Cảm giác bị so sánh

"Con nhà người ta" là ai?

Con nhà người ta có thể là bất cứ ai, từ con nhà bác hàng xóm đến anh chị em nhà cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, xa hơn là "con nhà người ta" trên... tivi. Thật khó để nêu rõ ai là “con nhà người ta” dù bạn luôn nghe đến nó, vật lộn với nó, nhớ nhung nó như một đối thủ vô hình cho đến tận bây giờ. Vì nó xuất hiện bắt đầu từ thuở bạn sinh ra, đi học hết ba cấp rồi đến khi bạn lấy vợ/chồng, có con rồi cũng vẫn bị bám theo.

(Ảnh: nytimes)

Đặc điểm "nhận dạng"

"Con nhà người ta" có đủ các đặc điểm hoặc thông thường là có những đặc điểm mà khi bố mẹ nhìn vào bạn thấy vô cùng thiếu hay nói cách khác bạn đang ở chỉ số âm cho những đặc điểm ấy. Khi còn đi học, con nhà người ta là người học giỏi nhất thế giới, không ai có thể sánh kịp. Lúc đi làm, con nhà người ta là người vô cùng hoàn hảo, giỏi việc nước, đảm việc nhà, cha mẹ nói gì cũng nghe, bảo gì cũng làm.

Làm gì khi bị so sánh với "con nhà người ta"?

Câu chuyện muôn thuở về một nhân vật chẳng hề có thật mà mẹ chúng ta thường hay lôi ra để so sánh, để làm thước đo cho những nỗ lực, những cố gắng mà chúng ta thực hiện.

(Ảnh: freepik)

Không ai biết "con nhà người ta" thực sự là ai. Nhưng ít nhất chúng ta cũng đều một lần cảm thấy hậm hực tổn thương khi bản thân bị đem ra so sánh với người khác. Nếu cha mẹ bạn chưa từng nói về "con nhà người ta", bạn quả thực là một người may mắn.

Nhưng nếu bạn cảm thấy tổn thương, cảm thấy không muốn nghe thêm nữa về nhân vật này, đây là một trong những biện pháp có thể thay đổi tình thế.

Khoe thành tích, điểm mạnh mà bản thân từng đạt được

Không phải ai cũng hoàn hảo, cũng như không ai cũng có thể giỏi về mọi mặt, có người giỏi về những việc làm đòi hỏi sự khéo tay, có người giỏi trong việc học và có người những người lại giỏi về những môn thể chất.

(Ảnh: behance)

Nếu như bị ba mẹ đem đi so sánh với người ta, hãy đem những thành tích hoặc thứ mà bản thân có thể làm tốt nhất ra cho ba mẹ xem. Họ không biết rằng chính con cái mình cũng có những tài năng rất riêng, những tư chất rất riêng mà nhiều phụ huynh khác cũng ao ước con họ có được điều đó.

Thay đổi hướng suy nghĩ

Đúng là ai cũng khó chịu và nản lòng khi bị đem ra so sánh với anh chị em hoặc bạn bè. Mặc dù vậy, có thể bạn không nhận ra, nhưng khi so sánh bạn với người khác, người lớn thường có ý tốt, chỉ là mong muốn con cái mình có thể hoàn thiện hơn. 

(Ảnh: theheadsofstate)

Do đó, lần sau nếu bị so sánh, thay vì bực dọc ngay lập tức, hãy tự hỏi: “Lời phê bình đó có đúng không?”. Nếu có phần nào đúng, hãy tìm cách khắc phục thiếu sót, suy nghĩ khách quan hơn trong mọi chuyện, đừng chỉ mãi nghĩ đến việc người lớn chỉ thích đem đi so sánh với người khác mà hãy nhìn lại bản thân mình.

Chứng minh rằng mình cũng có thể trở thành “con nhà người ta”

Đừng bao giờ để những so sánh như vậy làm bạn mất tinh thần. Hãy xoay chuyển tình thế và sẵn sàng chứng minh bạn cũng có nhiều khả năng mà người khác mơ ước ở con họ. Hãy đầu tư thời gian và sức lực cho đam mê của bạn và cống hiến hết mình. Một khi bạn gặt hái được kết quả, bạn sẽ có một tuyên bố mạnh mẽ để phản biện lại ba mẹ khi bị so sánh.

(Ảnh: naomiwilkinson)

Đừng quên cuộc sống bạn là của riêng bạn

Hãy thiết lập mức độ kỳ vọng của riêng bạn. Thông thường, cha mẹ thường so sánh như vậy do áp lực của xã hội. Xã hội luôn sẵn sàng ép buộc bạn, những tiêu chuẩn và kỳ vọng của họ. Nhưng với tư cách là một cá nhân, sự lựa chọn và kỳ vọng của bạn mới là điều quan trọng. 

Nỗ lực phấn đấu là tốt, nhưng đừng quên hãy làm vì chính bản thân mình chứ đừng cố gắng trở thành bản sao của người khác chỉ để làm hài lòng ba mẹ, áp lực xã hội. Cuộc đời là của chúng ta và chúng ta có quyền quyết định nó sẽ như thế nào.

Cersei (Tổng hợp)

Có bao giờ bạn nghẹn lòng khi nghe thấy bố mẹ hay người thân so sánh mình với một ai khác? Có bao giờ cảm thấy tự ti, mặc cảm khi bạn tự so sánh mình với những người bên cạnh? Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta không tránh được những phút giây chạnh lòng khi ai đó vô tình đặt mình lên bàn cân để so sánh, đối chiếu với một người nào đó. Làm như thế chỉ khiến chúng ta ngày càng khép mình hơn, ganh ghét với người khác hơn mà thôi.

Mỗi người đều có cái tôi cá nhân đầy kiêu hãnh, xin đừng làm tổn thương nó vì những phép so sánh khập khiễng và không hề công bằng ấy. Nếu bạn đem hai người so sánh với nhau bạn sẽ nhận được gì? Sự giận dỗi của một người nào đó, sự ganh ghét của một ai đó dành cho ai đó, và ánh mắt coi thường của người được đánh giá “nhỉnh” hơn so với người kia? Một cái giá không nên xuất hiện trong cuộc sống. Nếu đặt vị trí là mình liệu bạn có vui vẻ khi “được” so sánh với anh chị em hay bạn bè của bạn không?

Xin đừng nói rằng so sánh để làm cho “nó” biết đường mà phấn đấu. Sai lầm rồi đó bạn, điều đó sẽ khiến cho người bị đem ra so sánh cảm thấy bị tổn thương và không được tôn trọng. Nếu thực lòng yêu thương ai đó bạn đừng bao giờ đem họ ra so sánh với bất kỳ ai, bởi vì làm như thế bạn sẽ chỉ nhận lại được ánh mắt buồn bã và sự mệt mỏi của người kia mà thôi.

Cha mẹ thường là người hay đem con cái mình ra so sánh với người khác nhất: chỉ mỗi việc học hành mà như thế này à? Nhìn cái T còn nhà ông A mà xem, nó học giỏi thế kia mà! Cha mẹ nghĩ rằng sau đó con cái mình sẽ vươn lên để bằng “cái T” không? Không đâu, nó sẽ ghét “cái T” đó lắm vì “nó” mà con cái bạn mới bị đem ra so sánh như vậy! Thế nên, làm cha mẹ xin đừng đem con ra so sánh với người khác. Bởi khi đó con bạn đã định hình một cái tôi đầy kiêu hãnh rồi: nó muốn được là chính nó chứ không phải là một người luôn bị đem ra so sánh với người khác.

Còn bạn, trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý thì cũng sẽ có lúc bạn khiến cho những người bên cạnh bị tổn thương vì những phép so sánh của mình. Một người bạn mới quen sẽ hấp dẫn hơn một người bạn cũ nhưng chưa chắc đã tốt bằng. Thế nên đừng đem hai con người khác nhau đặt lên bàn cân nhé. Vốn dĩ con người là vô giá, mỗi người mang một giá trị khác nhau nên đừng bao giờ so sánh người với người, cho dù sự so sánh của bạn chỉ nhằm mục đích tốt.

Có lúc bạn thầm so sánh người cũ và người mới của bạn: dù làm thế nào đi nữa, bạn cũng sẽ làm người đó tổn thương. Chúng ta thường có thói quen; cô này không xinh bằng cô kia, không giỏi bằng, không được tự nhiên cho lắm hay so với người yêu cũ của mày thì “ai đó” chẳng bằng một góc… Bạn ơi có lúc nào bạn nghĩ những câu nói vô tình ấy của bạn khiến cho một người tan nát con tim không? Hãy đặt mình vào trường hợp của người đó để suy nghĩ xem, nếu là bạn bạn có đau lòng không?

Đừng bao giờ so sánh lẫn nhau, kể cả bạn, là chính bạn cũng đừng bao giờ đem chính bản thân mình ra so sánh với người khác. Làm như thế bạn sẽ đánh mất sự tự tin của mình! Bạn sẽ không còn là bạn nữa, không còn là cái tôi kiêu hãnh và đầy tự hào nữa.

Khép mình và luôn mặc cảm liệu có tốt hơn sống một cách vô tư thoải mái và luôn coi trọng bản thân không? Chúng ta thường có thói quen “mơ” về những thứ mà mình không có. Đó chính là lí do khiến bạn không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có. Chúng ta thường nói rằng: nếu mình xinh đẹp bằng cô ấy, hay lịch lãm như anh chàng kia, tài giỏi như người nọ thì mình sẽ hạnh phúc hơn, giàu có hơn? Chắc chưa bạn?

Không đâu, quan trọng là bạn có biết hài lòng với những gì mình đang có hay không mà thôi. Nếu chính bạn không biết hài lòng về bản thân mình thì dù cố gắng bao nhiêu, tài giỏi bao nhiêu bạn cũng không bao giờ cảm thấy thỏa mãn. Thế nên đừng bao giờ nhìn vào những gì người khác có để rồi ao ước khát khao mình có được những thứ đó. Hãy biết trân trọng những gì bạn đang nắm giữ, đó mới là chìa khóa mở cánh cổng hạnh phúc của bạn.

Đừng bao giờ so sánh, đừng bao giờ cảm thấy tự ti và mặc cảm hãy dũng cảm lên, hãy mạnh mẽ lên và luôn tin tưởng rằng bạn là số 1. Và luôn phấn đấu hết mình để thấy tự hào với bản thân.

Có lần, một người mẹ lặn lội hơn 300 cây số từ đất mũi Cà Mau lên TP Hồ Chí Minh chỉ để đặt câu hỏi về đứa bé 3 tháng tuổi nặng 6kg của chị là bình thường hay bất thường.

Sau một hồi trao đổi mình mới nhận ra rằng chị đã chịu rất nhiều sự tiêu cực từ chính chồng và gia đình khi con chị bị cho so sánh với bé của em chồng nặng 6kg dù mới 1 tháng tuổi.

Chị nói giọng nghẹn ngào "Con nhà người ta cũng bú mẹ như con em nhưng bé trộm vía, còn con em thì…".

Tôi phải giải thích rất nhiều rằng bé chị 3m nặng 6kg là hoàn toàn bình thường thì chị mới an tâm ra về.

Tôi không biết mọi người thế nào nhưng ngay từ nhỏ, bản thân mình đã luôn bị ba mẹ mang ra so sánh với "con nhà người ta". Tôi luôn bị ba mẹ so sánh không bằng "con người ta" như học giỏi hơn, thông minh hơn, lễ phép hơn, chăm chỉ hơn...mà hoàn toàn chưa một lần biết mặt mũi "con nhà người ta" như thế nào.

Lớn lên chút, mỗi lần họp phụ huynh về, tôi luôn bị ám ảnh vì trong bữa cơm chắc chắn ba mẹ luôn so sánh mình với những đứa học nhất nhì lớp…

Khi  làm bác sĩ rồi, tôi nhận ra những đứa nhỏ còn tội hơn. Ba mẹ chúng so sánh chúng với những đứa khác ngay từ khi vừa lọt lòng. Khi mới sinh, họ hàng ai cũng vào thi nhau hỏi "con nặng bao nhiêu kg? Hay con giống ai? Hay sao nó xấu vậy…" mà ít ai quan tâm "Cuộc sinh có bị kéo dài không? Mẹ mất máu nhiều không" "Mẹ tròn con vuông chứ?" "Sinh ra con được gặp mẹ ngay hay 2 mẹ con bị tách nhau ra?"....

Rồi những đứa nhỏ có lỗi gì mà lại đem chúng so sánh với nhau? Con bà A sinh con tận 4kg trong khi con cháu mình có 2,8kg. Cân nặng lúc sinh chỉ là một yếu tố để làm cột mốc để theo dõi phát triển sau này chứ không phải là yếu tố nói lên đứa bé đó tốt/xấu hay thậm chí phán xét người mẹ ấy tốt/xấu thế nào.

Bạn đọc, các y bác sĩ, nhân viên y tế có tâm sự, chia sẻ về chuyện nghề, chuyện đời xin gửi bài về địa chỉ email:

Sự so sánh, phán xét như thế này sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm lsy và sự phát triển của đứa trẻ.

Thứ nhất, khi bạn nói con bạn không bằng một ai đó. Điều này sẽ khiến cho đứa trẻ cảm thấy tổn thương và thua kém. Nếu đứa trẻ hiểu chuyện thì nó sẽ cố gắng, nhưng sự thực thì nếu cố gắng trong cảm giác luôn nghĩ mình thua kém thì hỏi bạn đứa trẻ đó có vô tư cố gắng hay không? Hay lúc nào cũng mang trong lòng sự so sánh và đố kỵ với "con người ta". Điều này vô tình khiến những đứa trẻ khi bước ra ngoài xã hội luôn tìm những người "giỏi hơn, tốt hơn" để ganh đua, để tìm cách vượt qua. Và tệ hơn nữa thì chúng có thể dùng thủ đoạn chỉ để được khen là giỏi hơn đứa trẻ khác.

Thứ hai, khi nói con bạn không bằng một ai đó. Điều này hoàn toàn không giúp gì đứa trẻ vì khái niệm "con nhà người ta rất mơ hồ" và khiến những đứa trẻ kiểu mất phương hướng. Chúng sẽ không biết phải làm gì để giỏi hơn hay tốt hơn và rơi vào bế tắc. Thay vì dạy con rằng con cần quản lý thời gian tốt hơn, con cần sống kỷ luật hơn, con hãy ra ngoài và chạy bộ 30 phút...thì chúng ta chỉ có thể nói rằng con sống vô kỷ luật, trách con lười biếng….và hoàn toàn không truyền cho chúng một chút năng lượng tích cực nào để thay đổi bản thân.

Khi những đứa trẻ còn nhỏ, chúng bị kéo vào cuộc đua cân nặng của các bố mẹ với nhau mà hoàn toàn không biết rằng mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, chỉ cần tốc độ tăng cân trong chuẩn sinh lý là đạt rồi. Ví dụ bé tăng 0.5kg mỗi tháng không có nghĩa là xấu hơn trẻ tăng 1kg mỗi tháng vì ngưỡng 0.5kg đã là rất sinh lý rồi.

Khi những đứa trẻ lớn lên, chúng bị kéo vào cuộc đua thành tích học tập với cách học thêm nhồi nhét, với sự so sánh độc hại con với những bạn cùng lớp... mà chưa bao giờ ba mẹ quan tâm rằng con thích Toán hay thích Văn, con thích Lý hay thích Ngoại ngữ…

"Cá và khỉ cùng thi bơi thì chắc chắn khỉ sẽ thua nhưng điều đó không có nghĩa là khỉ là kẻ thất bại trong cuộc sống này". Con cái chúng ta đang bị tạo ra những áp lực vô hình bởi khái niệm hoàn hảo "con nhà người ta" - một sự so sánh độc hại và áp lực tiêu cực lên con cái.

Cuối cùng, nếu một ngày con bạn khi quá mệt mỏi với cuộc sống ngoài kia và trở về nhà sẵng sàng cãi nhau với bạn và nói "Ba mẹ không phải ba mẹ nhà người ta thì đừng bao giờ bắt con phải giỏi như con nhà người ta", bạn sẽ trả lời thế nào?

1 cái tát

1 trận đòn

….dù là gì thì ...việc dạy con cái của bạn đã thất bại!

Con cái là món quà của ông trời, dù bằng cách này hay cách khác, chúng ta cần trân trọng và giúp con có cuộc sống ý nghĩa hơn. Xin dừng việc so sánh tiêu cực con cái mình với những đứa trẻ khác. Xin hãy lắng nghe con, xin hãy quan tâm đến sở thích, suy nghĩ và tâm tư của con. Hãy động viên con giỏi hơn mỗi ngày chứ đừng ép con giỏi hơn khái niệm "con người ta" do chính chúng ta vẽ ra. Chúng ta đã quá mệt mỏi với cuộc sống này rồi đúng không? Vậy tại sao chúng ta lại tiếp tục truyền điều tiêu cực đó lên con cái mình nữa? Bạn muốn con sống một đời Bình An hay sống một đời như bạn đã từng?

Chúng ta vốn dĩ không phải "ba mẹ nhà người ta" nên đừng ép con mình thành "con nhà người ta"! Bản thân chúng ta cũng phải trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, phải nỗ lực mỗi ngày để trở thành ba mẹ tốt hơn.

Mời xem thêm bài viết của cùng tác giả

Cảm giác bị so sánh
Xin đừng phán xét những người mẹ nuôi con nhỏ