Việc làm quan trọng như thế nào

Tuyển dụng là gì? Tầm quan trọng của việc tuyển dụng nhân sự

Tuyển dụng là gì? Là quá trình nhà tuyển dụng thu hút, sàng lọc và chọn ra ứng viên thích hợp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm tuyển dụng nhé!

  • 10 Poster tuyển dụng thiết kế hấp dẫn nhà tuyển dụng
  • Hướng dẫn cách viết bài đăng tuyển dụng hiệu quả độc đáo 2022

Tuyển dụng là gì?

Giải thích theo cách dễ hiểu nhất thì tuyển dụng chính là quá trình nhà tuyển dụng thu hút, nghiên cứu, sàng lọc và tiếp nhận các ứng viên. Mục đích của việc tuyển dụng dĩ nhiên chính là để tìm ra ứng viên thích hợp cho các vị trí mà công ty, doanh nghiệp đang tuyển. [Bạn có thể tham khảo thêm định nghĩa “tuyển dụng” trên Wikipediatại đây].

Tuyển dụng là gì?

Nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp thường là lãnh đạo hoặc các cán bộ cấp cao, có kinh nghiệm tuyển dụng và khả năng tìm ra nhân tài cho công ty. Họ sẽ đứng ra đăng tin tuyển dụng, nhận hồ sơ của các ứng viên rồi tạo ra các cuộc phỏng vấn để chọn ra người thích hợp nhất.

Việc tuyển dụng nhân sự có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ quá trình này, doanh nghiệp mới có thể tìm ra những người mới có đầy đủ năng lực, có thể đóng góp nhiều cho sự phát triển của công ty.

Đăng tuyển dụng miễn phí Tại đây !

Vai trò của tuyển dụng nhân sự

Một khi đã hiểu được định nghĩa tuyển dụng là gì, điều tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu chính là tầm quan trọng của tuyển dụng nhân sự đối với doanh nghiệp, với người lao động cũng như toàn xã hội.

Với doanh nghiệp

Tuyển dụng nhân sự có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp:

  • Việc tuyển dụng không chỉ giúp doanh nghiệp bổ sung lượng nhân lực thiếu hụt trước đó mà còn có thể đem đến cho doanh nghiệp đội ngũ lao động chất lượng cao – những con người nhiệt huyết, sáng tạo và có nhiều kỹ năng tốt. Ngoài ra, nghề tuyển dụng còn có vai trò lớn khác. Nó là khâu khởi nguồn của quá trình quản trị nhân sự, khâu này được xử lý tốt thì những khâu tiếp theo đó mới có thể vận hành suôn sẻ.
  • Tuyển dụng được đội ngũ nhân viên tốt sẽ tạo nên hiệu quả kinh doanh, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó cũng giữ cho doanh nghiệp có được sức cạnh tranh bền vững. Có được càng nhiều nhân tài thì doanh nghiệp càng có khả năng ngẩng cao đầu và “chiến đấu” với các đối thủ mạnh.
vai trò của tuyển dụng nhân sự với doanh nghiệp

Với người lao động

Không chỉ đóng vai trò then chốt đối với doanh nghiệp mà việc tuyển dụng nhân sự còn có những ảnh hưởng to lớn đến đội ngũ người lao động, bao gồm cả nhân viên cũ và ứng viên mới.

  • Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất chính là việc tuyển dụng đem lại cơ hội việc làm cho người lao động. Nếu quá trình tuyển dụng không diễn ra thì họ làm sao có cơ hội tìm được việc làm và thành công trúng tuyển rồi đi làm, đúng không nào?
  • Tiếp theo khi tham gia vào quá trình tuyển dụng, người lao động có thể thông qua đó để hiểu rõ hơn về quan điểm, cách suy nghĩ của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giới thiệu bản thân theo đúng hướng đó để có thể “ghi điểm” trong mắt họ.
  • Việc tuyển dụng nhân sự mới còn có một tác dụng tốt đó là thúc đẩy các nhân sự cũ làm việc tốt hơn, chăm chỉ. Nhân sự mới cũng nhìn vào đó để cố gắng hết mình. Bạn có thể thấy không? Tuyển dụng nhân sự đã tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh và tích cực trong môi trường doanh nghiệp đó!

Với xã hội

Quy trình tuyển dụng nhân sự không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp và người lao động mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới xã hội, tới cả đất nước. Tuyển dụng nhân sự thành công vừa giúp cho người lao động có việc làm lại giúp doanh nghiệp có được nhân tài để thúc đẩy phát triển thịnh vượng. Người người có công ăn việc làm, các doanh nghiệp đều làm ăn suôn sẻ thì dĩ nhiên kinh tế đất nước sẽ ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng cao. Còn gì tuyệt vời hơn đúng không nào?

Vai trò của tuyển dụng nhân sự với xã hội

Trên đây là những thông tin cơ bản về mảng tuyển dụng nhân sự. Chúng tôi đã tiết lộ cho bạn khái niệm tuyển dụng là gì cũng như vai trò của nó đối với doanh nghiệp, người lao động và cả xã hội. Hãy luôn nhớ kỹ những kiến thức hữu ích này nhé!

► Xem ngay những kỹ năng phỏng vấn hay giúp bạn ứng tuyển thành công


Có câu tục ngữ rằng: “Nhàn cư vi bất thiện”. Một người không có công việc nào để làm, suốt ngày rỗi rảnh thì trong tư tưởng thường sinh ra những suy nghĩ không tốt. Vì thế, làm việc có ý nghĩa rất thiết yếu.

Tiến sĩ Tullman đã đưa ra những lý do vì sao chúng ta cần làm việc:

  • Chúng ta làm việc vì công việc là quan trọng và đó là những gì người trưởng thành cần làm. Sự nghiệp của bạn nên là một thứ đáng tự hào. Chúng ta đang góp phần xây dựng mọi thứ để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.
  • Chúng ta làm việc để tạo ra năng suất, sáng tạo, để tạo sự khác biệt trong cuộc sống của chính mình và của những người khác.
  • Chúng ta làm việc để đảm bảo đem lại lợi ích thực sự cho người khác từ những gì chúng ta nỗ lực bằng sức lao động, trái tim và tâm trí mình.

Công việc bạn làm sẽ luôn luôn “chạm vào” cuộc sống của một ai đó như đồng nghiệp, đối tác, cấp trên, cấp dưới, khách hàng… của bạn theo một cách nhất định, và nó nên là cách tích cực. Công việc trở nên có ý nghĩa hơn khi nó đóng góp cho cuộc sống của chính chúng ta và cho cuộc sống của những người khác.

Tác giả Johanna Castro cho rằng: “Mỗi công việc đều có ý nghĩa nội tại. Nó không chỉ mang lại cho bạn thu nhập mà còn ảnh hưởng đến những người khác hoặc thế giới chúng ta đang sống”. Vì thế, hãy làm việc và nỗ lực tạo ra những giá trị về mặt vật chất và tinh thần cho cộng đồng bạn đang sống, sẽ không có công việc nào là nhỏ bé, vô ích cả.

Có câu chuyện về một nữ tu nọ cảm thấy rất buồn chán với công việc mình đang làm. Cô thường than thở: “Mỗi ngày tôi cứ luôn dệt những sợi tơ vàng óng này, rồi kết lại, công việc này quả là tẻ nhạt. Tôi thật sự không muốn làm nữa”. Một nữ tu già đang dệt bên cạnh mỉm cười nói với cô: “Không nên nói như vậy, con nên nhận thức chính xác công việc của mình, kỳ thực một phần nhỏ con dệt ra là một phần vô cùng quan trọng”. Nói rồi, nữ tu già dẫn cô đến phòng làm việc bên cạnh, chỉ tay vào một tấm thảm. Nữ tu trẻ ngây người ra, hóa ra phần cô dệt là bức tranh về Thiên Chúa, phần được dệt bằng những sợi tơ vàng óng chính là vòng hào quang trên đầu hài nhi. Cô hạnh phúc reo lên: “Không ngờ công việc này lại vĩ đại đến thế, xem ra con đã không lãng phí thời gian”. Rồi cô trở về làm việc một cách hăng say phần công việc mà mình đang bỏ dở.

Công việc chính là công cụ hữu ích để bạn học hỏi và tiến bộ. Mỗi thử thách bạn gặp phải, mỗi mâu thuẫn trong các mối quan hệ hay thử thách trong công việc đều giúp bạn hoàn thiện chính mình. Hãy tìm ra ý nghĩa trong công việc mình làm và có trách nhiệm với mỗi từng việc, từng người bạn tiếp xúc, cộng đồng quanh bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Quá trình tạo việc làm là quá trình tạo ra những của cải vật chất [ số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất], sức lao động [ số lượng, chất lượng sức lao động] và điều kiện kinh tế- xã hội khác.

Khái niệm việc làm

Mục lục

Xét về mặt xã hội, mọi người có sức lao động đều có quyền có việc làm. Đó là một trong những quyền cơ bản nhất của con người đã được khẳng định trong hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam.

Nhưng trên thực tế đảm bảo quyền có việc làm cho người lao động là vấn đề thách thức, là bài toán phức tạp và đầy khó khăn không những ở nước ta mà còn ở tất cả các nước trên thế giới trong điều kiện hiện nay. Vì vậy vấn đề việc làm được nhắc đến rất nhiều, nhưng trong mỗi thời gian và không gian khác nhau thì khái niệm về việc làm lại có những thay đổi nhất định.

Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp người lao động được coi là có việc làm là những người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, ngoài ra không có sự thừa nhận các hoạt động ở lĩnh vực khác. Trong cơ chế đó Nhà nước bố trí việc làm cho người lao động do đó chứ có khái niệm về thiếu việc làm hay việc làm không đầy đủ.

Ngày nay trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì quan niệm về việc làm có sự thay đổi về căn bản.

– Tổ chức lao động quốc tế [ILO] đưa ra khái niệm việc làm: Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật.

– Theo điều 33 của Bộ luật lao động Việt Nam: Khái niệm việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động. Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người. Theo đại hội Đảng lần thứ VII: “Mọi việc mang lại thu nhập cho người lao động có ích cho xã hội đều được tôn trọng”.

– Theo khái niệm này việc làm được thể hiện dưới các dạng sau:

+ Làm những công việc mà người lao động khi thực hiện nhận được tiền lương, tiền công bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho công việc đó.

+ Làm những công việc khi người lao động thực hiện thu lợi nhuận cho

bản thân [ người lao động có quyền sử dụng quản lý hoặc sở hữu tư liệu sản xuất và sức lao động cho bản thân để sản xuất sản phẩm].

+ Làm những công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó [ do chủ gia đình làm chủ sản xuất].

– Theo quan niệm của thế giới về việc làm thì: người có việc làm là những người làm một việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.

Khi vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh của nước ta thì khái niệm về việc làm có sự thay đổi và được nhiều người đồng tình đó là: Người có việc làm là người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp một phần cho xã hội[ theo giáo trình: Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PTS. Nguyễn Hữu Dũng- Trần Hữu Trung]

Với các khái niệm việc làm trên thì nội dung của việc làm đã được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người cụ thể.

+ Thị trường việc làm đã được mở rộng rất lớn gồm tất cả các thành phần kinh tế[ quốc doanh, tập thể, tư nhân, hợp tác xã…], mọi hình thức và cấp độ sản xuất kinh doanh[ kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ hợp…] và sự đan xen giữa chúng. Nó không bị hạn chế về mặt không gian.

+ Người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết, tự do thuê mướn lao động theo luật pháp và sự hướng dẫn của nhà nước để tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường lao động.

1.2 Phân loại việc làm

– Theo mức độ sử dụng lao động:  

+  Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn các công việc khác.

+ Việc làm phụ là những công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.

+ Việc làm hợp lý là những công việc tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm phù hợp với năng lực sở trường của người lao động.

+ Việc làm hiệu quả là việc làm với năng suất chất lượng cao. Đối với tầm vĩ mô việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động tức là tiết kiệm chi phí lao động, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều chỗ làm việc để sử dụng hết nguồn nhân lực.

– Theo thời gian làm việc của người lao động.

+ Việc làm tạm thời là việc làm được tạo ra trong thời gian người lao động đang tìm một  công việc thích hợp với chuyên môn và sở trường của họ.

+ Việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập. Một việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ luật định[ độ dài thời gian lao động hiện nay ở Việt Nam là 8 giờ/ ngày] và không có nhu cầu làm thêm.

+ Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động họ phải làm việc không hết thời gian theo luật định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Theo tổ chức lao động quốc tế ILO thiếu việc làm được thể hiện dưới hai dạng:

Thiếu việc làm hữu hình: Chỉ hiện tượng lao động làm việc thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm, đang tìm kiếm việc làm thêm và sẵn sàng làm việc. Cụ thể ở Việt Nam một tuần làm việc dưới 40 giờ, một tháng làm việc dưới 22 ngày là thiếu việc làm.

Thước đo thiếu việc làm hữu hình:

K1= [Số giờ làm việc thực tế/  Số giờ quy định] * 100%

Thiếu việc làm vô hình là trạng thái là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống và có nhu cầu muốn làm việc thêm để có thu nhập.

Thước đo thiếu việc làm vô hình:

K1= [ Thu nhập thực tế/ Mức lương tối thiểu hiện hành] * 100%

Hiện tại, Tri Thức Cộng Đồng đang cung cấp dịch vụ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ tại Hà Nội, HCM, Cần Thơ… với mọi chuyên ngành học chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

1.3 Khái niệm giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng việc làm và tạo ra việc làm để thu hút người lao động vào guồng máy sản xuất của nền kinh tế. Giải quyết việc làm không chỉ nhằm tạo thêm việc làm mà còn phải nâng cao chất lượng việc làm. Đây là vấn đề còn ít được chú ý khi đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm, người ta chỉ quan tâm đến khía cạnh thứ hai của nó là vấn đề tạo ra việc làm.

1.4 Vậy tạo việc làm là gì?

Tạo việc làm là hoạt động kiến thiết cho người lao động có được một công việc cụ thể mang lại thu nhập cho họ và không bị pháp luật ngăn cấm. Người tạo ra công việc cho người lao động có thể là Chính phủ thông qua các chính sách, có thể là một tổ chức hoạt động kinh tế [ các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh…] và các cá nhân, thông qua các hoạt động thuê muớn nhân công.

Quá trình tạo việc làm là quá trình tạo ra những của cải vật chất [ số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất], sức lao động [ số lượng, chất lượng sức lao động] và điều kiện kinh tế- xã hội khác. Có thể mô hình hoá quy mô tạo việc làm theo phương trình sau:

Y= f[ C, V, X…]

Trong đó:

Y: số lượng việc làm được tạo ra

C: vốn đầu tư

V: sức lao động

X: thị trường tiêu thụ sản phẩm vv…

Trong đó, quan trọng nhất là các yếu tố vốn đầu tư C và sức lao động V. Hai yếu tố này hợp thành năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

2. Vai trò của việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế quốc dân

Việc làm đang là vấn đề bức xúc có tính thời sự không chỉ đối với nước ta mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới, sức ép về việc làm đang ngày càng gia tăng. Vì vậy giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu quan trọng của nước ta hiện nay.

Vai trò của việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế quốc dân

Mà đối tượng để giải quyết việc làm chính là con người, cụ thể là người lao động, một lực lượng chiếm tỷ lệ rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Do đó để thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì trước hết ta phải tìm hiểu rõ về vai trò quan trọng của con người trong xã hội.

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. ở bất cứ giai đoạn nào thì con người cũng luôn là trung tâm của sự phát triển vì vậy mà  Mác đã từng nói: “ Con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội.

Con người với sức lao động, chất lượng, khả năng, năng lực, với sự tham gia tích cực vào quá trình lao động là yếu tố quyết định tốc độ phát triển của tiến bộ kỹ thuật”. Khi nghiên cứu, tìm hiểu về con người thì ta phải nghiên cứu trên hai khía cạnh:

– Thứ nhất, con người là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải, vật chất và tinh thần. Như vậy, để tồn tại và phát triển, con người bằng sức lao động của mình [một yếu tố của quá trình sản xuất, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất] tạo ra giá trị hàng hoá và dịch vụ.

Muốn vậy, phải có quá trình kết hợp sức lao động với các tư liệu sản xuất, gọi là quá trình lao động làm việc hay là họ có việc làm. Vậy thông qua việc làm con người mới tạo ra của cải cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội.

– Thứ hai, con người là chủ thể sử dụng và tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần thông qua quá trình phân phối và tái phân phối. Trong khái niệm đã nêu ở trên, việc làm đem lại thu nhập cho người lao động và không bị pháp luật ngăn cấm. Người ta sử dụng thu nhập đó để tiêu dùng, để tái sản xuất sức lao động và phục vụ những nhu cầu khác cho bản thân cũng như là gia đình… từ đó góp phần cho sản xuất và phát triển kinh tế.

Như vậy, việc làm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đó là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, tạo việc làm càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa cho sự phát triển vì:

– Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều kiện để người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống đồng thời giảm các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

– Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động còn có ý nghĩa quan trọng ở chỗ: tạo cơ hội cho người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó quyền cơ bản nhất của họ là quyền được làm việc nhằm nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng đất nước.

Như vậy, ta thấy được tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm đối với người lao động trong xã hội hiện nay.

Chúc bạn học tập tốt hơn với bài viết “Khái niệm việc làm, vai trò của việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế”.

Video liên quan

Chủ Đề