Phải ngưng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi mổ thịt vật nuôi số ngày vi sao

Thịt heo tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng

Hơn 43% mẫu thịt heo được kiểm nghiệm tại TP HCM có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn cho phép

  • Thịt bò Úc ngập thị trường

  • Thịt heo, trứng gà đồng loạt giảm giá 5 - 10%

Đây là hệ quả của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi mà người tiêu dùng phải gánh chịu vì không thể nhận biết bằng mắt thường.

Thịt dính “độc” từ các tỉnh đưa về

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, trong đợt kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng đầu năm 2014, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều mẫu thịt có tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng.

Cụ thể, khi lấy ngẫu nhiên 60 mẫu thịt [30 mẫu thịt heo, 30 mẫu thịt gia cầm] từ TP HCM và các tỉnh đem về giết mổ tại 2 cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng phát hiện 13/30 mẫu thịt heo [tỉ lệ 43,33%] có nguồn gốc từ Bình Dương, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và 1/30 mẫu thịt gia cầm [3,33%] có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn cho phép.

Rất khó nhận biết thịt heo nhiễm kháng sinh bằng mắt thường

Về xét nghiệm kiểm tra độ tươi, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra giám sát 1.349 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, điểm kinh doanh, nhà hàng, quán ăn, siêu thị, chợ lẻ và thịt từ các tỉnh đưa về qua các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông [thuộc Chi cục Thú y TP HCM] và chợ đầu mối nông sản thực phẩm. Kết quả cho thấy mẫu thịt tươi tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố có tỉ lệ không đạt yêu cầu về vi sinh chiếm tới gần 30%.

Nguy hại với người dùng

Về nguyên nhân, ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong [huyện Củ Chi, TP HCM], cho biết việc tồn dư kháng sinh trong thịt là do tình trạng lạm dụng kháng sinh ở một bộ phận người chăn nuôi.

Cụ thể, về lý do dinh dưỡng, một số nhóm kháng sinh đưa vào cùng thức ăn với liều lượng thấp sẽ hỗ trợ tiêu hóa, kích thích tăng trưởng, tăng trọng. Đây là kỹ thuật được phép trong chăn nuôi nhưng người nuôi phải ngưng thuốc trước khi xuất chuồng [7 ngày, 14 ngày, tùy theo nhóm thuốc].

Kháng sinh cũng được dùng trong việc phòng và điều trị bệnh cho heo nhưng người nuôi không thực hiện đủ thời gian ngưng thuốc trước khi xuất bán nên nó không đào thải hết mà tồn dư vào máu, thịt.

Thực trạng này cũng gây khó cho người nuôi heo an toàn do họ không đủ năng lực trong việc giết mổ và phân phối dẫn đến việc heo sạch qua thương lái bị lẫn lộn với các nguồn thịt không được kiểm soát.

Theo PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức, Trường ĐH Y Dược TP HCM, việc dùng kháng sinh không phải để trị bệnh mà với mục đích thúc cho vật nuôi mau lớn là vấn đề nhức nhối trong chăn nuôi toàn cầu, không riêng đối với Việt Nam.

Đáng nói là việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hết sức tùy tiện dẫn đến tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi. Người tiêu dùng ăn thịt này thì hấp thụ luôn kháng sinh nên rất có hại cho sức khỏe do dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh [lờn thuốc].

“Nguyên tắc sử dụng kháng sinh là phải đúng chỉ định [liều lượng, thời gian] thì mới giết được vi khuẩn sinh mầm bệnh nên khi kháng sinh được đưa vào cơ thể một cách tùy tiện thì không còn tác dụng giết chết vi khuẩn nữa. Người tiêu dùng sau này mắc các bệnh do nhóm vi khuẩn này gây ra mà sử dụng thuốc thông thường sẽ không có tác dụng” - ông Đức nói.

Đáng lo là thịt có tồn dư kháng sinh không dễ được nhận biết bằng mắt thường. Do đó, chỉ có cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi mới đủ công cụ để kiểm soát từ gốc, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Gia tăng số vụ vi phạm

Trong tháng 7-2014, lực lượng chức năng đã xử lý 301 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thú y với tổng số tiền 598,2 triệu đồng [tăng 119,7% trường hợp và 112,1% số tiền phạt so với tháng trước], tang vật tiêu hủy 8,8 tấn thịt các loại [tăng 600% so tháng trước]. Trong đó, riêng tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức đã xử phạt vi phạm hành chính 25 trường hợp với số tiền 70,9 triệu đồng [tăng 92,3% trường hợp và tăng 104,3% số tiền phạt so với tháng trước], tang vật tiêu hủy trên 5,1 tấn thịt.

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

28/12/2021 203

C. 7 – 10 ngày

Đáp án chính xác

Sau một thời gian triển khai quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng đến nay đã cơ bản được kiểm soát, các hành vi sử dụng chất Salbutamol trong chăn nuôi lợn đang thuyên giảm và có hướng đẩy lùi. Tuy nhiên, một vấn đề khác lại nổi lên đó là việc sử dụng kháng sinh đang ngày càng phổ biến trong mọi ngành chăn nuôi từ lợn, gà, trâu, bò đến thủy sản. Trong khi đó, cả người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng thực phẩm lại ít để ý đến những hệ lụy và tác hại khôn lường từ việc làm này. Điều này cần sớm được giải quyết nhằm cải thiện chất lượng của thực phẩm chế biến từ động vật cũng như tránh được tình trạng kháng sinh trên người.

Có một thực tế đáng lo ngại hiện nay là người chăn nuôi đang không biết cách hoặc cố tình sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi, còn một số cửa hàng thuốc thú y vì lợi nhuận mà chỉ định, tư vấn kỹ thuật dùng thuốc không đúng. Trong khi đó, hệ thống thú y công ở các địa phương chưa phát huy hiệu quả, điều này đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm vật nuôi.

Theo ghi nhận của chúng tôi tại một số hộ chăn nuôi, đủ loại thuốc kháng sinh được trữ ngay trong nhà từ dòng trị nhiễm khuẩn, kháng viêm đến loại giảm đau. Phổ biến là: Lycomycin, Atropin, Amoxicillin…

Hộ gia đình anh Bùi Văn T, thôn Nguyễn, xã Yên Sơn [thành phố Tam Điệp] có 3 con lợn nái và khoảng 50 đầu lợn thịt nhưng anh T mới chỉ sử dụng chất kháng sinh trong chăn nuôi bằng chính kinh nghiệm của mình chứ chưa bao giờ được các bác sỹ thú y chỉ định hay hướng dẫn cách sử dụng để đạt hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Khi đàn lợn kém ăn, ốm chính anh sẽ là bác sĩ, tự chẩn đoán bệnh, tự kê kháng sinh và tự quyết định luôn liều lượng. Anh T chia sẻ: "Mỗi lần có vấn đề dịch bệnh, người chăn nuôi nhỏ lẻ như chúng tôi không có điều kiện để mời bác sỹ thú y nói gì đến điều kiện và thời gian để làm xét nghiệm nọ kia.

Thế nên cứ tự dùng thuốc, thuốc này không được thì lại chuyển sang thuốc khác đến khi đàn vật nuôi khỏe trở lại thì dừng cho uống thuốc". Và khi được hỏi: "Nếu đã tận sức xoay sở mà vẫn không thể chữa trị được nữa thì anh sẽ làm thế nào?" Không hề do dự, anh T trả lời luôn: "Tất nhiên là sẽ phải gọi thương lái vào bán, giá thấp nhưng dù sao cũng vớt vát lại chút vốn".

Điều này đồng nghĩa với việc nhiều lợn ốm, gà ốm với nguyên lượng kháng sinh trong người, cứ vậy chạy thẳng ra chợ, vào nhà hàng, nằm trên sạp thịt và đến với bữa ăn của từng gia đình.

Không chỉ trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, tình hình này cũng tương tự đối với thủy sản, khi nhiều loại kháng sinh bị cấm hoặc hạn chế sử dụng được phát hiện lạm dụng tại công đoạn nuôi trồng thủy sản đối với cá nuôi [cá rô phi, cá lóc bông], tôm nuôi [tôm sú, tôm thẻ chân trắng]…

Một điều đáng lo ngại khác, đó là việc hiện nay các công ty thức ăn chăn nuôi còn trộn lẫn kháng sinh vào trong sản phẩm của mình nhằm kích thích tăng trọng và phòng bệnh.

Nhân viên kinh doanh của một công ty cám cho biết: "Hãng thức ăn chăn nuôi nào cũng đều bổ sung kháng sinh vào sản phẩm để kích thích vật nuôi tăng trọng nhanh, giảm thấp tiêu hao thức ăn, vật nuôi không bị bệnh, không bị tiêu chảy…, có thế người chăn nuôi mới ưa chuộng và tin dùng. Hơn nữa kháng sinh còn để bảo quản thức ăn được lâu hơn, tiêu diệt vi sinh vật, tránh hư hỏng".

Thực tế khảo sát tại một số cửa hàng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cho thấy trên các bao bì cám chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn dành cho lợn con đều có ghi thành phần chứa nhiều loại kháng sinh với các nồng độ khác nhau như: Chlotetracyline, Lincomycine, Polymicine, Oxytetracyline, Penecilline, Tylosin…

Trên lý thuyết thì kháng sinh không được dùng trong chăn nuôi các con đẻ trứng [gà đẻ, vịt đẻ…] và phải ngưng sử dụng từ 5 - 7 ngày trước khi giết mổ nhưng khi mà kháng sinh có mặt cả trong cám thì làm sao có thể đảm bảo được điều này.

Dùng kháng sinh là một thói quen nên việc mua bán cũng rất dễ dàng ngay cả với những loại hạn chế trong danh mục sử dụng và cả với hàng nguyên liệu chưa qua pha chế. Thị trường thuốc thú y đã và đang thực sự là "mê hồn trận" với trên dưới 50 doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y và hàng chục nhóm kháng sinh "núp" dưới hàng nghìn tên thương mại khác nhau.

Trong đó, hầu hết đều có thành phần hàm lượng kháng sinh rất cao, không chỉ "đơn chất" mà còn phối kết hợp các loại kháng sinh trong cùng sản phẩm. Chẳng hạn, sản phẩm Bio-Ampi Coli của Công ty liên doanh Bio - Pharmachiemie điều trị tiêu chảy có tới 2 loại kháng sinh là Ampicillin và Colistin; Coli-flox điều trị dịch tả có 2 thành phần là Kanamycin và Colistin…

Và tất nhiên, trên các sản phẩm này, ít ai để ý thấy hàng chữ chú thích thời gian bắt buộc phải ngưng sử dụng trước khi giết mổ. Nếu người chăn nuôi không có hiểu biết nhất định, tin theo quảng cáo của các công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y sẽ dễ dẫn đến lạm dụng kháng sinh.

Một chủ cửa hàng kinh doanh cám, thuốc thú y trên đường Trần Hưng Đạo, [thành phố Ninh Bình], cho biết: "Hiện nay, cửa hàng đang bán lẻ thuốc thú y cho vài chục công ty. Trong đó, công ty ít cũng có 50 loại sản phẩm thuốc kháng sinh, còn nhiều khoảng 500 sản phẩm".

Ông Phạm Đăng Nam, Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh cho biết: Bây giờ, danh mục thuốc, số lượng công ty thuốc thú y quá nhiều nên rất khó để kiểm soát. Chi cục không đủ nhân lực cũng như trang thiết bị kỹ thuật và kinh phí để kiểm tra.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 238 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y đã được cơ quan thú y cấp phép. Hàng năm, Chi cục vẫn đi thanh tra, kiểm tra theo định kỳ và đột xuất, thông qua các đợt kiểm tra cho thấy về cơ bản, các cơ sở này đều kinh doanh thuốc nằm trong danh mục, điều kiện bảo quản đảm bảo được yêu cầu.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, bán kèm con giống, bán kèm thức ăn mà cơ quan chức năng chưa quản lý hết được. Ngoài ra, vẫn còn xảy ra tình trạng người kinh doanh trình độ còn hạn chế, vì lợi nhuận chỉ định, tư vấn kỹ thuật dùng thuốc không đúng, miễn là bán được càng nhiều càng tốt khiến cho việc sử dụng thuốc thú y không đạt hiệu quả như mong muốn, kháng thuốc, nhờn thuốc và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm.

Tăng cường kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi

Hiện nay có đến trên 50% thuốc kháng sinh trên thế giới đang bị lạm dụng dùng trong nông nghiệp, đặc biệt trong chăn nuôi để tăng năng suất nuôi trồng. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi tiềm ẩn nguy cơ đem đến rủi ro cao cho chính vật nuôi, gây ra tình trạng nhờn thuốc và rất khó chữa khi vật nuôi mắc bệnh. Bên cạnh đó, những sản phẩm chăn nuôi có dư lượng chất kháng sinh cao sẽ tác động xấu đến sức khỏe người sử dụng.

Theo các nhà khoa học, tuy đem lại lợi ích trong chăn nuôi, nhưng việc sử dụng kháng sinh nhiều, liều thấp, kéo dài và nhiều khi không cần thiết dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là nhanh chóng xuất hiện các vi khuẩn kháng thuốc. Nhiều ý kiến cho rằng, vật nuôi là "đấu trường" nơi các vi khuẩn luyện tập để kháng lại kháng sinh.

Hiện nay, các nghiên cứu đã phát hiện được nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc ở vật nuôi, chúng lây truyền giữa động vật và động vật, giữa động vật và người, và tiếp đến là giữa người với người. Dùng kháng sinh trong chăn nuôi dẫn đến tồn dư kháng sinh trong các thực phẩm.

Cùng lúc với việc tiêu thụ thịt, cá, trứng, sữa…, người tiêu dùng vô hình chung đã "uống" kháng sinh liều thấp, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn ở cơ thể người kháng thuốc, dẫn đến việc chữa bệnh khó khăn hơn. Cấp tính hơn nữa, một số người có thể bị dị ứng với kháng sinh tồn dư trong thực phẩm.

Về lâu dài kháng sinh còn có thể ảnh hưởng đến các chức năng của gan, thận. Đặc biệt, một số kháng sinh, hóa dược có thể gây các bệnh hiểm nghèo như suy tủy, ung thư cho người tiêu dùng.

Một số chuyên gia cho rằng, chất kháng sinh có trong gia súc, gia cầm được đánh giá là "nguy hiểm hơn cả chất tạo nạc" vì chất tạo nạc chỉ được sử dụng ở một số ít hộ nuôi lợn còn kháng sinh thì đang được sử dụng tràn lan và rộng rãi trong ngành chăn nuôi, từ lợn, gà, trâu, bò đến thủy sản.

Và hiện nay, nguồn cung cấp chất tạo nạc đã được kiểm soát, trên thị trường chỉ còn lại một lượng nhỏ chất tạo nạc đã được nhập khẩu và buôn bán từ trước đó.

Cùng với các quy định xử phạt nặng hơn của ngành Nông nghiệp và Luật Hình sự có hiệu lực từ ngày 1-7 cho phép bỏ tù người sử dụng chất tạo nạc, hành vi dùng chất cấm trong chăn nuôi sẽ cơ bản được kiểm soát vào cuối năm 2016.

Trong khi đó, thống kê của ngành Nông nghiệp cho thấy có đến 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ.

Do đó, có tình trạng nhiều loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được nhập khẩu và buôn bán tự do, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cũng như sức khỏe người dân.

Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Từ trước đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh mới chỉ thực hiện quản lý thuốc thú y trên địa bàn là chủ yếu. Đồng thời, thành lập các đoàn và tổ chức kiểm tra, thanh tra tại các cơ sở kinh doanh thuốc theo từng đợt; kiểm tra tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, việc quản lý thuốc thú y vẫn còn nhiều khó khăn.

Hiện, chủ yếu mới quản lý được các quầy thuốc có đăng ký, còn các trường hợp buôn bán nhỏ lẻ, bán kèm con giống, bán kèm thức ăn rất khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, chăn nuôi ở Ninh Bình quy mô chủ yếu là gia trại, nông hộ nhỏ lẻ nên rất khó khăn trong thực hiện kiểm soát việc sử dụng kháng sinh của người dân.

Đối với việc tồn lưu kháng sinh trong động vật và sản phẩm động vật, đến thời điểm này, Ninh Bình chưa có những kết quả điều tra, đánh giá cụ thể về hàm lượng tồn lưu. Sắp tới, Chi cục sẽ đề nghị cơ quan chuyên môn cấp cao hơn phối hợp để có những nghiên cứu cụ thể trên địa bàn.

Hiện nay, ngành đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp & PTNT trình UBND tỉnh lên kế hoạch triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi; tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như: đình chỉ kinh doanh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề, xử phạt vi phạm hành chính, tiến hành công bố danh tính của doanh nghiệp và sản phẩm vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết…

Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền sâu rộng, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân liên quan các quy định pháp luật về kinh doanh, sử dụng thuốc thú y; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, quy định về xử lý vi phạm hành chính nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện tốt quy trình chăn nuôi, tránh sử dụng thuốc thú y sai quy định.

Để hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng kháng sinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, Cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo, người chăn nuôi cần thực hiện phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", tuân thủ đúng quy trình bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Ví dụ, lợn phải được tiêm vaccine dịch tả đầu tiên, với vịt là vaccine dịch tả và cúm... Việc tiêm vaccine phải được tiến hành cẩn thận và vaccine phải được bảo quản tốt.

Người dân chỉ sử dụng kháng sinh khi đã xác định được căn nguyên là vi khuẩn hoặc trong trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao [phẫu thuật]; lựa chọn kháng sinh hợp lý [đúng chủng loại]; phải nắm vững nguyên tắc khi cần thiết phải sử dụng phối hợp kháng sinh [nắm chắc tác dụng cộng dồn, tác dụng hiệp đồng hoặc tác dụng đối kháng, không bao giờ được sử dụng phối hợp kháng sinh diệt khuẩn với một loại kháng sinh kìm khuẩn; sử dụng kháng sinh đúng thời gian, đủ liệu trình; ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch, giết mổ đúng thời gian theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.

Năm 2016, Bộ Nông nghiệp & PTNT xác định tiếp tục đưa việc kiểm soát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vào chương trình trọng điểm, tuyên chiến với kháng sinh như làm với chất cấm. Hy vọng với sự quyết liệt của ngành nông nghiệp, người tiêu dùng sẽ được sử dụng những thực phẩm an toàn hơn.

Bài, ảnh: Hà Phương

Video liên quan

Chủ Đề