Biên bản rút kinh nghiệm giờ dạy nghiên cứu bài học

BÁO CÁO SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC NĂM HỌC 2020 2021

Ngày đăng:10/04/2021 - 09:13

Huyện Điện Biên, ngày 15 tháng 03 năm 2021

BÁO CÁO

SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
NĂM HỌC 2020 2021

Thực hiện Công văn số 173/KH- THPTHĐB, ngày10 /11 /2020 về việc Hướng dẫn sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Thực hiện kế hoạch số 03/KHTCM, ngày 23/11/2020 về việc thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Nhóm chuyên môn Địa GDCD báo cáo kết quả sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học năm học 2020 - 2021 như sau:

1. Tổ chuyên môn sinh hoạt triển khai kế hoạch

- Thời gian: 14h, ngày 19 tháng 02 năm 2021.

- Địa điểm: Văn phòng tổ Sử - Địa - GDCD

- Thành phần tham dự: 6/6 đồng chí trong nhóm Địa - GDCD

- Người chủ trì: Nguyễn Thị Cúc - Chức vụ: Nhóm trưởng

NỘI DUNG

1- Đ/chí: Nguyễn Thị Cúc nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

+ Lập kế hoạch gửi ban chuyên môn nhà trường.

+ Họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ nghiên cứu nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

+ Nêu những thuận lợi khó khăn của việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

+ Lắng nghe và giải quyết những khó khăn vướng mắc của các thành viên trong nhóm.

2. Tổ chuyên môn sinh hoạt lựa chọn và xây dựng kế hoạch bài dạy

- Thời gian: 14 h, ngày 23 tháng 02 năm 2021.

- Địa điểm: Văn phòng Sử - Địa - GDCD

- Thành phần tham dự: 6/6 Đ/c nhóm chuyên môn Địa - GDCD

- Người chủ trì: Nguyễn Thị Cúc - Chức vụ: Nhóm trưởng

NỘI DUNG

1- Đ/chí: Nguyễn Thị Cúc Nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

Căn cứ Kế hoạch đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, do đó nhóm chuyên môn Địa GDCD yêu cầu giáo viên trong nhóm cùng nêu ý kiến, thống nhất lựa chọn một bài dạy để tiến hành soạn giảng theo phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

Các thành viên trong tổ lắng nghe nội dung và tiến hành thảo luận để lựa chọn bài dạy minh họa.

+ Đ/c: Nguyễn Thị Ngọc Lan đề xuất chọn bài: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.

+ Đ/c đã giải thích lý do chọn nội dung: Nội dung bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, dễ triển khai hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất lăng lực học sinh. Đồng thời có nhiều tư liệu hỗ trợ bài dạy hơn các bài khác trong tuần.

+ Các thành viên trong tổ đã nhất trí với đề xuất trên của đồng chí: Nguyễn Thị Ngọc Lan.

Sau khi lắng nghe các thành viên trong tổ đề xuất chọn bài dạy minh họa, giải thích lí do chọn bài, nhóm trưởng chuyên môn đồng ý và kết luận:

+ Giao cho các đồng chí trong tổ cùng soạn bài, tổng hợp bài soạn là đồng chí Hoàng Ngọc Anh.

+ Phân công giáo viên dạy minh họa: Hoàng Ngọc Anh

+ Dự kiến thời gian dạy minh họa vào tuần 25, ngày 12/03/2021

+ Trước thời gian dạy, tổ sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội dung, phương pháp dạy của bài đã chọn thống nhất trước khi dạy thực hành.

3. Tổ chức dạy minh họa và dự giờ

- Thời gian: 8h55, tiết 3, thứ 6 ngày 12 tháng 03 năm 2021.

- Địa điểm: Phòng học lớp 12C9

- Thành phần dự giờ: 5/6 Đ/c nhóm Địa, GDCD (vắng đc Hứa Thị Thúy có tiết)

- Người chủ trì: Nguyễn Thị Cúc - Chức vụ: Nhóm trưởng

- Giáo viên dạy minh họa: Hoàng Ngọc Anh

- Nội dung dự giờ: Các thành viên dự giờ thực hiện theo văn bản 5555.

4. Tổ sinh hoạt thảo luận rút kinh nghiệm giờ dạy, tổng kết.

- Thời gian: 14h, ngày 15 tháng 03 năm 2021.

- Địa điểm: Văn phòng tổ Sử - Địa GDCD

- Thành phần tham dự: 6/6 Đ/c trong nhóm chuyên môn Địa GDCD.

- Người chủ trì: Nguyễn Thị Cúc - Chức vụ: Nhóm trưởng

NỘI DUNG

Đồng chí Tổ trưởng chuyên môn tiến hành chỉ đạo các thành viên trong tổ Thảo luận suy ngẫm về giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Người thực hiện giờ dạy: Hoàng Ngọc Anh

- Tên bài dạy: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

1- Đồng chí: Hoàng Ngọc Anh trình bày ý kiến của cá nhân sau khi dạy minh họa.

+ Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được kiến thức của bài học.

+ Đã khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm. Về phía giáo viên, cơ bản đã truyền đạt được nội dung kiến thức theo dự định.

+ Các nhóm đã tích cực hoạt động đưa ra các câu trả lời và cùng nhau thảo luận giữa các nhóm.

+ Các tình huống xảy ra trong giờ học cơ bản nằm trong dự kiến của người dạy.

- Khởi động (Tiếp cận kiến thức) HS nhớ lại đặc diểm của đất nước Trung Quốc đã học ở bậc THCS; Rèn luyện kĩ năng phân tích, suy luận để thấy được một số đặc điểm nổi bật của Trung Quốc.

- Giáo viên giới thiệu nội dung tiết học

- Hình thành kiến thức:

+ Tìm hiểu về vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc. GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ

+ Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập

+ Tìm hiểu về dân cư và xã hội: Bằng kĩ thuật khăn trải bàn GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân đưa ra ý kiến cá nhân sau đó cả nhóm thống nhất ý kiến chung của cả nhóm về vấn đề nghiên cứu

- Hoạt động luyện tập: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Hoạt động vận dụng và mở rộng:

+ HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích tại sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm mà số dân vẫn tăng?

+ HS quan sát máy chiếu, sử dụng GGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

* Hoạt động của các nhóm:

- Nhóm 1, 3, hoạt động hiệu quả hơn.

- Nhóm 2 và 4 còn chậm; kỹ năng và diễn đạt còn hạn chế.

2. GV dự giờ chia sẻ ý kiến:

a- Đồng chí: Nguyễn Thị Ngọc lan

- Giáo viên chuẩn bị tiết dạy chu đáo (giáo án, đồ dùng dạy học)

- GV bình tĩnh, tự tin, trình bày bảng khoa học.

- Hoạt động của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng.

- Một số em chưa tích cực tham gia thảo luận.

b- Đồng chí: Nguyễn Thị Cúc

- Phần khởi động tốt.

- Một số HS làm việc còn chậm, một số em chưa nhập cuộc, sự chuẩn bị bài của một số HS chưa tốt.

- Qua phần trò chơi tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của phần miền Đông và miền Tây của Trung Quốc một số học sinh chưa nắm bắt được yêu cầu của trò chơi nên còn núng túng, lên hoàn thiện kết quả còn chen lấn.

- GV nên cho HS ghi kết quả thảo luận vào phiếu, cho các nhóm nhận xét chéo kết quả của nhóm khác và bao quát HS trong cả lớp học.

- GV có thể đưa ra những hình thức khuyến khích động viên kịp thời để tạo không khí sôi nổi.

b- Đồng chí: Nguyễn Thị Lan

- Một số HS chưa thật sự chú ý vào bài học.

- Phần luyện tập nên dành nhiều thời gian hơn.

3. Tổng hợp ý kiến của Nhóm trưởng CM:

* Ưu điểm

- Tác phong lên lớp bình tĩnh, tự tin.

- Hướng dẫn HS hình thành đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết và đã có sự kết hợp các phương pháp dạy học mới, lấy HS làm trung tâm,...

- Hiệu quả của SHCM đối với người dạy cách chọn phương pháp không gò bó, người dạy gần gũi học sinh hơn, HS được làm việc nhiều hơn, qua đó rút ra nhiều kinh nghiệm hơn, học sinh cảm thấy gần gũi thầy, cô hơn.

- Qua giờ dạy giáo viên có nhiều phương án truyền thụ kiến thức cho học sinh, và có thể tạo điều kiện cho các em làm chủ kiến thức hơn.

* Tồn tại:

- Một số học sinh còn chưa thật sự chú ý, chưa có nhiều tương tác, hoạt động thảo luận trong nhóm.

- Do lớp chất việc quan sát các đối tượng HS của Gv chưa được đều khắp lớp.

- Phân bố thời gian chưa hợp lý ở một số nội dung.

- Học sinh không ghi chép được nội dung bài học

* Rút kinh nghiệm:

- Yêu cầu một số HS chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn, trong giờ học cần tương tác, thảo luận nhóm hiệu quả hơn.

- GV cần quan sát tất cả học sinh trong giờ dạy, phân bố thời gian ở một số nội dung hợp lý hơn.

4. Thảo luận về bước áp dụng cho thực tế dạy học hằng ngày:

- Gv nên chủ động điều chỉnh các hoạt động về thời gian và có những phương án xử lí linh hoạt các khâu lên lớp.

- Khi giảng dạy các kiến thức mới GV cần chú ý các bước sau đây:

+ Phương pháp chung: Tự phát hiện - Tự giải quyết vấn đề - Tự chiếm lĩnh kiến thức.

+ Các bước cụ thể:

Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của HS (Làm xuất hiện vấn đề và tạo cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu vấn đề đó).

Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo cá nhân, theo nhóm hay cả lớp)

Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.

Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Bước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hướng dẫn học sinh trình bày (Giáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng).

Bước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng.

Biên bản cuộc họp Thảo luận suy ngẫm về giờ dạy thực nghiệm sinh hoạt CM theo NCBH kết thúc vào 16 giờ ngày 15 tháng 03 năm 2021.

Huyện Điện Biên, ngày 15 tháng 03 năm 2021

BÁO CÁO

SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
NĂM HỌC 2020 2021

Thực hiện Công văn số 173/KH- THPTHĐB, ngày10 /11 /2020 về việc Hướng dẫn sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Thực hiện kế hoạch số 03/KHTCM, ngày 23/11/2020 về việc thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Nhóm chuyên môn Địa GDCD báo cáo kết quả sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học năm học 2020 - 2021 như sau:

1. Tổ chuyên môn sinh hoạt triển khai kế hoạch

- Thời gian: 14h, ngày 19 tháng 02 năm 2021.

- Địa điểm: Văn phòng tổ Sử - Địa - GDCD

- Thành phần tham dự: 6/6 đồng chí trong nhóm Địa - GDCD

- Người chủ trì: Nguyễn Thị Cúc - Chức vụ: Nhóm trưởng

NỘI DUNG

1- Đ/chí: Nguyễn Thị Cúc nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

+ Lập kế hoạch gửi ban chuyên môn nhà trường.

+ Họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ nghiên cứu nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

+ Nêu những thuận lợi khó khăn của việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

+ Lắng nghe và giải quyết những khó khăn vướng mắc của các thành viên trong nhóm.

2. Tổ chuyên môn sinh hoạt lựa chọn và xây dựng kế hoạch bài dạy

- Thời gian: 14 h, ngày 23 tháng 02 năm 2021.

- Địa điểm: Văn phòng Sử - Địa - GDCD

- Thành phần tham dự: 6/6 Đ/c nhóm chuyên môn Địa - GDCD

- Người chủ trì: Nguyễn Thị Cúc - Chức vụ: Nhóm trưởng

NỘI DUNG

1- Đ/chí: Nguyễn Thị Cúc Nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

Căn cứ Kế hoạch đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, do đó nhóm chuyên môn Địa GDCD yêu cầu giáo viên trong nhóm cùng nêu ý kiến, thống nhất lựa chọn một bài dạy để tiến hành soạn giảng theo phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

Các thành viên trong tổ lắng nghe nội dung và tiến hành thảo luận để lựa chọn bài dạy minh họa.

+ Đ/c: Nguyễn Thị Ngọc Lan đề xuất chọn bài: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.

+ Đ/c đã giải thích lý do chọn nội dung: Nội dung bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, dễ triển khai hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất lăng lực học sinh. Đồng thời có nhiều tư liệu hỗ trợ bài dạy hơn các bài khác trong tuần.

+ Các thành viên trong tổ đã nhất trí với đề xuất trên của đồng chí: Nguyễn Thị Ngọc Lan.

Sau khi lắng nghe các thành viên trong tổ đề xuất chọn bài dạy minh họa, giải thích lí do chọn bài, nhóm trưởng chuyên môn đồng ý và kết luận:

+ Giao cho các đồng chí trong tổ cùng soạn bài, tổng hợp bài soạn là đồng chí Hoàng Ngọc Anh.

+ Phân công giáo viên dạy minh họa: Hoàng Ngọc Anh

+ Dự kiến thời gian dạy minh họa vào tuần 25, ngày 12/03/2021

+ Trước thời gian dạy, tổ sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội dung, phương pháp dạy của bài đã chọn thống nhất trước khi dạy thực hành.

3. Tổ chức dạy minh họa và dự giờ

- Thời gian: 8h55, tiết 3, thứ 6 ngày 12 tháng 03 năm 2021.

- Địa điểm: Phòng học lớp 12C9

- Thành phần dự giờ: 5/6 Đ/c nhóm Địa, GDCD (vắng đc Hứa Thị Thúy có tiết)

- Người chủ trì: Nguyễn Thị Cúc - Chức vụ: Nhóm trưởng

- Giáo viên dạy minh họa: Hoàng Ngọc Anh

- Nội dung dự giờ: Các thành viên dự giờ thực hiện theo văn bản 5555.

4. Tổ sinh hoạt thảo luận rút kinh nghiệm giờ dạy, tổng kết.

- Thời gian: 14h, ngày 15 tháng 03 năm 2021.

- Địa điểm: Văn phòng tổ Sử - Địa GDCD

- Thành phần tham dự: 6/6 Đ/c trong nhóm chuyên môn Địa GDCD.

- Người chủ trì: Nguyễn Thị Cúc - Chức vụ: Nhóm trưởng

NỘI DUNG

Đồng chí Tổ trưởng chuyên môn tiến hành chỉ đạo các thành viên trong tổ Thảo luận suy ngẫm về giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Người thực hiện giờ dạy: Hoàng Ngọc Anh

- Tên bài dạy: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

1- Đồng chí: Hoàng Ngọc Anh trình bày ý kiến của cá nhân sau khi dạy minh họa.

+ Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được kiến thức của bài học.

+ Đã khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm. Về phía giáo viên, cơ bản đã truyền đạt được nội dung kiến thức theo dự định.

+ Các nhóm đã tích cực hoạt động đưa ra các câu trả lời và cùng nhau thảo luận giữa các nhóm.

+ Các tình huống xảy ra trong giờ học cơ bản nằm trong dự kiến của người dạy.

- Khởi động (Tiếp cận kiến thức) HS nhớ lại đặc diểm của đất nước Trung Quốc đã học ở bậc THCS; Rèn luyện kĩ năng phân tích, suy luận để thấy được một số đặc điểm nổi bật của Trung Quốc.

- Giáo viên giới thiệu nội dung tiết học

- Hình thành kiến thức:

+ Tìm hiểu về vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc. GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ

+ Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập

+ Tìm hiểu về dân cư và xã hội: Bằng kĩ thuật khăn trải bàn GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân đưa ra ý kiến cá nhân sau đó cả nhóm thống nhất ý kiến chung của cả nhóm về vấn đề nghiên cứu

- Hoạt động luyện tập: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Hoạt động vận dụng và mở rộng:

+ HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích tại sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm mà số dân vẫn tăng?

+ HS quan sát máy chiếu, sử dụng GGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

* Hoạt động của các nhóm:

- Nhóm 1, 3, hoạt động hiệu quả hơn.

- Nhóm 2 và 4 còn chậm; kỹ năng và diễn đạt còn hạn chế.

2. GV dự giờ chia sẻ ý kiến:

a- Đồng chí: Nguyễn Thị Ngọc lan

- Giáo viên chuẩn bị tiết dạy chu đáo (giáo án, đồ dùng dạy học)

- GV bình tĩnh, tự tin, trình bày bảng khoa học.

- Hoạt động của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng.

- Một số em chưa tích cực tham gia thảo luận.

b- Đồng chí: Nguyễn Thị Cúc

- Phần khởi động tốt.

- Một số HS làm việc còn chậm, một số em chưa nhập cuộc, sự chuẩn bị bài của một số HS chưa tốt.

- Qua phần trò chơi tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của phần miền Đông và miền Tây của Trung Quốc một số học sinh chưa nắm bắt được yêu cầu của trò chơi nên còn núng túng, lên hoàn thiện kết quả còn chen lấn.

- GV nên cho HS ghi kết quả thảo luận vào phiếu, cho các nhóm nhận xét chéo kết quả của nhóm khác và bao quát HS trong cả lớp học.

- GV có thể đưa ra những hình thức khuyến khích động viên kịp thời để tạo không khí sôi nổi.

b- Đồng chí: Nguyễn Thị Lan

- Một số HS chưa thật sự chú ý vào bài học.

- Phần luyện tập nên dành nhiều thời gian hơn.

3. Tổng hợp ý kiến của Nhóm trưởng CM:

* Ưu điểm

- Tác phong lên lớp bình tĩnh, tự tin.

- Hướng dẫn HS hình thành đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết và đã có sự kết hợp các phương pháp dạy học mới, lấy HS làm trung tâm,...

- Hiệu quả của SHCM đối với người dạy cách chọn phương pháp không gò bó, người dạy gần gũi học sinh hơn, HS được làm việc nhiều hơn, qua đó rút ra nhiều kinh nghiệm hơn, học sinh cảm thấy gần gũi thầy, cô hơn.

- Qua giờ dạy giáo viên có nhiều phương án truyền thụ kiến thức cho học sinh, và có thể tạo điều kiện cho các em làm chủ kiến thức hơn.

* Tồn tại:

- Một số học sinh còn chưa thật sự chú ý, chưa có nhiều tương tác, hoạt động thảo luận trong nhóm.

- Do lớp chất việc quan sát các đối tượng HS của Gv chưa được đều khắp lớp.

- Phân bố thời gian chưa hợp lý ở một số nội dung.

- Học sinh không ghi chép được nội dung bài học

* Rút kinh nghiệm:

- Yêu cầu một số HS chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn, trong giờ học cần tương tác, thảo luận nhóm hiệu quả hơn.

- GV cần quan sát tất cả học sinh trong giờ dạy, phân bố thời gian ở một số nội dung hợp lý hơn.

4. Thảo luận về bước áp dụng cho thực tế dạy học hằng ngày:

- Gv nên chủ động điều chỉnh các hoạt động về thời gian và có những phương án xử lí linh hoạt các khâu lên lớp.

- Khi giảng dạy các kiến thức mới GV cần chú ý các bước sau đây:

+ Phương pháp chung: Tự phát hiện - Tự giải quyết vấn đề - Tự chiếm lĩnh kiến thức.

+ Các bước cụ thể:

Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của HS (Làm xuất hiện vấn đề và tạo cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu vấn đề đó).

Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo cá nhân, theo nhóm hay cả lớp)

Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.

Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Bước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hướng dẫn học sinh trình bày (Giáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng).

Bước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng.

Biên bản cuộc họp Thảo luận suy ngẫm về giờ dạy thực nghiệm sinh hoạt CM theo NCBH kết thúc vào 16 giờ ngày 15 tháng 03 năm 2021.

  • Chia sẻ:
  • Biên bản rút kinh nghiệm giờ dạy nghiên cứu bài học
  • Biên bản rút kinh nghiệm giờ dạy nghiên cứu bài học
  • Biên bản rút kinh nghiệm giờ dạy nghiên cứu bài học
  • |
  • Biên bản rút kinh nghiệm giờ dạy nghiên cứu bài học
    In bài viết