Bài thơ ơn thầy của chử văn hòa năm 2024

Ngày 20 tháng 11, các thế hệ học trò lại có dịp tri ân các thầy, cô giáo - những người được ví như những con đò chở chữ, vun trồng tri thức khoa học và tri thức làm người cho các em học sinh. Những người mà cả cuộc đời của họ gắn liền những trang giáo án, phấn trắng và bảng đen, để rồi sau những ngày miệt mài trên bục giảng, niềm vui đem về là sự trưởng thành của các em học sinh thân yêu.

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay vốn có truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”. Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu: “Muốn sang thì bắt cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy!”. Không có một vị anh hùng, một lãnh tụ thiên tài nào mà lại không nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt của thầy giáo, cô giáo. Yêu mến, biết ơn và kính trọng thầy, cô giáo là đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam.

Bài thơ ơn thầy của chử văn hòa năm 2024
Các thế hệ học trò tiếp nối. Ảnh IT

Suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống tôn sư trọng đạo ấy luôn là ngọn đuốc trí tuệ, soi sáng con đường học vấn của dân tộc ta. Chúng ta có thể thấy thấp thoáng trong từng trang sử dân tộc, hình ảnh người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách, hình ảnh những người vợ, người mẹ tần tảo sớm hôm lo cho chồng, cho con nấu sử sôi kinh và đặc biệt là những lớp học xưa với hình ảnh ông đồ ngồi dạy học. Người thầy được tôn vinh bởi người thầy không chỉ là người dạy chữ thánh hiền mà còn là người tượng trưng cho những gì chuẩn mực nhất, cao đẹp nhất. Trong lịch sử dân tộc ta đã có biết bao người thầy như thế: Đó là người thầy Sư Vạn Hạnh - người đã có công nuôi dạy và dìu dắt Lý Công Uẩn trở thành một vị vua anh minh lỗi lạc. Chính Lý Công Uẩn là người đã ra chiếu dời đô đến đất Thăng Long và mở ra một kỷ nguyên phát triển phồn hoa của dân tộc Việt Nam. Không những vậy, ông còn là người đã đặt nền móng đầu tiên cho công cuộc giáo dục của đất nước Đại Việt bằng cách lập nên Quốc Tử giám, trường học đầu tiên dành cho con, cháu quý tộc năm 1070. Đó là thầy giáo Chu Văn An (1292 - 1370) - người dạy học cho thái tử, cũng là người đã dâng “Thất trảm sớ” xin vua chém lũ gian thần rồi cáo quan về quê sống cuộc đời thanh bạch. Đó là cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), người vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh cho dân; đồng thời cũng là nhà thơ lớn, tác giả của nhiều bài thơ, văn bất hủ tràn đầy nhiệt huyết và thấm đẫm tấm lòng yêu nước thương dân. Đó là các bậc thầy cao quý, như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Võ Trường Toản, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lân.... Những người thầy như vậy và biết bao người thầy khác đã mang lại vinh quang cho đất nước và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Ngày 20/11 hàng năm chính là dịp để mỗi người trong chúng ta cùng nhau gặp gỡ, ôn lại truyền thống và tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng truyền đạt tri thức và đạo làm người cho biết bao thế hệ học trò nối tiếp nhau.

Bài thơ ơn thầy của chử văn hòa năm 2024
Bó hoa tươi thắm tặng thầy cô nhân ngày 20-11

Ngày Nhà giáo Việt Nam khởi đầu bằng một sự kiện lịch sử, đó là vào tháng 8 năm 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vacsava (Ba Lan) đã thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo” và quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo”.

Nghị quyết của hội nghị được phổ biến nhanh chóng đến tất cả các trường học, các cơ quan quản lý giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11/1958, ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức tại miền Bắc nước ta. Đến nay, Ngày 20/11 dần khắc sâu vào tình cảm, trí nhớ của mọi người, thành hành động chủ động, tự giác của mọi tầng lớp nhân dân và được tổ chức đều đặn hàng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo nữa.

Sau khi ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh, ngày 20/11 hàng năm đã được tiến hành trên cả nước. Ngày 28/09/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm làm Ngày Nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 trong những năm học vừa qua. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vị trí vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.

Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên, khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng Nhà nước cho các công trình thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật... (trong đó có cả sách giáo khoa dành cho các trường học) và Pháp lệnh danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp... có thành tích xuất sắc.

Nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo ở mọi miền của Tổ quốc, kính chúc sức khỏe quý thầy cô giáo - những người đã và đang ra sức học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tô điểm thêm truyền thống tốt đẹp, cao quý của dân tộc Việt Nam.