu vẫn muốn chạy.

3.Chạy nhiều nhưng chất lượng giảm

Cơ thể cần cứ vào các dấu hiệu nào để biết được mức độ mệt mỏi của cơ thể trong tập luyện TDTT

Ai cũng biết chạy nhiều (milelage cao) là một cách để tích lũy thể lực và là yếu tố quan trọng để có được thành tích tốt ở các cuộc đua chạy đường dài. Tuy nhiên, chạy nhiều kết hợp tốc độ cao thường xuyên có thể đẩy cơ thể bạn đến mức quá tải. Hãy cắt giảm bớt số buổi chạy bộ, tập trung hơn vào chất lượng của mỗi buổi chạy. Rồi bạn sẽ thấy, hiệu quả không có nhiều khác biệt cho dù giảm số lần chạy.

4.Bạn thích ngủ hay đi…nhậu hơn là chạy

Nếu bạn tìm ra rất nhiều lý do để bỏ qua buổi tập chạy theo lịch hoặc thích ngủ hơn là chạy thì rõ ràng cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi trong vài ngày. Đừng cố ép cơ thể bạn phải hoạt động quá ngưỡng chịu đựng khi nó không sẵn sàng. Thông thường, những người trong trạng thái vận động quá tải không dễ tự nhận biết bằng người ngoài.

5.Tim “mệt mỏi”, chân tay “lờ đờ” ngay cả khi chạy nhẹ

Nếu nhịp tim của bạn tăng cao hơn bình thường thì rất có thể bạn bị quá tải. Tất nhiên, nhịp tim còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác: stress, caffeine, số giờ ngủ, chất lượng giấc ngủ v.v…Khi các chỉ số tập luyện có dấu hiệu xuống thấp, không đạt hiệu quả, thay vì cắn răng chịu đựng tập luyện để mong sẽ vượt qua thử thách thì bạn nên dành vài ngày đến 1 tuần để phục hồi. Ngủ sâu, ăn đồ ăn bổ dưỡng, mặc tất bó bắp chân… Cơ thể của bạn sẽ tự sửa chữa “hỏng hóc” ở các cơ tổn thương trong khi bạn ngủ.

6.Nhạy cảm với bệnh tật

Tập quá sức ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến bạn có thể cảm cúm, hay lây nhiễm virus. Nếu bạn dễ ốm hơn bình thường thì đây cũng là dấu hiệu của sự quá tải.

Không nên nhắm mắt tập luyện bất chấp hậu quả. Chạy bộ lâu dài để cuộc sống luôn vui vẻ và cơ thể tràn đầy năng lượng mới là mục tiêu lớn nhất chứ không phải chỉ là thành tích nhất thời.