Các công thức làm bánh mì bằng máy

Lấy bột ra cái khỏi thau trộn, nhồi sơ bột lại cho mịn rồi ủ bột trong vòng 10 phút trước khi bắt đầu tạo hình bánh mì.

Sau khi cho bột nghỉ xong, chúng ta lấy phần bột ra để chia thành từng phần nhỏ [khoảng 10 - 12gr cho một viên] và thoa đều một ít dầu ăn lên mặt bàn và ở 2 lòng bàn tay.

Đầu tiên bạn lấy một khối bột ra, dùng tay ấn bột xuống, đập nhẹ bề mặt bột để làm vỡ các bọt khí. Sau đó lần lượt gấp từng mép ngoài của bột vào trong, túm nhẹ các mép lại rồi vê tròn. Làm lần lượt như vậy đến khi hết các khối bột.

Lưu ý: Sau khi vê tròn bột, kiểm tra thấy bề mặt bột mịn, bóng tức là đạt chuẩn, thành quả khi làm ra cũng sẽ đẹp hơn nhé.

Dùng một cái khăn khô, sạch đậy bột lại và ủ trong vòng 10 phút. Sau 10 phút này, bạn úp phần mặt bột mịn xuống dưới và tiếp tục đè nhẹ và gấp các mép lại, vê tròn tương tự như lúc nãy thêm lần nữa. Và ủ thêm 5 phút nữa.

Tiếp theo bạn lấy cây cán bột ra, để cây ở giữa cục bột và lăn từ từ cây cán ra từ trên xuống dưới cho bột mỏng ra. Ở phần dưới bạn cán mỏng và rộng hơn so với phía phần đầu. Khối bột sau đã cán thu được có hình tam giác, dài cỡ một gang tay.

Bắt đầu cuộn tròn từ từ phần đầu xuống phần mép thành một hình thuôn dài, lăn nhẹ 2 đầu khối bột để tạo chóp nhọn.

Lưu ý: Trong quá trình tạo hình bánh, bạn nhớ cố gắng thao tác nhanh tay vì bề mặt của bột bánh rất nhanh bị khô đó nha.

Tạo hình bánh mì xong rồi bạn cho bánh lên khay có các lỗ nhỏ để thông khí và ủ trong khoảng 15 phút trong lò nướng, đậy lò lại.

Sau 15 phút thì mở lò ra để cho không khí vào và tiếp tục ủ thêm 5 phút. Chỉ ủ bánh trong lò nên bạn lưu ý không bật lò nướng hay trước đó lò không được nóng nhé.

Làm nóng lò ở nhiệt độ 240 độ C trong 10 phút trước khi cho bánh vào.

Dùng dao rạch một đường thật nông từ đầu đến cuối trên bề mặt khúc bột, xịt cho đẫm nước rồi cho vào lò nướng nướng trong 15 phút ở nhiệt độ 240 độ C.

Sau đó, bạn lấy bánh ra, xịt thêm nước rồi cho vào nướng thêm 10 phút nữa ở nhiệt độ 240 độ C là bánh chín.

Bỏ túi những bí kíp sử dụng máy làm bánh mì, chắc chắn thành công

Cho dù là cách làm bánh mì cổ điển hay bánh mì bông lan với máy làm bánh mì tự động, thì bạn đều phải tuân thủ đúng các bí kíp chuẩn bị như dưới đây, chắc chắn rằng món bánh sẽ ngon thơm đúng chuẩn như mong đợi.

Bỏ túi những bí kíp sử dụng máy làm bánh mì, chắc chắn thành công

Hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mì gia đình

1. Phần khuôn bánh có thể nhấc ra ngoài [nhờ tay xách tiện dụng]. Với mục đích này, nhà sản xuất luôn nhắc bạn nhấc khuôn ra khỏi máy rồi mới cho nguyên liệu và gia vị vào khuôn, tránh trường hợp rơi vãi vào máy, làm ảnh hưởng đến bộ điện, cũng như giúp người dùng dễ dàng vệ sinh hơn sau quá trình làm bánh.

2. Luôn phải chắc chắn rằng que đánh bột đã được gắn đúng cách trước khi cho bột/nguyên liệu vào. Nếu làm sai, máy sẽ không chạy và bạn phải đổ nguyên liệu ra để chỉnh lại.

Que đánh bột có thể tháo lắp dễ dàng vào khuôn bánh

3. Máy làm bánh mì có thể làm ra nhiều loại bánh khác nhau và bạn nên nhớ là mỗi loại bánh đều có công thức chế biến riêng. Thông thường thì theo hướng dẫn sử dụng của mỗi loại bánh đều có chỉ dẫn nên cho loại nào trước, loại nào sau. Nhưng nếu công thức không chỉ rõ, thì bạn cần nhờ thứ tự sau:

  • Các chất lỏng và men cho vào trước
  • Rồi đến các gia vị như đường, sữa, muối
  • Sau cùng mới cho bơ vào. Bạn cần phải làm mềm, cắt nhỏ bơ trước khi cho vào, để thuận tiện hơn khi quá trình đảo trộn nguyên liệu được vận hành.
  • Nếu bạn muốn thêm nguyên liệu như mè đen, hạt khô. Hãy chờ cho khi bột và nguyên liệu cơ bản đã được gần như nhào trộn thành hình, rồi nhẹ nhàng rắc đều các nguyên liệu lên trên. Ví dụ như bạn muốn làm bánh mì cà rốt, hãy chờ cho gần xong khẩu trộn bột rồi rắc đều cà rốt [được bào sẵn nhỏ li ti] lên từ từ để máy tiếp tục trộn. Lý do cho cácnguyên liệu này sau cùng vì đây là thời điểm trộn đều nguyên liệu này nhất. Đối với một số máy làm bánh mì, trên bảng hiển thị của máy sẽ nhấp nháy chữ "ADD" để thông báo cho bạn biết là đã đến lúc cần thêm bột gia vị chuyên dụng này. Ví dụ:Máy làm bánh Zojirushi BB-HAQ10.

Tín hiệu "ADD" trên máy làm bánh mì Zojirushi BB-HAQ10

4. Mỗi loại bánh khác nhau, đều có thời gian nhồi/nướng nhất định. Tuy nhiên thì để cẩn thận hơn, hãy luôn nhớ kiểm tra tình trạng ổ bánh, nhất là những công thức mới làm lần đầu. Bạn cần phải theo dõi và kiểm tra để kịp thời điều chỉnh lại thời gian nhồi/trộn bột [trong quá trình nhồi bột, bạn có thể mở nắp ra và kiểm tra], đừng để đến khimáy đã nướng xong bánh mới thấy thành phẩm không ổn.

Bạn cần phải theo dõi và kiểm tra để kịp thời điều chỉnh lại thời gian nhồi/trộn bột

5. Bánh mới nướng xong rất nóng, vì thế khi nhấc khuôn bánh ra cần phải cẩn thận hơn. Phần que đánh bột nằm dưới đáy khuôn rất dễ bị rơi khi bạn đổ bánh ra và bạn cũng nên nhớ là que đánh lúc này cũng rất rất nóng.

6. Máy làm bánh mì có chế độ hẹn giờ, nên bạn có thể nấu từ buổi tối và đặt chế độ hâm nóng đến buổi sáng, một nguồn bánh nóng ngon thơm như vừa được ra lò. Ví dụ bây giờ là 9h tối và bạn muốn 7h sáng sẽ có bánh mì nóng cho bữa bánh ngày mai. Lúc này chức năng hẹn giờ lên đến 13 tiếng sẽ giúp ích cho bạn, chỉ cần lựa chọn mức hẹn giờ 10 tiếng [vì máy sẽ mất khoảng 30 phút – 1 tiếng để làm bánh].

7. Khi vệ sinh máy sau khi làm bánh cũng khá đơn giản. Để tránh làm xước khuôn hãy dùng vải mềm và dung dịch rửa bát, không được dùng miếng cọ cạo cháy. Phần que đánh bột khi rửa sẽ được tách khỏi khuôn bánh,bạn cần cẩn thận gỡ ra rửa sạch và cất đi, tránh để bị thất lạc móc đánh bột – dĩ nhiên không có móc đánh bột thì chiếc máy của bạn trở nên vô dụng. Vì thế mà sau khi rửa xong khuôn bánh thì lắp luôn móc đánh bột vào kẻo mất.

8. Trước khi quyết định mua máy, hãy nghiên cứu và tìm hiểu kỹ kỹ cách thức sử dụng của máy. Và khi lựa chọn mua máy, nên chọn mua máy có thể tháo rời que đánh bột, bởi nếu dính liền khuôn thì rất khó cho bạn khi vệ sinh máy. Bạn có thể tìm hiểu sử dụng 2 loại máy làm bánh mì sau:

  • Hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mỳ TS820 và TS821
  • Hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mỳ TS822

Khi chọn mua máy nên tìm cơ sở phân phối chính hãng, thông thường thì các máy làm bánh mì chính hãng thường có tem bảo hành 12 tháng.

9. Khi máy làm bánh mì đang vận hành, bạn có thể kiểm tra tình trạng hoạt động bên trong xem quá trình trộn bột có ổn không, bằng cách mở nắp máy và xem. Bạn hoàn toàn nên làm điều này để chắc chắn không có trục trặc nào trong khâu nhào trộn bột. Tuy nhiên, không được mở máy khi máy đang trong giai đoạn ủ bột hoặc đang nướng.

10. Nếu bạn đặt hẹn giờ nướng bánh, mà trong thời gian chờ quá lâu [nhiều tiếng] mới cho máy vận hành thì không nên chọn những nguyên liệu "tươi" dễ thiu như sữa, pho mát, sữa. Vì trong suốt thời gian chờ, vi khuẩn sẽ sinh sôi trong các nguyên liệu này, gây ngộ độc thực phẩm.

11. Đây là công thức bí kíp dành cho người nấu bánh chuyên nghiệp: Khi nấu bánh, bạn phải căn đúng tỷ lệ chuẩn giữa bột nở và bánh. Bởi nếu quá ít men, bánh sẽ không nở đủvà ruột bánh sẽ bị chai. Ngược lại, nếu cho quá nhiều men sẽ khiến bánh nở phồng to nhưng sau đó lại xẹp xuống nhanh chóng, gây nên sự rỗng ruột bên trong. Tuy nhiên, một khi bánh đã được nướng xong, bạn sẽ không biết là bánh có cho quá nhiều hay quá ít men không, vì thế bạn nên quan sát khối bột trong quá trình ủ và nướng bánh, để rút kinh nghiệm mà gia giảm trong lần sau.

12. Trong đề mục hướng dẫn sử dụng, ta thường thấy tiêu chuẩn tỷ lệ1/2 hoặc 1/3,... Và đơn vị tỷ lệ ở đây được đong là 1 thìa cà phê.

Hi vọng với những bi kíp nấu mì ngon với máy làm bánh mì gia đình này, sẽ giúp bạn nhiều hơn trong công việc làm bánh chuyên nghiệp. Để đặt nhiều câu hỏi thắc mắc, hay những tư vấn về sản phẩm máy làm bánh mì, hãy liên hệ với chúng tôitheo số điện thoạiHN[024] 3785 5633hoặc tạiTP HCM[028] 3830 8569hoặc truy cập vào websiteMETA.vnđể xem chi tiết về sản phẩm và đặt hàng online.

Xem thêm: Bỏ túi những bí kíp sử dụng máy làm bánh mì, Hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mì, Cách sử dụng máy làm bánh mì, Hướng dẫn cách sử dụng máy làm bánh mì, Máy làm bánh mì, Máy làm bánh mì gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề