Ăn cháo bao lâu thì tiêu

Thời gian tiêu hoá thức ăn sẽ khác nhau giữa từng người, giữa nam giới và nữ giới. Sau khi ăn, sẽ mất khoảng từ 6 - 8 tiếng để thực phẩm đi từ dạ dày tới ruột non. Phần còn lại của thức ăn sau đó sẽ đi vào ruột già để được tiêu hoá, hấp thu nước và một số vi chất, cuối cùng là loại bỏ các chất cặn bã. Thời gian thức ăn ở lại ruột già là khoảng hơn 1 ngày để được phân giải thành các phân tử nhỏ hơn.

Thông thường, thời gian di chuyển của thức ăn như sau: di chuyển qua dạ dày (2-5 tiếng), di chuyển qua ruột non (2-6 tiếng), di chuyển qua ruột già (10-59 tiếng) và tổng thời gian di chuyển qua toàn bộ hệ tiêu hoá (10-73 tiếng). Tính tổng thời gian, kể từ khi bạn nuốt thức ăn đến khi bã thức ăn đó được tống ra ngoài dưới dạng phân, sẽ mất khoảng từ 2-5 ngày.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ tiêu hoá thức ăn bao gồm lượng thực phẩm và loại thực phẩm đã ăn, giới tính, quá trình trao đổi chất và các bệnh về hệ tiêu hoá.

Ăn cháo bao lâu thì tiêu

Thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thời gian và mức độ tiêu hoá chính là loại thực phẩm mà bạn ăn vào. Sau đây là thời gian tiêu hoá cụ thể của một số loại thực phẩm:

  • Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột: Các thực phẩm giàu tinh bột mất khoảng 5 tiếng để tiêu hoá. Các thực phẩm chứa chủ yếu là đường đơn hoặc đường đôi sẽ có thời gian tiêu hoá nhanh hơn các thực phẩm có chứa đường đa do có cấu trúc đơn giản hơn.
  • Nhóm thực phẩm cung cấp đạm: thịt đỏ và cá có thể mất tới 12-24 tiếng để được tiêu hoá hoàn toàn. Chất đạm và các chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử rất phức tạp và cơ thể cần có thời gian dài hơn để hấp thu được toàn bộ.
  • Nhóm cung cấp chất xơ: trái cây và rau xanh – rất giàu chất xơ, có thể di chuyển qua hệ tiêu hoá chỉ trong vòng dưới 1 ngày, cụ thể: trái cây tươi hoặc khô sẽ mất khoảng 2-5 tiếng để tiêu hoá. Do đó, trên thực tế, đây vẫn được coi là các thực phẩm nhuận tràng.
  • Ngoài ra, sữa và các chế phẩm từ sữa: có thể mất khoảng 12 tiếng để tiêu hoá. Các loại nước trái cây: chỉ mất 15 phút.
  • Nhóm cung cấp chất béo: tổng thời gian từ khi ăn đến khi chất béo được loại bỏ ra ngoài khá dài, trung bình mất khoảng 40 tiếng (dao động từ 33 đến 47 tiếng)

Những thực phẩm được tiêu hoá nhanh nhất là những loại đồ ăn vặt nhiều đường, ví dụ như kẹo. Cơ thể sẽ phân giải kẹo chỉ trong vòng 20-30 phút và do đó, bạn sẽ lại nhanh chóng cảm thấy đói.

Mất bao lâu để tiêu hoá mì ăn liền?

Như vậy, có thể thấy, còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về thời gian tiêu hoá thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm tưởng chừng dễ tiêu hoá và vô cùng phổ biến như thịt lợn lại mất kha khá thời gian để tiêu hoá (khoảng 5 tiếng), trong khi đó, nhiều loại thực phẩm tưởng chừng khó tiêu nhưng lại không khó tiêu như nhiều người vẫn nghĩ, ví dụ như mì ăn liền.

Một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (khoảng 40g-50g), khoảng 10-13g chất béo và khoảng 6,8g chất đạm. Về bản chất, mì ăn liền có thành phần chính là tinh bột. Do đó, thời gian tiêu hoá mì ăn liền cũng tương tự như thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm giàu đường bột khác như cơm, bún, phở. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì sẽ  được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì ăn liền tồn tại sau 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ để tiêu hóa trong dạ dày là điều bình thường. Khoảng thời gian này cũng không phải là quá dài so với nhiều loại thực phẩm khác.

Các mẹo để quá trình tiêu hoá nhanh hơn, giúp tiêu hoá tốt hơn

Để giúp thực phẩm di chuyển trơn tru qua hệ tiêu hoá và dự phòng các tình trạng như tiêu chảy và khó tiêu, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

Sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ là băn khoăn của không ít người muốn giảm lượng calo dư thừa vì vừa lỡ nạp khá nhiều thức ăn. Vậy có nên chạy bộ ngay sau khi ăn? Và có thể chạy bộ sau ăn bao lâu? Bác sĩ sẽ giải mã thắc mắc này ngay sau đây kèm theo vài gợi ý thức ăn nhẹ cho những ai muốn bổ sung đủ năng lượng để chạy bộ. Mời tham khảo!


06/08/2021 | Giải đáp nên ăn bao nhiêu calo mỗi ngày để giảm cân?
28/06/2021 | Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ và một số món ăn nhẹ trước bữa tập
28/06/2021 | Giải mã nguyên nhân căng cơ ở người chạy bộ và cách khắc phục
15/03/2021 | Chuyên gia tư vấn: Thời điểm nào trong ngày chạy bộ tốt nhất?

1. Có nên chạy bộ ngay sau khi ăn?

Trước khi giải đáp thắc mắc: sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ, bạn nên biết rằng: Việc chạy bộ ngay sau khi ăn không được khuyến khích vì hoạt động này  sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là những bệnh lý về đường tiêu hóa. 

Bởi lẽ, sau khi chúng ta nạp thức ăn vào cơ thể, số lượng lớn máu sẽ tập trung ở cơ quan tiêu hóa và lúc này cơ thể sẽ bắt đầu làm việc. Khi bạn chạy bộ ngay sau khi ăn máu sẽ phải thực hiện nhiệm vụ của mình là vận chuyển các chất dinh dưỡng và vận chuyển oxy đến cơ bắp. 

Điều này dẫn đến lượng máu dùng cho quá trình tiêu hóa thức ăn không đủ. Hệ quả là: Các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa sẽ hoạt động không được trơn chu. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây nên cảm giác tức bụng, buồn nôn thậm chí bạn có thể gặp tình trạng tiêu chảy nếu chạy bộ ngay sau khi ăn.

Ăn cháo bao lâu thì tiêu

Chạy bộ ngay sau khi ăn không được khuyến khích vì hoạt động này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa

Tựu chung lại, chạy bộ ngay sau khi ăn từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ. Vì việc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của các cơ quan thuộc cơ thể mà còn có thể khiến bạn bị sốc gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng. 

Thực tế thì bạn cảm thấy khá mệt mỏi và buồn ngủ sau khi kết thúc bữa ăn nên sẽ không thể chạy được và hiệu quả cũng không thể đạt được như khi luyện tập. Hơn nữa các chuyên gia sức khỏe vẫn luôn khuyến cáo: Nên nghỉ ngơi sau khi ăn để cơ thể tiêu hóa hết thức ăn mới bắt đầu các bài tập chạy bộ.

Vậy cụ thể thì sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ? 

2. Sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ?

Đáp án của câu hỏi: Sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ theo khuyến cáo của nhiều bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe đó là: Tùy thuộc vào loại thực phẩm. tùy vào lượng thức ăn mà bạn đã nạp vào cơ thể và khả năng tiêu hóa của mỗi người sẽ quyết định thời gian có thể chạy bộ sau khi ăn. 

Ăn cháo bao lâu thì tiêu

Sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ: Tùy vào lượng thức ăn và khả năng tiêu hóa của mỗi người sẽ quyết định thời gian có thể chạy bộ sau ăn

Lý giải cho đáp án sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ ở trên, các bác sĩ khẳng định: Trên thực tế, người chạy bộ kể cả các vận động viên marathon cũng cần có thời gian nghỉ ngơi từ 1 đến 3 giờ đồng hồ sau khi ăn để cơ thể tiêu hóa hết thức ăn thì hãy bắt đầu tập luyện. 

Cụ thể:

2.1. Sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ đối với bữa ăn chính

Sau khi nạp đủ lượng thức ăn cho bữa chính trong ngày, những người chạy bộ cần nghỉ ngơi ít nhất 2 tiếng đồng hồ trước khi thực hiện các bài tập chạy bộ. Đặc biệt nếu trong bữa chính bạn tiêu thụ nhiều thức ăn có dầu mỡ, các món chiên xào thì thời gian nghỉ trước khi chạy bộ cần kéo dài hơn 2 tiếng.

Ăn cháo bao lâu thì tiêu

Sau khi dùng bữa chính những người chạy bộ cần nghỉ ngơi ít nhất 2 tiếng trước khi chạy

Tùy thuộc vào nhu cầu tập luyện, bạn có thể chạy bộ vào buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi tối. Nhưng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian nghỉ ngơi sau bữa chính như trên. 

Nếu bạn cố tình chạy ngay sau khi ăn 30 phút hoặc 1 tiếng, bạn chắc chắn sẽ bị buồn nôn và đau 2 bên bụng. Vì thức ăn chưa tiêu hóa hết vẫn còn khá nhiều trong dạ dày.

2.2. Sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ đối với bữa ăn nhẹ

Nếu bạn ăn cháo, phở, bún,... vào các bữa nhẹ trong ngày thì chỉ khoảng 1 tiếng sau là có thể chạy bộ để đốt cháy năng lượng dư thừa. Tuy nhiên nếu ăn nhẹ nhưng bạn lại ăn quá no thì cần tăng thời gian nghỉ ngơi trước khi chạy bộ. Vì 1 tiếng đồng hồ sẽ không đủ để tiêu hóa hết chỗ thức ăn nhẹ đó.

Ăn cháo bao lâu thì tiêu

Nếu bạn ăn cháo, phở, bún,... vào các bữa nhẹ trong ngày thì chỉ khoảng 1 tiếng sau là có thể chạy bộ

Bạn cũng cần chú ý 1 điều nữa: những thức ăn nhẹ sẽ tiêu hóa nhanh hơn và khiến bạn nhanh đói hơn. Do đó, khi chạy bộ bạn cần tập luyện với cường độ vừa phải và trong thời gian hợp lý để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đúng lúc, tránh mất nhiều năng lượng.

Như vậy bạn đã biết sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ cho từng bữa chính và bữa nhẹ trong ngày. Ngay sau đây là gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp cho người chạy bộ.

3. Vài món ăn nhẹ cho người chạy bộ muốn bổ sung đủ dinh dưỡng

Khi đã nắm bắt được các kiến thức cơ bản về vấn đề sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ thì bạn nên bỏ túi vài món ăn nhẹ nếu muốn bổ sung đủ dinh dưỡng trước khi tập luyện chạy bộ. 

Bởi một bữa ăn nhẹ trước khi thực hiện tập luyện không chỉ cung cấp đầy đủ năng lượng cho bạn mà còn giúp hạn chế việc bạn bị hạ đường huyết trong quá trình chạy bộ. 

Và dựa trên thời gian cụ thể sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ ở trên thì các thực phẩm cho bữa ăn nhẹ bạn nên dùng sẽ được chia theo từng khung giờ. Cụ thể:

3.1. Ăn nhẹ vào bữa sáng

Nếu bạn định chạy bộ vào buổi sáng thì thời gian khá gò bó. Nên thay vì ăn nhiều món ăn như bữa chính bình thường thì bạn chỉ nên ăn nhẹ để có đủ thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi trước khi chạy. Các món ăn nhẹ khuyến cáo cho bữa sáng bao gồm:

  • Chuối, bơ, bánh mì.

  • Các loại trái cây cùng sữa chua.

  • Sinh tố các loại rau củ.

  • Ăn bánh mì ngũ cốc.

  • Ăn cháo.

Ăn cháo bao lâu thì tiêu

Cháo là 1 trong những món ăn nhẹ được khuyến cáo cho bữa sáng nếu bạn định chạy bộ vào thời điểm này

3.2. Ăn nhẹ vào bữa trưa

Nếu xác định chạy bộ vào bữa trưa, bạn hãy thưởng cho mình 1 bữa sáng đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm bữa nhẹ trước khi chạy bộ từ 2 - 3h với:

  • Bột yến mạch hoặc ngũ cốc.

  • Chỉ khoảng nửa chiếc sandwich kèm theo bơ hạt.

  • 1 ly sinh tố nhỏ.

  • Có thể ăn 1 vài loại hạt giàu dinh dưỡng.

Ăn cháo bao lâu thì tiêu

Thưởng thức 1 vài loại hạt giàu dinh dưỡng vào bữa nhẹ giúp bạn có đủ năng lượng chạy bộ vào buổi trưa

3.3. Ăn nhẹ nếu chạy bộ vào lúc chiều tối 

Nếu muốn chạy bộ vào buổi chiều bạn sẽ cảm thấy đỡ vội hơn buổi sáng. Tuy nhiên, vì cả ngày bạn đã phải làm việc mệt mỏi nên hãy nạp vào cơ thể 1 chút thức ăn nhẹ trước khi chạy bộ. 

Ăn nhẹ không hề ảnh hưởng đến bữa tối của bạn mà còn giúp bạn không bị hạ đường huyết hay kiệt sức khi chạy. Một vài gợi ý cho bữa nhẹ buổi chiều trước khi chạy như sau:

  • Pho mát hoặc 1 chút bánh quy.

  • 1 vài thanh socola.

  • 1 nửa lát bánh mì và 1 chút đồ ăn kèm.

Ăn cháo bao lâu thì tiêu

1 chút bánh quy cho bữa nhẹ buổi chiều cũng sẽ giúp bạn không bị hạ đường huyết hay kiệt sức khi chạy bộ

Bên cạnh bổ sung bữa ăn nhẹ, bạn cũng cần chú ý: Nhu cầu năng lượng cho cơ thể phụ thuộc vào thời gian mà bạn định sẽ chạy bộ. 

Chẳng hạn nếu bạn chỉ chạy bộ dưới 1 giờ đồng hồ hoặc trong thời gian ngắn thì bạn chỉ cần mang theo nước khi chạy. Còn nếu bạn quyết định tập luyện với cường độ cao hơn hoặc chạy bộ trong thời gian dài hơn bạn cần nạp vào cơ thể đồ ăn có chứa carb hoặc 1 loại nước uống có thể bù đắp năng lượng.

Trên đây là toàn bộ giải đáp chi tiết cho thắc mắc: Sau ăn bao lâu thì có thể chạy bộ. Trong quá trình luyện tập, rèn luyện sức khỏe, nếu bạn cần thêm những kiến thức bổ ích khác có thể gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để nhận lời khuyên hữu ích.

Bé ăn cháo bao lâu thì tiêu hóa hết?

Các đồ ăn nhẹ: Cần 3 – 4 tiếng để con tiêu hóa hết. Những món ăn thông thường như súp, cháothì cần tới 4 – 5 tiếng để tiêu hóa hết. Các bé ăn đồ ăn dặm có thịt và dầu mỡ thì cần tới 6 – 7 tiếng mới tiêu hóa hết.

Dạ dày tiêu hóa thức ăn trong bao lâu?

Toàn bộ quá trình tiêu hóa kể trên mất tổng cộng từ 2-5 ngày, trong đó thời gian để thực phẩm di chuyển qua dạ dày mất 2-5 giờ; di chuyển qua ruột non mất 2-6 giờ. Phần còn lại sẽ đi vào ruột già để tiêu hóa, hấp thu nước và vi chất, loại bỏ cặn bã. Thời gian thức ăn “trú ngụ” lại ở ruột già lên tới 10-59 giờ.

Tinh bột tiêu hóa trong bao lâu?

Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột: Các thực phẩm giàu tinh bột mất khoảng 5 tiếng để tiêu hoá. Các thực phẩm chứa chủ yếu là đường đơn hoặc đường đôi sẽ có thời gian tiêu hoá nhanh hơn các thực phẩm có chứa đường đa do có cấu trúc đơn giản hơn.

Thịt tiêu hóa trong bao lâu?

Giai đoạn thức ăn đi từ dạ dày đến ruột non và ruột già thường diễn ra khá nhanh, chỉ trong khoảng 6 đến 8 tiếng. Tuy nhiên, khi đã xuống đến ruột già, thức ăn sẽ ở vị trí này khá lâu để hệ tiêu hóa hấp thu và phân giải thành những chất dinh dưỡng.