Yêu cầu đối với bộ đội tên lửa là gì năm 2024

Bắn tên lửa có điều khiển được coi như một quá trình hoạt động chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không nhằm hoàn thành những nhiệm vụ hỏa lực được giao. Sĩ quan điều khiển là thành phần trong kíp chiến đấu của tiểu đoàn tên lửa có điều khiển.

Đối với tên lửa phòng không có điều khiển C-75M3; C-125M1; C-125-2TM người ta gọi là Sĩ quan điều khiển, còn riêng tên lửa C-300PMY1 người ta gọi là Sĩ quan phát hiện và chỉ thị, Sĩ quan bắt, Sĩ quan phóng; 3 thành phần trên làm nhiệm vụ như Sĩ quan điều khiển. Kết quả bắn diệt mục tiêu của Tiểu đoàn tên lửa phòng không là do công lao tập thể của tất cả các thành phần trong kíp chiến đấu của tiểu đoàn. Tuy nhiên, vai trò quyết định trực tiếp nhất vẫn là Sĩ quan điều khiển. Vì sĩ quan điều khiển vừa là người chỉ huy, vừa là người thực hành thao tác khí tài, đồng thời chịu sự chỉ huy trực tiếp và gián tiếp của cấp trên.

Nhiệm vụ của Sĩ quan điều khiển trong thành phần kíp chiến đấu của tiểu đoàn tên lửa phòng không thực hành bắn là: Kịp thời thực hiện tất cả các mệnh lệnh của Tiểu đoàn trưởng; theo dõi hỏng hóc và sẵn sàng chiến đấu của tất cả các rãnh của đài điều khiển; chỉ huy thao tác của các trắc thủ tay quay; nghiên cứu, đánh giá tình hình nhiễu trên không, xác định các biện pháp chống nhiễu; xác định chế độ làm việc của đài điều khiển khi sục sạo mục tiêu; xác định thời điểm sục sạo, bắt, bám sát mục tiêu, xác định thời điểm địch phóng tên lửa tự dẫn chống ra đa và kịp thời báo cáo cho tiểu đoàn trưởng; xác định cự ly mở đồng bộ bệ phóng; xác định phương pháp bám sát và theo dõi mục tiêu; xác định quốc tịch của mục tiêu (phân biệt địch, ta); chuyển phương pháp điều khiển tên lửa theo lệnh của Tiểu đoàn trưởng; lựa chọn giải thông của vòng điều khiển, chế độ làm nổ đầu đạn và biện pháp bảo đảm an toàn cho mặt đất; trước khi phóng tên lửa phải kiểm tra việc đồng bộ xen xin đài bệ; mở chế độ làm việc của ngòi nổ vô tuyến; tiến hành phóng tên lửa theo dạng hỏa lực đã được quyết định; đánh giá kết quả bắn cùng với trắc thủ tay quay. Đặc biệt, trong môi trường tác chiến mới, đối tượng chiến đấu là kẻ địch trên không với vũ khí khí tài trang bị rất hiện đại, âm mưu thủ đoạn xảo quyệt, việc thao tác sử dụng bộ khí tài hiện có đưa tên lửa đến gặp mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ là một nội dung vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sĩ quan điều khiển phải kết hợp cùng lúc mắt, tai, tay, chân, miệng và trí óc để nghiên cứu, đánh giá, quan sát, xử trí và báo cáo v.v.. đồng thời phải chỉ huy kíp chiến đấu.

Xuất phát từ nhiệm vụ và đặc điểm chiến đấu, đòi hỏi công tác tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện luyện tập thường xuyên bảo đảm cho sĩ quan điều khiển có kỹ năng, kỹ xảo trong thao tác sử dụng khí tài, có bản lĩnh vững vàng, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học và kinh nghiệm để sử dụng vũ khí khí tài đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất và đáp ứng yêu cầu thao tác chiến đấu trong các tình huống.

Có thể nói, trong quá trình được rèn luyện chiến đấu và xây dựng gian khổ, hy sinh, bộ đội tên lửa đã nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt, từ tư tưởng kiên định vững vàng trước mọi thử thách đến kỷ luật, tác phong chính quy, bản lĩnh chiến đấu, dũng cảm, sáng tạo, xây dựng được truyền thống đánh thắng trận đầu, vun đắp cho bề dày thành tích, xứng đáng là “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Bộ đội tên lửa cũng là Binh chủng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được Nhà nước tuyên dương danh hiệu này ngày 11/1/1973.

Bảo vệ bầu trời trong mọi tình huống

Với tầm nhìn chiến lược sắc sảo và nhạy bén, Đảng và Bác Hồ đã sớm nắm bắt âm mưu của đế quốc Mỹ trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng sẽ tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam đi đôi với phát động chiến tranh phá hoại bằng không quân trên miền Bắc nên đã chủ động chuẩn bị mọi mặt. Để đáp ứng yêu cầu tình hình trên, Đảng ta chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại...

Yêu cầu đối với bộ đội tên lửa là gì năm 2024

Ngày 26/8/1965, Bác Hồ thăm bộ đội tên lửa sau khi ra quân đánh thắng trận đầu

Sự ra đời của tên lửa phòng không với khả năng đánh được các mục tiêu trên không ở mọi độ cao, mọi thời tiết và khí hậu phức tạp đã tăng chất lượng hiệu quả chiến đấu với lực lượng không quân Mỹ mạnh và hiện đại. Ngoài ra, còn mang ý nghĩa quan trọng về chiến lược trong xây dựng Quân chủng Phòng không – Không quân hoàn chỉnh, lâu dài.

Sự ra đời của tên lửa làm cho nhân dân và quân đội ta phấn khởi tin tưởng, địch thì bất ngờ lo ngại và tìm cách đối phó quyết liệt.

Trung đoàn tên lửa 236 đầu tiên đã miệt mài học tập, làm chủ công nghệ hiện đại. Với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô (trước đây), sự hiệp đồng chặt chẽ với cao xạ, radar và lực lượng nhân dân địa phương đã đánh thắng trận đầu vào ngày 24/7/1965 trên đất Hà Tây (nay là Hà Nội). Và ngày đó đã được lấy làm ngày truyền thống vinh quang của bộ đội tên lửa phòng không.

Sau đó chỉ trong vòng hơn 2 năm (1965-1966), bộ đội tên lửa vừa xây dựng vừa chiến đấu, đã phát triển lên thành 10 trung đoàn, đa số ra quân đã đánh thắng trận đầu. Đó là một tốc độ lớn mạnh phi thường cả số lượng và chất lượng của một binh chủng có kỹ thuật hiện đại, trong điều kiện nước ta lúc bấy giờ còn nghèo nàn, khoa học kỹ thuật công nghiệp quốc phòng còn yếu kém…

Phù hợp với sự phát triển lực lượng các trung đoàn tên lửa, Bộ tư lệnh Binh chủng Tên lửa đã được thành lập, đánh dấu mốc hoàn chỉnh về tổ chức, chỉ huy bộ đội tên lửa. Vượt qua mọi khó khăn ban đầu, các đơn vị đã phát huy hết khả năng của mình trong xây dựng chiến đấu và đã giành được những thắng lợi quan trọng, trong các đợt cơ động phục kích phối hợp với cao xạ, radar trong các cụm phòng không, diệt được máy bay để bảo vệ có hiệu quả các tuyến giao thông vận tải trên miền Bắc.

Nổi bật nhất là các đợt tác chiến tập trung hiệp đồng nhiều lực lượng, mang ý nghĩa chiến dịch, đánh bại một số cuộc tập kích đường không tập trung của địch vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1967.

Tiếp theo với sự phát triển của tình hình, đáp ứng yêu cầu của tác chiến hiệp đồng của Quân chủng, các trung đoàn tên lửa được đưa về trực thuộc các sư đoàn phòng không, với những nhiệm vụ: bảo vệ yếu địa lớn miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng; bảo vệ giao thông vận chuyển chiến dịch, chiến lược ở nam Quân khu 4, các cửa khẩu Tuyến đường 559. Ngoài ra còn nhiệm vụ bảo vệ đội hình binh chủng hợp thành trong các chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, chiến dịch Trị - Thiên và Tổng tiến công giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh vào năm 1975.

Trong các nhiệm vụ trên, thành tích chủ yếu của bộ đội tên lửa là tiêu diệt các máy bay cường kích của không quân và hải quân Mỹ, nhất là B-52 và AC-130 trong các thời cơ quan trọng và giai đoạn quyết định nhất, bảo vệ mục tiêu, bảo vệ nhân dân, bảo vệ bộ đội. Nổi lên là bộ đội tên lửa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là lực lượng chủ yếu tiêu diệt nhiều B-52 trong chiến dịch phòng không chống cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 và Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972.

Bộ đội tên lửa đã góp phần tạo nên một trận “Điện Biên Phủ trên không” đánh cho Mỹ cút, tạo tiền đề “đánh cho nguỵ nhào”, hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lời chúc của vị Đại tướng

Trong thư gửi cán bộ, chiến sĩ bộ đội tên lửa phòng không thuộc Quân chủng Phòng không- Không quân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh, sự trưởng thành lớn mạnh vượt bậc của bộ đội tên lửa phòng không là một minh chứng về khả năng nhanh chóng làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại của quân đội ta, biểu hiện sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ Việt Nam.

Yêu cầu đối với bộ đội tên lửa là gì năm 2024

Sẵn sàng bảo vệ bầu trời trong mọi tình huống (Ảnh:QĐNDonline)

Bộ đội tên lửa phòng không đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng và trí thông minh, sáng tạo khắc phục mọi thủ đoạn chiến tranh điện tử của địch, không ngừng phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không Việt Nam trong thế trận chiến tranh nhân dân đất đối không trong điều kiện hiện đại, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, cùng với hoả lực phòng không, ba thứ quân và không quân, chúng ta thắng địch ở mọi tầm cao trong mọi tình huống.

Đại tướng cũng nhấn mạnh, Bộ đội tên lửa phòng không rất xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân” mà Nhà nước phong tặng, mong rằng bộ đội tên lửa phòng không hãy ra sức phát huy bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang, không ngừng nâng cao trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại, phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không, đáp ứng yêu cầu chiến tranh công nghệ cao để bảo vệ vững chắc bầu trời Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu, đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược dù có thiện đại đến đâu và bất kể từ đâu tới./.